Bìa sách ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang.
RFA, 02-03-2018
Mạng xã hội Facebook những ngày qua lan truyền bản điện tử cuốn sách Chính Trị Bình Dân của blogger Phạm Đoan Trang viết và hoàn thành vào năm 2017.
Những người tìm đọc và chia sẻ cho nhau thuộc nhiều lứa tuổi, trong đó có nhiều bạn trẻ. Liệu điều đó có cho thấy nhận thức về tương quan chính trị với đời sống xã hội đã đi vào cuộc sống người trẻ ở Việt Nam?
Từ thực tiễn và trực diện
Hệ thống giáo dục Việt Nam đã dành hẳn một môn học được gọi là môn Chính trị và Lý luận chính trị ở chương trình đại học. Và chính tác giả Phạm Đoan Trang cũng dành hẳn một chương để mô tả về “Chính trị là gì?” Trong đó, có một đoạn tác giả định nghĩa: “Chính trị có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội, tương tác xã hội. Chính trị hiện diện ngay trong gia đình, trong mọi nhóm người, mọi cộng đồng, mọi quốc gia.”
Những người quan tâm đến các diễn biến trong xã hội, sau khi chia sẻ thường hay có câu bình luận rằng “Cứ thờ ơ với chính trị đi, chính trị sẽ ‘quan tâm’ đến bạn rất chu đáo”.
Có một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam hiện tại, họ tìm đến và hiểu về chính trị không phải bằng những bài giảng của môn Chính trị học, mà chính từ những trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống.”
Bạn trẻ Huy Jos, người có tiếng nói mạnh mẽ cùng với người dân miền Trung phản đối Formosa là một trong những bạn trẻ ấy. Anh cho biết với suy nghĩ của anh, chính trị là ‘bộ máy chính quyền’. Và người dân thì rất ít cơ hội để hiểu về nó. Chính bản thân anh cũng thế.
“Em chỉ trải qua cuộc sống thì mới biết về chính trị là nhiều, còn sách thì đọc qua ít. Mình thấy những bất công, mà trước tiên mình cũng không nhận thức được chính trị qua những bất công đó, nhưng dần dần tham gia vào những hoạt động, tìm hiểu thêm rồi mình mới biết nó như thế nào. Lúc nhỏ, đâu biết gì là chính trị đâu.”
Va chạm thực tiễn, rồi sau đó kết nối, truyền đạt cho nhau. Đó là cách mà người trẻ trong nước đang sử dụng để học và hiểu về chính trị.
Em chỉ trải qua cuộc sống thì mới biết về chính trị là nhiều, còn sách thì đọc qua ít. Mình thấy những bất công, mà trước tiên mình cũng không nhận thức được chính trị qua những bất công đó, nhưng dần dần tham gia vào những hoạt động, tìm hiểu thêm rồi mình mới biết nó như thế nào. Lúc nhỏ, đâu biết gì là chính trị đâu. – Huy Jos
Cô Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, cho biết cô nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ khi họ nhận ra những bất công trong xã hội.
“Họ nhận thức được, họ biết được và họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình và của mọi người. Nhìn 1 người nào đó, mình nói với họ. Ví dụ người chạy taxi chẳng hạn, mình có thể giải thích với họ là giá xăng tăng như thế, quyền lợi của họ sẽ bị thiệt thòi như thế nào. Ít nhiều họ cũng hiểu.”
Bên cạnh những người tìm đến chính trị vì chính những va chạm thực tiễn, hoặc những lần chứng kiến tận mắt sự bất công trong đời sống xã hội, hoặc chính quyền lợi cá nhân bị ảnh hưởng, thì có một nhóm người khác nhận thức chính trị thông qua tin tức trên mạng xã hội.
Đặc biệt là Facebook trở thành công cụ truyền tin có sức lan toả bật nhất, thì hầu như bất kỳ những sự việc xấu, tốt nào diễn ra trong đời sống hàng ngày đều được truyền đến người dân một cách chi tiết và thẳng thắn nhất. Từ giá xăng dầu, giá điện, giá vé qua trạm BOT, giá bán hoa trái dịp Tết… cho đến những tấm bằng giáo sư nặng ký, hay thảm hoạ ô nhiễm môi trường, tất cả đều được cập nhật nhanh chóng đến người dân trong nước.
Bạn trẻ Nguyễn Xung Lâm, một giáo dân ở Cồn Sẻ chia sẻ ý kiến rằng Facebook chính là một tác động vô cùng rộng lớn. Từ facebook của những nhà hoạt động, nhà đấu tranh, lần lượt có nhiều người tò mò tìm hiểu và biết được thế nào là ‘quyền lợi của người công dân’.
“Chứ thật sự ra để quan tâm chính trị trực diện, nghĩa là họ chủ động tìm đến chính trị khi họ biết vai trò của họ là có quyền quan tâm đến chính trị thì hầu như không có. Cái điều tác động đến các bạn trẻ trực diện nhất hiện tại chính là facebook, tiếng nói của các nhà hoạt động, những người đấu tranh.”
Chính trị bình dân – ngòi nổ ban đầu
Theo nhận xét của Nguyễn Xung Lâm, tuy mỗi ngày, số người bị bắt bớ, giam cầm chỉ vì cất lên tiếng nói ngày càng nhiều, nhưng trên thực tế, số người quan tâm đến chính trị, đặc biệt là những người trẻ, chưa phải là nhiều. Qua cái nhìn của anh, những người ấy vẫn còn bị đóng khung trong một đời sống cá nhân quá chặt. Họ chỉ tìm đến và chủ động tìm hiểu chính trị khi họ biết mình có quyền, có vai trò, có trách nhiệm với quốc gia.
‘Chính trị bình dân’ là 1 cơ sở. Không phải nói là ít, mà là cũng có nhiều cuốn về chính trị, những bài giảng về chính trị nhưng những tài liệu ấy họ ít tiếp cận. Chỉ có những bạn trẻ họ hoạt động trong xã hội công giáo thì không quan ngại. – Nguyễn Xung Lâm
Với Huy Jos, anh cũng nhận thấy vẫn còn rất nhiều người thờ ơ trong nhận thức về chính trị:
“Đa số những người công nhân, học sinh chỉ đi làm rồi đi học, đi chơi làm gì biết đến chính trị như thế nào. Nhắc đến còn sợ. Không khéo nghe mình nói người ta còn chạy.”
Do đó, để trả lời cho câu hỏi về vai trò của những cuốn sách như “Chính Trị Bình Dân” trong việc nâng cao nhận thức và tương quan chính trị của mỗi người dân là như thế nào? Huy Jos nói rằng:
“Nếu nói về chính trị, nếu người dân đọc được quyển sách này thì người dân sẽ nhận thức ra được.”
Nếu nói về chính trị, nếu người dân đọc được quyển sách này thì người dân sẽ nhận thức ra được. Huy Jos
Nguyễn Xung Lâm bày tỏ rằng tuy chưa nhiều, nhưng các bạn trẻ trong nước đã bước đầu hiểu về chính trị bằng sách vở, bài viết trên mạng xã hội.
Và trong những hiệu ứng ấy, ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang là một cơ sở, giữa nhiều những tài liệu về chính trị khác.
“Giới trẻ Việt Nam, cái tương quan của họ với chính trị không được thoải mái và nhạy bén. ‘Chính trị bình dân’ là 1 cơ sở. Không phải nói là ít, mà là cũng có nhiều cuốn về chính trị, những bài giảng về chính trị nhưng những tài liệu ấy họ ít tiếp cận. Chỉ có những bạn trẻ họ hoạt động trong xã hội công giáo thì không quan ngại.”
Anh gọi cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” như một “ngòi nổ ban đầu” để châm lên ngọn lửa soi đường dẫn các bạn trẻ tìm đến những định nghĩa về quyền công dân, quyền con người, quyền sống…Tất cả đều được gom góp trong hai từ “chính trị”.
Rất nhiều những hình thức có vai trò dẫn nhập nhận thức và tương quan chính trị đến với người dân, như mạng xã hội, thực tiễn, sách vở, môi trường sống…
Nhưng qua những người bạn trẻ chúng tôi tiếp xúc, họ đều có chung một nhận định, đó là cho dù mạng xã hội là công cụ mạnh nhất, nhưng chính thực tiễn va chạm mới chính là động lực bộc phát mạnh nhất và rõ ràng nhất về tương quan chính trị trong nhận thức của người trẻ hiện nay.
March 2, 2018
‘Chính Trị Bình Dân’ và nhận thức chính trị của người trẻ Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bìa sách ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang.
RFA, 02-03-2018
Mạng xã hội Facebook những ngày qua lan truyền bản điện tử cuốn sách Chính Trị Bình Dân của blogger Phạm Đoan Trang viết và hoàn thành vào năm 2017.
Những người tìm đọc và chia sẻ cho nhau thuộc nhiều lứa tuổi, trong đó có nhiều bạn trẻ. Liệu điều đó có cho thấy nhận thức về tương quan chính trị với đời sống xã hội đã đi vào cuộc sống người trẻ ở Việt Nam?
Từ thực tiễn và trực diện
Hệ thống giáo dục Việt Nam đã dành hẳn một môn học được gọi là môn Chính trị và Lý luận chính trị ở chương trình đại học. Và chính tác giả Phạm Đoan Trang cũng dành hẳn một chương để mô tả về “Chính trị là gì?” Trong đó, có một đoạn tác giả định nghĩa: “Chính trị có mặt trong tất cả các hoạt động xã hội, tương tác xã hội. Chính trị hiện diện ngay trong gia đình, trong mọi nhóm người, mọi cộng đồng, mọi quốc gia.”
Những người quan tâm đến các diễn biến trong xã hội, sau khi chia sẻ thường hay có câu bình luận rằng “Cứ thờ ơ với chính trị đi, chính trị sẽ ‘quan tâm’ đến bạn rất chu đáo”.
Có một nhóm bạn trẻ ở Việt Nam hiện tại, họ tìm đến và hiểu về chính trị không phải bằng những bài giảng của môn Chính trị học, mà chính từ những trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống.”
Bạn trẻ Huy Jos, người có tiếng nói mạnh mẽ cùng với người dân miền Trung phản đối Formosa là một trong những bạn trẻ ấy. Anh cho biết với suy nghĩ của anh, chính trị là ‘bộ máy chính quyền’. Và người dân thì rất ít cơ hội để hiểu về nó. Chính bản thân anh cũng thế.
“Em chỉ trải qua cuộc sống thì mới biết về chính trị là nhiều, còn sách thì đọc qua ít. Mình thấy những bất công, mà trước tiên mình cũng không nhận thức được chính trị qua những bất công đó, nhưng dần dần tham gia vào những hoạt động, tìm hiểu thêm rồi mình mới biết nó như thế nào. Lúc nhỏ, đâu biết gì là chính trị đâu.”
Va chạm thực tiễn, rồi sau đó kết nối, truyền đạt cho nhau. Đó là cách mà người trẻ trong nước đang sử dụng để học và hiểu về chính trị.
Cô Nguyễn Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, người hiện đang bị giam giữ với cáo buộc là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, cho biết cô nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ khi họ nhận ra những bất công trong xã hội.
“Họ nhận thức được, họ biết được và họ dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình và của mọi người. Nhìn 1 người nào đó, mình nói với họ. Ví dụ người chạy taxi chẳng hạn, mình có thể giải thích với họ là giá xăng tăng như thế, quyền lợi của họ sẽ bị thiệt thòi như thế nào. Ít nhiều họ cũng hiểu.”
Bên cạnh những người tìm đến chính trị vì chính những va chạm thực tiễn, hoặc những lần chứng kiến tận mắt sự bất công trong đời sống xã hội, hoặc chính quyền lợi cá nhân bị ảnh hưởng, thì có một nhóm người khác nhận thức chính trị thông qua tin tức trên mạng xã hội.
Đặc biệt là Facebook trở thành công cụ truyền tin có sức lan toả bật nhất, thì hầu như bất kỳ những sự việc xấu, tốt nào diễn ra trong đời sống hàng ngày đều được truyền đến người dân một cách chi tiết và thẳng thắn nhất. Từ giá xăng dầu, giá điện, giá vé qua trạm BOT, giá bán hoa trái dịp Tết… cho đến những tấm bằng giáo sư nặng ký, hay thảm hoạ ô nhiễm môi trường, tất cả đều được cập nhật nhanh chóng đến người dân trong nước.
Bạn trẻ Nguyễn Xung Lâm, một giáo dân ở Cồn Sẻ chia sẻ ý kiến rằng Facebook chính là một tác động vô cùng rộng lớn. Từ facebook của những nhà hoạt động, nhà đấu tranh, lần lượt có nhiều người tò mò tìm hiểu và biết được thế nào là ‘quyền lợi của người công dân’.
“Chứ thật sự ra để quan tâm chính trị trực diện, nghĩa là họ chủ động tìm đến chính trị khi họ biết vai trò của họ là có quyền quan tâm đến chính trị thì hầu như không có. Cái điều tác động đến các bạn trẻ trực diện nhất hiện tại chính là facebook, tiếng nói của các nhà hoạt động, những người đấu tranh.”
Chính trị bình dân – ngòi nổ ban đầu
Theo nhận xét của Nguyễn Xung Lâm, tuy mỗi ngày, số người bị bắt bớ, giam cầm chỉ vì cất lên tiếng nói ngày càng nhiều, nhưng trên thực tế, số người quan tâm đến chính trị, đặc biệt là những người trẻ, chưa phải là nhiều. Qua cái nhìn của anh, những người ấy vẫn còn bị đóng khung trong một đời sống cá nhân quá chặt. Họ chỉ tìm đến và chủ động tìm hiểu chính trị khi họ biết mình có quyền, có vai trò, có trách nhiệm với quốc gia.
Với Huy Jos, anh cũng nhận thấy vẫn còn rất nhiều người thờ ơ trong nhận thức về chính trị:
“Đa số những người công nhân, học sinh chỉ đi làm rồi đi học, đi chơi làm gì biết đến chính trị như thế nào. Nhắc đến còn sợ. Không khéo nghe mình nói người ta còn chạy.”
Do đó, để trả lời cho câu hỏi về vai trò của những cuốn sách như “Chính Trị Bình Dân” trong việc nâng cao nhận thức và tương quan chính trị của mỗi người dân là như thế nào? Huy Jos nói rằng:
“Nếu nói về chính trị, nếu người dân đọc được quyển sách này thì người dân sẽ nhận thức ra được.”
Nguyễn Xung Lâm bày tỏ rằng tuy chưa nhiều, nhưng các bạn trẻ trong nước đã bước đầu hiểu về chính trị bằng sách vở, bài viết trên mạng xã hội.
Và trong những hiệu ứng ấy, ‘Chính trị bình dân’ của blogger Phạm Đoan Trang là một cơ sở, giữa nhiều những tài liệu về chính trị khác.
“Giới trẻ Việt Nam, cái tương quan của họ với chính trị không được thoải mái và nhạy bén. ‘Chính trị bình dân’ là 1 cơ sở. Không phải nói là ít, mà là cũng có nhiều cuốn về chính trị, những bài giảng về chính trị nhưng những tài liệu ấy họ ít tiếp cận. Chỉ có những bạn trẻ họ hoạt động trong xã hội công giáo thì không quan ngại.”
Anh gọi cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” như một “ngòi nổ ban đầu” để châm lên ngọn lửa soi đường dẫn các bạn trẻ tìm đến những định nghĩa về quyền công dân, quyền con người, quyền sống…Tất cả đều được gom góp trong hai từ “chính trị”.
Rất nhiều những hình thức có vai trò dẫn nhập nhận thức và tương quan chính trị đến với người dân, như mạng xã hội, thực tiễn, sách vở, môi trường sống…
Nhưng qua những người bạn trẻ chúng tôi tiếp xúc, họ đều có chung một nhận định, đó là cho dù mạng xã hội là công cụ mạnh nhất, nhưng chính thực tiễn va chạm mới chính là động lực bộc phát mạnh nhất và rõ ràng nhất về tương quan chính trị trong nhận thức của người trẻ hiện nay.