Nếu dự thảo Luật về Hội được thông qua vào lúc này nhưng giữ nguyên nội dung của thời điểm cuối năm 2016, không thể nói khác hơn là đó là “luật phản động” – như cách nói của luật sư Trần Vũ Hải.
Tháng Hai năm 2018, một lần nữa chính quyền Việt Nam tái khởi động chuỗi “hội thảo Luật về Hội”, được phát pháo bằng cuộc hội thảo “hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội” do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam vào buổi sáng ngày 1/3/2018.
Trong cuộc hội thảo trên, chính một quan chức là ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 13, cũng phải cho rằng tuy Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, nhưng dự thảo luật quy định quyền lập hội của công dân còn quá khiêm tốn. Điều 3 của dự thảo luật mới quy định chung về quyền lập hội của công dân. Nhưng tại các chương, điều sau của dự thảo thảo luật có rất ít quy định cụ thể về các quyền này. Hơn nữa, việc quy định cụ thể các quyền của công dân, như sáng lập hội, đăng ký thành lập hội, gia nhập hội, hoạt động hội, lãnh đạo, điều hành hoạt động của hội và quyền ra khỏi hội còn tản mạn ở các điều, còn rất hạn chế, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa thể hiện đúng bản chất quyền lập hội của công dân là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013…
Vào cuối năm 2016, trong bối cảnh Luật về Hội bất ngờ bị hoãn lại và bị chỉ trích dữ dội vì chứa đựng nhiều nội dung không những không thực thi quyền dân mà còn nhằm trấn áp quyền dân, ngay trên Tạp chí Tuyên giáo (thuộc Ban Tuyên giáo trung ương) đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Dự thảo Luật về hội còn những điểm “sai lệch” cần tháo gỡ”.
Bản tin trên có đoạn kết: “Kết luận Hội thảo, ông Thang Văn Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học hành chính nhất trí với các ý kiến đề xuất của các chuyên gia và khẳng định rằng, nếu Dự thảo Luật về hội lần này được Quốc hội thông qua mà không tiếp tục được chỉnh sửa, sẽ không đạt được mục tiêu thể chế hóa quyền lập hội của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật lần này chưa thể hiện đầy đủ tính pháp lý tối thượng của quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; thiếu tính kế thừa của Luật gốc. E rằng, nếu được thông qua, Luật về hội sẽ gặp sự phản ứng của cộng đồng xã hội. Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến và có bản kiến nghị chung tới các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất, trước khi dẫn đến việc thông qua Luật này. Trong đó, thể hiện rõ nội dung đề nghị Quốc hội cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện Dự thảo Luật và có thể để lùi lại việc thông qua vào kỳ họp sau trong năm 2017”.
Quả thực, bản dự luật về Hội được tung ra vào trung tuần tháng 10/2016 với nhiều điều khoản không chỉ quá thiên về hoạt động quản lý nhà nước, mà còn tiêu biểu quá rõ ràng cho ý đồ “siết” đối với Xã hội dân sự.
Một chi tiết gây nghi ngờ rất lớn là có khá nhiều nội dung “phong phú” đã được một bàn tay bí mật nào đó nhét vào dự thảo mới nhất, trong đó có những quy định “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”…
Khi đó, nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết năm 1982. Thậm chí quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định tương tự ở Trung Quốc, và gần giống với nước Nga thời Putin.
Trong thời gian qua, một số nghiên cứu và phân tích từ xã hội dân sự đã cho thấy Nghị định số 45 của Chính phủ Việt Nam về quản lý hội đoàn có nhiều vết tích được cho là lấy từ nguồn gốc những văn bản pháp quy về cùng đối tượng ở Trung Quốc.
Vào cuối năm 2016, một dấu hỏi rất lớn bật ra: bàn tay bí mật nào ở Việt Nam đã cố tình sao chép các quy định của Trung Quốc vào Nghị định 45 trước đây và nhét vào dự thảo mới nhất của luật về Hội?
Cho tới tận giờ đây, câu hỏi trên vẫn chưa được giải đáp, dù suy luận theo logic đơn giản nhất thì chính Bộ Công an – “thủ phạm” thường xuên tổ chức đàn áp biểu tình vì dân sinh của dân chúng và các cuộc tụ tập chính đáng của người dân và xã hội dân sự – hẳn phải là bàn tay bí mật đã làm Luật về Hội bị méo mó hẳn.
Liệu tới đây, Ủy ban Thường vụ quốc hội có bỏ được thói quen “gật kinh niên” để đưa dự thảo Luật về Hội vào chương trình nghị sự của mình, nhưng quan trọng hơn tất thảy là loại bỏ được những nội dung trái lòng dân trong dự thảo này?
March 5, 2018
Dự Luật về Hội: Những nội dung ‘phản động’ nào phải được thay thế?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tháng Hai năm 2018, một lần nữa chính quyền Việt Nam tái khởi động chuỗi “hội thảo Luật về Hội”, được phát pháo bằng cuộc hội thảo “hội thảo đóng góp ý kiến cho dự án Luật Về hội” do Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfam vào buổi sáng ngày 1/3/2018.
Trong cuộc hội thảo trên, chính một quan chức là ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá 13, cũng phải cho rằng tuy Điều 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, nhưng dự thảo luật quy định quyền lập hội của công dân còn quá khiêm tốn. Điều 3 của dự thảo luật mới quy định chung về quyền lập hội của công dân. Nhưng tại các chương, điều sau của dự thảo thảo luật có rất ít quy định cụ thể về các quyền này. Hơn nữa, việc quy định cụ thể các quyền của công dân, như sáng lập hội, đăng ký thành lập hội, gia nhập hội, hoạt động hội, lãnh đạo, điều hành hoạt động của hội và quyền ra khỏi hội còn tản mạn ở các điều, còn rất hạn chế, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa thể hiện đúng bản chất quyền lập hội của công dân là một trong những quyền chính trị quan trọng của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013…
Vào cuối năm 2016, trong bối cảnh Luật về Hội bất ngờ bị hoãn lại và bị chỉ trích dữ dội vì chứa đựng nhiều nội dung không những không thực thi quyền dân mà còn nhằm trấn áp quyền dân, ngay trên Tạp chí Tuyên giáo (thuộc Ban Tuyên giáo trung ương) đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Dự thảo Luật về hội còn những điểm “sai lệch” cần tháo gỡ”.
Bản tin trên có đoạn kết: “Kết luận Hội thảo, ông Thang Văn Phúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học hành chính nhất trí với các ý kiến đề xuất của các chuyên gia và khẳng định rằng, nếu Dự thảo Luật về hội lần này được Quốc hội thông qua mà không tiếp tục được chỉnh sửa, sẽ không đạt được mục tiêu thể chế hóa quyền lập hội của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Dự thảo Luật lần này chưa thể hiện đầy đủ tính pháp lý tối thượng của quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định; thiếu tính kế thừa của Luật gốc. E rằng, nếu được thông qua, Luật về hội sẽ gặp sự phản ứng của cộng đồng xã hội. Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổng hợp các ý kiến và có bản kiến nghị chung tới các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất, trước khi dẫn đến việc thông qua Luật này. Trong đó, thể hiện rõ nội dung đề nghị Quốc hội cân nhắc, dành thêm thời gian để hoàn thiện Dự thảo Luật và có thể để lùi lại việc thông qua vào kỳ họp sau trong năm 2017”.
Quả thực, bản dự luật về Hội được tung ra vào trung tuần tháng 10/2016 với nhiều điều khoản không chỉ quá thiên về hoạt động quản lý nhà nước, mà còn tiêu biểu quá rõ ràng cho ý đồ “siết” đối với Xã hội dân sự.
Một chi tiết gây nghi ngờ rất lớn là có khá nhiều nội dung “phong phú” đã được một bàn tay bí mật nào đó nhét vào dự thảo mới nhất, trong đó có những quy định “Không được nhận tài trợ, liên kết với tổ chức nước ngoài”, “Người nước ngoài ở Việt Nam không được lập hội”, “Lãnh đạo hội phải được nhà nước phê chuẩn”…
Khi đó, nỗi lo lắng của nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã không thừa: cuối cùng thì chính quyền cũng tìm cách nhúng tay vào để ngăn cản thô bạo hoạt động tự do lập hội của công dân, cho dù tự do lập hội là một thứ quyền đã được quy định rất rõ trong hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết năm 1982. Thậm chí quy định về không cho người nước ngoài được lập hội lại khá giống với quy định tương tự ở Trung Quốc, và gần giống với nước Nga thời Putin.
Trong thời gian qua, một số nghiên cứu và phân tích từ xã hội dân sự đã cho thấy Nghị định số 45 của Chính phủ Việt Nam về quản lý hội đoàn có nhiều vết tích được cho là lấy từ nguồn gốc những văn bản pháp quy về cùng đối tượng ở Trung Quốc.
Vào cuối năm 2016, một dấu hỏi rất lớn bật ra: bàn tay bí mật nào ở Việt Nam đã cố tình sao chép các quy định của Trung Quốc vào Nghị định 45 trước đây và nhét vào dự thảo mới nhất của luật về Hội?
Cho tới tận giờ đây, câu hỏi trên vẫn chưa được giải đáp, dù suy luận theo logic đơn giản nhất thì chính Bộ Công an – “thủ phạm” thường xuên tổ chức đàn áp biểu tình vì dân sinh của dân chúng và các cuộc tụ tập chính đáng của người dân và xã hội dân sự – hẳn phải là bàn tay bí mật đã làm Luật về Hội bị méo mó hẳn.
Liệu tới đây, Ủy ban Thường vụ quốc hội có bỏ được thói quen “gật kinh niên” để đưa dự thảo Luật về Hội vào chương trình nghị sự của mình, nhưng quan trọng hơn tất thảy là loại bỏ được những nội dung trái lòng dân trong dự thảo này?