Ngay cả sự cam kết, hoặc hiểu một cách dễ dãi nhất thì chỉ là lời hứa hẹn cho qua chuyện của chính thể Việt Nam về “đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất”, cũng chẳng có cơ sở nào để được tin cậy vào độ xác tín của nó.
Lý do đơn giản là một lần nữa trong nhiều lần từ quá khứ Hiệp định TPP đến hiện tại đàm phán EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU), giới chóp bu Việt Nam vẫn ém nhẹm toàn bộ thông tin về những vòng đàm phán giữa chính thể này với Liên minh châu Âu (EU) về EVFTA và cam kết mới nhất về sự cần thiết phải có công đoàn độc lập do Đại sứ Vương Thừa Phong – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU – đưa ra.
Những tin tức mới nhất về EVFTA và công đoàn độc lập chỉ được dẫn lại bởi người dịch kiêm nhà báo Phương Thảo ở Hà Lan (hội viên hội Nhà báo độc lập Việt Nam) từ trang Borderlex, và nhà quan sát Hiếu Bá Linh từ Đức dẫn Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine về phiên họp điều trần xem xét tình hình tiến triển của Hiệp định EVFTA do Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) tổ chức ngày 20/2/2018 tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels (thủ đô nước Bỉ).
Trong khi đó ở Việt Nam, hệ thống tuyên giáo đảng và báo đảng lẫn báo nhà nước chỉ tuyên truyền về triển vọng “EVFTA sắp được EU phê chuẩn và sẽ triển khai trong thời gian tới”. Không hề có một câu chữ nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân!
Hãy nhìn lại TPP để suy ra thân phận công đoàn độc lập trong EVFTA.
Từ tháng 11/2015 khi báo chí nhà nước Việt Nam ồn ào thông tin về “Công bố toàn văn Hiệp định TPP”, đến nay đã không có bất cứ thông tin nào về công đoàn độc lập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay Bộ Công Thương vẫn như giấu biệt nội dung về định chế này.
Những tin tức về nội hàm của công đoàn độc lập như một thành phần không thể thiếu trong TPP lại vẫn chỉ được đăng tải bởi các hãng báo đài quốc tế và mạng xã hội.
Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký kết.
Cho đến khi đó, đã có thể cho rằng có vẻ Tổng Thống Obama đã bị giới chóp bu khôn lỏi của Việt Nam làm cho mắc lỡm.
Vào tháng Năm năm 2015, trong lúc Bộ ngoại giao của Việt Nam tất bật chuẩn bị cho chuyến công du Washington của Tổng bí thư Trọng với kỳ vọng ông Trọng sẽ được tổng thống Mỹ đón tiếp ngay tại Phòng Bầu Dục cùng những nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, ông Obama bất ngờ tiết lộ mang tính khẳng định trong một lần đến thăm trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon): “Lần đầu tiên, Việt Nam thậm chí sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.”
Nhưng một năm sau khi Obama đặt chân đến Hà Nội và thậm chí còn tặng cho Việt Nam món quà hết sức có ý nghĩa là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đã chẳng hề có sự thay đổi nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân. Báo chí nhà nước Việt Nam vẫn cấm khẩu với từ “công đoàn độc lập”, trong lúc có thông tin cho biết các cơ quan về lao động như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã không nhận được chỉ thị nào của Chính phủ và đảng về triển khai Công đoàn độc lập, mà chỉ có những động tác nâng cao vai trò công đoàn nhà nước” như một cách đối phó thuần túy với quốc tế.
Những bằng chứng về việc che giấu thông tin về công đoàn độc lập trong TPP cho thấy rất nhiều khả năng chính quyền Việt Nam muốn đạt được TPP trước rồi mới ngó ngàng đến cam kết của họ về triển khai công đoàn độc lập. Cam kết này được nêu ra vào năm 2015 và dự kiến đến năm 2016 thì TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn và đi vào hoạt động vào năm 2017. Như vậy, “độ trễ” của việc Việt Nam “hoàn tất công ước về công đoàn độc lập” (chứ chưa triển khai) là vào khoảng năm 2017.
Còn giờ đây, có khả năng chính quyền Việt Nam đang áp dụng “bài” của TPP cho EVFTA, khi đưa ra hứa hẹn “đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất”.
Trong trường hợp Việt Nam đáp ứng EU một số đòi hỏi về cải thiện nhân quyền, EVFTA có thể được Quốc hội châu Âu phê chuẩn vào khoảng năm 2019, chứ không phải là năm 2018 như thời điểm mà giới chóp bu Việt Nam kỳ vọng. Như vậy, chính quyền Việt Nam sẽ chỉ hoàn tất công ước về công đoàn độc lập một năm sau đó, tức vào năm 2020, với độ trễ từ lúc hứa hẹn đến lúc hoàn tất là 2 năm như “kịch bản công đoàn độc lập trong TPP”.
Tuy thế và ứng với truyền thống hứa hẹn vô thiên lủng nhưng đã rất nhiều lần nuốt lời, vẫn chẳng có gì chắc chắn là chính quyền Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện công ước về công đoàn độc lập sau khi chính quyền này đạt được ECFTA, nếu EU không biết cách chế tài Việt Nam một cách nghiêm ngặt.
March 6, 2018
Vì sao Việt Nam hứa tháng 10/2020 mới hoàn tất Công ước công đoàn độc lập?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Lý do đơn giản là một lần nữa trong nhiều lần từ quá khứ Hiệp định TPP đến hiện tại đàm phán EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU), giới chóp bu Việt Nam vẫn ém nhẹm toàn bộ thông tin về những vòng đàm phán giữa chính thể này với Liên minh châu Âu (EU) về EVFTA và cam kết mới nhất về sự cần thiết phải có công đoàn độc lập do Đại sứ Vương Thừa Phong – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU – đưa ra.
Những tin tức mới nhất về EVFTA và công đoàn độc lập chỉ được dẫn lại bởi người dịch kiêm nhà báo Phương Thảo ở Hà Lan (hội viên hội Nhà báo độc lập Việt Nam) từ trang Borderlex, và nhà quan sát Hiếu Bá Linh từ Đức dẫn Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine về phiên họp điều trần xem xét tình hình tiến triển của Hiệp định EVFTA do Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (INTA) tổ chức ngày 20/2/2018 tại trụ sở Nghị viện châu Âu ở Brussels (thủ đô nước Bỉ).
Trong khi đó ở Việt Nam, hệ thống tuyên giáo đảng và báo đảng lẫn báo nhà nước chỉ tuyên truyền về triển vọng “EVFTA sắp được EU phê chuẩn và sẽ triển khai trong thời gian tới”. Không hề có một câu chữ nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân!
Hãy nhìn lại TPP để suy ra thân phận công đoàn độc lập trong EVFTA.
Từ tháng 11/2015 khi báo chí nhà nước Việt Nam ồn ào thông tin về “Công bố toàn văn Hiệp định TPP”, đến nay đã không có bất cứ thông tin nào về công đoàn độc lập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay Bộ Công Thương vẫn như giấu biệt nội dung về định chế này.
Những tin tức về nội hàm của công đoàn độc lập như một thành phần không thể thiếu trong TPP lại vẫn chỉ được đăng tải bởi các hãng báo đài quốc tế và mạng xã hội.
Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký kết.
Cho đến khi đó, đã có thể cho rằng có vẻ Tổng Thống Obama đã bị giới chóp bu khôn lỏi của Việt Nam làm cho mắc lỡm.
Vào tháng Năm năm 2015, trong lúc Bộ ngoại giao của Việt Nam tất bật chuẩn bị cho chuyến công du Washington của Tổng bí thư Trọng với kỳ vọng ông Trọng sẽ được tổng thống Mỹ đón tiếp ngay tại Phòng Bầu Dục cùng những nghi lễ dành cho nguyên thủ quốc gia, ông Obama bất ngờ tiết lộ mang tính khẳng định trong một lần đến thăm trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon): “Lần đầu tiên, Việt Nam thậm chí sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.”
Nhưng một năm sau khi Obama đặt chân đến Hà Nội và thậm chí còn tặng cho Việt Nam món quà hết sức có ý nghĩa là Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đã chẳng hề có sự thay đổi nào về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân. Báo chí nhà nước Việt Nam vẫn cấm khẩu với từ “công đoàn độc lập”, trong lúc có thông tin cho biết các cơ quan về lao động như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã không nhận được chỉ thị nào của Chính phủ và đảng về triển khai Công đoàn độc lập, mà chỉ có những động tác nâng cao vai trò công đoàn nhà nước” như một cách đối phó thuần túy với quốc tế.
Những bằng chứng về việc che giấu thông tin về công đoàn độc lập trong TPP cho thấy rất nhiều khả năng chính quyền Việt Nam muốn đạt được TPP trước rồi mới ngó ngàng đến cam kết của họ về triển khai công đoàn độc lập. Cam kết này được nêu ra vào năm 2015 và dự kiến đến năm 2016 thì TPP sẽ được Quốc hội Mỹ phê chuẩn và đi vào hoạt động vào năm 2017. Như vậy, “độ trễ” của việc Việt Nam “hoàn tất công ước về công đoàn độc lập” (chứ chưa triển khai) là vào khoảng năm 2017.
Còn giờ đây, có khả năng chính quyền Việt Nam đang áp dụng “bài” của TPP cho EVFTA, khi đưa ra hứa hẹn “đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất”.
Trong trường hợp Việt Nam đáp ứng EU một số đòi hỏi về cải thiện nhân quyền, EVFTA có thể được Quốc hội châu Âu phê chuẩn vào khoảng năm 2019, chứ không phải là năm 2018 như thời điểm mà giới chóp bu Việt Nam kỳ vọng. Như vậy, chính quyền Việt Nam sẽ chỉ hoàn tất công ước về công đoàn độc lập một năm sau đó, tức vào năm 2020, với độ trễ từ lúc hứa hẹn đến lúc hoàn tất là 2 năm như “kịch bản công đoàn độc lập trong TPP”.
Tuy thế và ứng với truyền thống hứa hẹn vô thiên lủng nhưng đã rất nhiều lần nuốt lời, vẫn chẳng có gì chắc chắn là chính quyền Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện công ước về công đoàn độc lập sau khi chính quyền này đạt được ECFTA, nếu EU không biết cách chế tài Việt Nam một cách nghiêm ngặt.