Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình vào tháng 12 năm 2008 sau khi bị buộc tội cướp tài sản và giết người. Năm 2015, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kêu gọi xem xét lại vụ việc của anh sau khi phát hiện ra rằng việc kết án là kết quả của các sai sót nghiêm trọng về thủ tục trong quá trình tố tụng của vụ án. Ngày 7/12/ 2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Long An đã thúc đẩy việc thi hành án tử hình anh trong một bài phát biểu trên truyền hình.
Amnesty International, ngày 14/3/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Hồ Duy Hải đã bị bắt vào tháng 3 năm 2008 và 9 tháng sau bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An kết tội cướp tài sản và giết người, án tù 5 năm và án tử hình tương ứng, kết quả tổng hợp là bị kết án tử hình. Anh ta bị giam tại Trại tạm giam Long An ở tỉnh Long An.
Sau khi giám thị trưởng Trại tạm giam Long An đã từ chối không cho mẹ của Hồ Duy Hai tiếp cận với anh trong tù, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 của Bộ Công an xác nhận vào ngày 27/2/2015 quyền của bà được thăm anh. Mặc dù lúc đầu chỉ được phép nhìn thấy anh ta trong 15 phút, bà mẹ vẫn được phép nói chuyện với anh ta trong 30 phút, mỗi tháng một lần, và cuộc đàm thoại của họ đã bị nghe lén ít nhất bởi 10 sỹ quan công an. Bà tiếp tục bị buộc phải ký vào một văn bản cam kết không nói về vụ việc. Mặc dù lo ngại về sự suy giảm sức khoẻ nghiêm trọng mà kết quả là giảm cân, Hồ Duy Hải vẫn chưa được bác sĩ điều trị kể từ khi bị giam giữ. Kể từ phiên phúc thẩm ngày 28/4/2009, các luật sư của anh vẫn tiếp tục bị từ chối gặp anh ta trong tù.
Ngày thi hành án tử hình của Hồ Duy Hải được lên kế hoạch vào ngày 5/12/ 2014, nhưng ngày hôm đó thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký lệnh ngưng thực hiện một ngày trước khi bản án được thực hiện. Ngày 10/2/ 2015, Ủy ban về Tư pháp của Quốc hội chịu trách nhiệm điều tra những cáo buộc về các vụ án oan, đã đưa ra một báo cáo sau khi điều tra lại vụ việc của Hải, kết luận rằng trong cả hai vụ xử cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không xem xét chứng cớ ngoại phạm của anh mà dựa trên các vi phạm nghiêm trọng về Bộ luật Tố tụng Hình sự. Uỷ ban này kêu gọi trường hợp của ông được xem xét kháng cáo theo Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Ngày 7/12/ 2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An đã một lần nữa thúc giục việc thi hành án tử hình của Hải trong mộtcuộc họp có sự tham gia của nhiều quan chức của tỉnh và trung ương, cáo buộc rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc thực hiện án tử hình sẽ “ảnh hưởng đến an ninh địa phương.” Đề nghị của ông Viện trưởng này cần được phê duyệt ở cấp nhà nướcđể có thể tiến hành.
Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng ngôn ngữ của bạn, kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Xoá bỏ hai bản án của Hồ Duy Hải vì cả hai bản án là kết quả của những phiên toà không đạt tiêu chuẩn quốc tế về việc xét xử công bằng mà anh không thể kháng cáo lên Toà án Nhân dân Tối cao;
Đảm bảo rằng anh ta không bị tra tấn và ngược đãi khác và được thường xuyên thăm gặp bởi gia đình và luật sư và chăm sóc y tế thường xuyên và thường xuyên và được tái phúc thẩm mà không phải chịu án tử hình;
Ngay lập tức đình chỉ tất cả các vụ hành quyết nhằm chấm dứt hình phạt tử hình, phù hợp với sáu nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua từ năm 2007.
Xin gửi kiến nghị thư trước ngày 24/4/2018 đến:
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Số 2 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.
Hãy kiểm tra với văn phòng bưu điện tại khu vực của bạn nếu kiến nghị dược gửi sau ngày nêu trên.
Ngày 1/12/2008, Toà án Nhân dân tỉnh Long An đã kết án Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999- BLHS 1999) và giết người (Điều 93 BLHS 1999) đối với hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi ở thành phố Hồ Chí Minh,và kết án anh ta với bản án tử hình. Điều 55 (1) (d) của BLHS 1999 quy định rằng nếu bị nhiều án mà có cả án tử hình thì bảnán gộp lại sẽ là án tử hình. Ngày 28/4/ 2009, phiên toà phúc thẩm thực hiện bởi Toà án Nhân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã y án tử hình.
Hồ Duy Hải đã nhiều lần yêu cầu mẹ kiến nghị chuyển khỏi Trại tạm giam Long An vì tại đây, anh bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và mất cân nặng mà mẹ anh tin rằng anh đã bị đối xử tàn nhẫn.
Việc bị tra tấn và nhiều hành vi ngược đãi khác, bao gồm biệt giam, giam giữ kéo dài, đánh đập, từ chối điều trị y tế, đều bị cấm theo luật quốc tế nhưng vẫn được nhiều cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện. Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, với việc các tù nhân bị từ chối cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế đầy đủ, thiếu các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Quy tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về Đối xử với Tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác.
Các số liệu thống kê chính thức về việc áp dụng án tử hình vẫn được coi như là một bí mật nhà nước ở Việt Nam. Án tử hình tiếp tục được áp dụng cho tội phạm liên quan đến ma túy và tham nhũng. Vào năm 2017, báo cáo về các vụ hành quyết trên các phương tiện truyền thông là rất hiếm, nhưng Ân xá Quốc tế tin rằng hàng loạt vụ hành quyết vẫn tiếp tục được tiến hành hàng năm. Một báo cáo của Bộ Công an Việt Nam được công bố vào tháng 2 năm 2017 lần đầu tiên cho thấy Việt Nam là quốc gia thực hiện nhiều án tử hình thứ 3 trên thế giới, với 429 tù nhân đã bị tử hình từ ngày 6/8/2013 đến ngày 30/6/2016. Tuy nhiên, không có bất kỳ báo cáo về số liệu theo từng năm. Bản báo cáo cũng cho biết năm trung tâm hành quyết bằng thuốc độcđược xây dựng từ năm 2013. Hơn 600 người được cho là bị kết án tử hình vào cuối năm 2017.
Vào năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua việc sửa đổi BLHS, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/ 2018. Điều 40 của BLHS mới nói rằng “tử hình là mức án đặc biệt áp dụng cho những người phạm tội cực kỳ nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và một số tội ác cực kỳ nghiêm trọng khác được xác định trong tài liệu này. ” Mặc dù việc sửa đổi đã làm giảm phạm vi hình phạt tử hình đối với một số hành vi phạm tội, giết người, tham ô và tội phạm về ma túy, những tội phạm thường bị trừng trị bằng án tử hình, do đó vẫn bị giữ lại. BLHS không áp đặt hình phạt tử hình bắt buộc và có đưa ra những hình phạt thay thế, ví dụ: án tù chung thân. Các tòa án được hướng dẫn để xem xét tất cả các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong quá trình kết án, cho phép họ sử dụng các hình phạt thay thế ít hà khắc hơn. Các tội phạm về ma tuý và các tội phạm kinh tế không đạt đến ngưỡng “những tội ác nghiêm trọng nhất” mà việc sử dụng án tử hình phải bị hạn chế theo luật quốc tế ở các quốc gia chưa bị bãi bỏ.
Việt Nam đã phê chuẩn công ước chống tra tấn nhưng không phải là quốc gia ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cũng như Nghị định thư Tùy chọn của công ước này. Ân xá Quốc tế phản đối việc áp dụng án tử hình trong mọi trường hợp, không có ngoại lệ bất kể bản chất hoặc hoàn cảnh của tội phạm; phạm tội, vô tội hoặc các đặc tính khác của cá nhân; hoặc phương pháp được sử dụng bởi nhà nước để thực hiện án tử hình.
March 16, 2018
Hành động khẩn cấp: Hồ Duy Hải có thể bị thi hành án tử hình sau 10 năm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hồ Duy Hải đã bị kết án tử hình vào tháng 12 năm 2008 sau khi bị buộc tội cướp tài sản và giết người. Năm 2015, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kêu gọi xem xét lại vụ việc của anh sau khi phát hiện ra rằng việc kết án là kết quả của các sai sót nghiêm trọng về thủ tục trong quá trình tố tụng của vụ án. Ngày 7/12/ 2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Long An đã thúc đẩy việc thi hành án tử hình anh trong một bài phát biểu trên truyền hình.
Hồ Duy Hải đã bị bắt vào tháng 3 năm 2008 và 9 tháng sau bị Tòa án Nhân dân tỉnh Long An kết tội cướp tài sản và giết người, án tù 5 năm và án tử hình tương ứng, kết quả tổng hợp là bị kết án tử hình. Anh ta bị giam tại Trại tạm giam Long An ở tỉnh Long An.
Sau khi giám thị trưởng Trại tạm giam Long An đã từ chối không cho mẹ của Hồ Duy Hai tiếp cận với anh trong tù, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 của Bộ Công an xác nhận vào ngày 27/2/2015 quyền của bà được thăm anh. Mặc dù lúc đầu chỉ được phép nhìn thấy anh ta trong 15 phút, bà mẹ vẫn được phép nói chuyện với anh ta trong 30 phút, mỗi tháng một lần, và cuộc đàm thoại của họ đã bị nghe lén ít nhất bởi 10 sỹ quan công an. Bà tiếp tục bị buộc phải ký vào một văn bản cam kết không nói về vụ việc. Mặc dù lo ngại về sự suy giảm sức khoẻ nghiêm trọng mà kết quả là giảm cân, Hồ Duy Hải vẫn chưa được bác sĩ điều trị kể từ khi bị giam giữ. Kể từ phiên phúc thẩm ngày 28/4/2009, các luật sư của anh vẫn tiếp tục bị từ chối gặp anh ta trong tù.
Ngày thi hành án tử hình của Hồ Duy Hải được lên kế hoạch vào ngày 5/12/ 2014, nhưng ngày hôm đó thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký lệnh ngưng thực hiện một ngày trước khi bản án được thực hiện. Ngày 10/2/ 2015, Ủy ban về Tư pháp của Quốc hội chịu trách nhiệm điều tra những cáo buộc về các vụ án oan, đã đưa ra một báo cáo sau khi điều tra lại vụ việc của Hải, kết luận rằng trong cả hai vụ xử cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không xem xét chứng cớ ngoại phạm của anh mà dựa trên các vi phạm nghiêm trọng về Bộ luật Tố tụng Hình sự. Uỷ ban này kêu gọi trường hợp của ông được xem xét kháng cáo theo Điều 273 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Ngày 7/12/ 2017, Viện trưởng Viện Kiểm sát Long An đã một lần nữa thúc giục việc thi hành án tử hình của Hải trong mộtcuộc họp có sự tham gia của nhiều quan chức của tỉnh và trung ương, cáo buộc rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc thực hiện án tử hình sẽ “ảnh hưởng đến an ninh địa phương.” Đề nghị của ông Viện trưởng này cần được phê duyệt ở cấp nhà nướcđể có thể tiến hành.
Hãy viết ngay bằng tiếng Việt, Anh hoặc bằng ngôn ngữ của bạn, kêu gọi chính quyền Việt Nam:
Xoá bỏ hai bản án của Hồ Duy Hải vì cả hai bản án là kết quả của những phiên toà không đạt tiêu chuẩn quốc tế về việc xét xử công bằng mà anh không thể kháng cáo lên Toà án Nhân dân Tối cao;
Đảm bảo rằng anh ta không bị tra tấn và ngược đãi khác và được thường xuyên thăm gặp bởi gia đình và luật sư và chăm sóc y tế thường xuyên và thường xuyên và được tái phúc thẩm mà không phải chịu án tử hình;
Ngay lập tức đình chỉ tất cả các vụ hành quyết nhằm chấm dứt hình phạt tử hình, phù hợp với sáu nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua từ năm 2007.
Xin gửi kiến nghị thư trước ngày 24/4/2018 đến:
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Số 2 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Fax: +844 437 335 256
Email: webmaster@president.gov .vn
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
44 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam
Fax: + 844 3823 1872
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguoiphatngonchinhphu@c hinhphu.vn
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn
Đồng thời gửi bản sao cho các đại diện ngoại giao được công nhận tại nước bạn.
Hãy kiểm tra với văn phòng bưu điện tại khu vực của bạn nếu kiến nghị dược gửi sau ngày nêu trên.
Thông tin bổ sung
Ngày 1/12/2008, Toà án Nhân dân tỉnh Long An đã kết án Hồ Duy Hải về tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999- BLHS 1999) và giết người (Điều 93 BLHS 1999) đối với hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi ở thành phố Hồ Chí Minh,và kết án anh ta với bản án tử hình. Điều 55 (1) (d) của BLHS 1999 quy định rằng nếu bị nhiều án mà có cả án tử hình thì bảnán gộp lại sẽ là án tử hình. Ngày 28/4/ 2009, phiên toà phúc thẩm thực hiện bởi Toà án Nhân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã y án tử hình.
Hồ Duy Hải đã nhiều lần yêu cầu mẹ kiến nghị chuyển khỏi Trại tạm giam Long An vì tại đây, anh bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và mất cân nặng mà mẹ anh tin rằng anh đã bị đối xử tàn nhẫn.
Việc bị tra tấn và nhiều hành vi ngược đãi khác, bao gồm biệt giam, giam giữ kéo dài, đánh đập, từ chối điều trị y tế, đều bị cấm theo luật quốc tế nhưng vẫn được nhiều cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện. Điều kiện nhà tù ở Việt Nam rất khắc nghiệt, với việc các tù nhân bị từ chối cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế đầy đủ, thiếu các tiêu chuẩn tối thiểu được quy định trong Quy tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên hợp quốc về Đối xử với Tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác.
Các số liệu thống kê chính thức về việc áp dụng án tử hình vẫn được coi như là một bí mật nhà nước ở Việt Nam. Án tử hình tiếp tục được áp dụng cho tội phạm liên quan đến ma túy và tham nhũng. Vào năm 2017, báo cáo về các vụ hành quyết trên các phương tiện truyền thông là rất hiếm, nhưng Ân xá Quốc tế tin rằng hàng loạt vụ hành quyết vẫn tiếp tục được tiến hành hàng năm. Một báo cáo của Bộ Công an Việt Nam được công bố vào tháng 2 năm 2017 lần đầu tiên cho thấy Việt Nam là quốc gia thực hiện nhiều án tử hình thứ 3 trên thế giới, với 429 tù nhân đã bị tử hình từ ngày 6/8/2013 đến ngày 30/6/2016. Tuy nhiên, không có bất kỳ báo cáo về số liệu theo từng năm. Bản báo cáo cũng cho biết năm trung tâm hành quyết bằng thuốc độcđược xây dựng từ năm 2013. Hơn 600 người được cho là bị kết án tử hình vào cuối năm 2017.
Vào năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua việc sửa đổi BLHS, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/ 2018. Điều 40 của BLHS mới nói rằng “tử hình là mức án đặc biệt áp dụng cho những người phạm tội cực kỳ nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, tội phạm về ma túy, tội phạm tham nhũng và một số tội ác cực kỳ nghiêm trọng khác được xác định trong tài liệu này. ” Mặc dù việc sửa đổi đã làm giảm phạm vi hình phạt tử hình đối với một số hành vi phạm tội, giết người, tham ô và tội phạm về ma túy, những tội phạm thường bị trừng trị bằng án tử hình, do đó vẫn bị giữ lại. BLHS không áp đặt hình phạt tử hình bắt buộc và có đưa ra những hình phạt thay thế, ví dụ: án tù chung thân. Các tòa án được hướng dẫn để xem xét tất cả các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong quá trình kết án, cho phép họ sử dụng các hình phạt thay thế ít hà khắc hơn. Các tội phạm về ma tuý và các tội phạm kinh tế không đạt đến ngưỡng “những tội ác nghiêm trọng nhất” mà việc sử dụng án tử hình phải bị hạn chế theo luật quốc tế ở các quốc gia chưa bị bãi bỏ.
Việt Nam đã phê chuẩn công ước chống tra tấn nhưng không phải là quốc gia ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) cũng như Nghị định thư Tùy chọn của công ước này. Ân xá Quốc tế phản đối việc áp dụng án tử hình trong mọi trường hợp, không có ngoại lệ bất kể bản chất hoặc hoàn cảnh của tội phạm; phạm tội, vô tội hoặc các đặc tính khác của cá nhân; hoặc phương pháp được sử dụng bởi nhà nước để thực hiện án tử hình.