Thêm 3 nhà hoạt động vì dân chủ bị tuyên án tù tại các tòa án khác nhau ở Việt Nam hôm 12/4, không lâu sau khi chính quyền Hà Nội kết án 6 thành viên Hội Anh em Dân chủ đã bị cộng đồng quốc tế lên án gay gắt.
Ba nhà hoạt động, trong đó có 2 thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), bị xét xử hôm 12/4 nhận mức án tổng cộng 17 năm tù với các tội danh khác nhau, theo truyền thông trong nước và các hãng tin quốc tế.
Trần Thị Xuân bị tòa án Nhân dân Hà Tĩnh kết án 9 năm tù giam cùng 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ Luật hình sự (BLHS) Việt Nam.
Điều 79 cũng đã được chính quyền Hà Nội sử dụng để kết án 6 thành viên HAEDC vào tuần trước. 6 người, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, nhận mức án tổng cộng lên tới 66 năm tù. Các chính phủ Mỹ và châu Âu lập tức lên tiếng phản đối bản án này và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động này.
Tòa án cáo buộc bà Xuân, cũng là một thành viên của HAEDC, đã nhận 7.500 USD từ “các tổ chức khủng bố và phản động” để thực hiện các dự án xây dựng dân chủ.
Nhà hoạt động thiện nguyện 42 tuổi từng tham gia biểu tình phản đối Formosa vì môi trường biển miền Trung, bị bắt hôm 17/10/2017. Phiên tòa xử nhà hoạt động này diễn ra không báo trước nên không có luật sư bào chữa cho bà và người thân của bà cũng không được biết.
Trong một phiên tòa khác diễn ra hôm 12/4, Nguyễn Viết Dũng, 32 tuổi, bị tuyên án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống phá Nhà nước” theo điều 88 BLHS, một điều luật mà các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam mô tả là “mơ hồ” và được Hà Nội sử dụng để trấn áp những tiếng nói bất đồng.
Đây là lần thứ 2 ông Dũng bị kết án. Trước đó vào năm 2015, anh bị bắt sau khi tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, sau đó anh bị khởi tố theo Điều 245, tội “gây rối trật tự công cộng” với bản án 12 tháng tù giam.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Dũng trong phiên tòa kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Nghệ An, được AP trích lời cho biết nhà hoạt động này bị cáo buộc đã treo cờ Việt Nam Cộng Hòa và quay phim rồi sau đó đăng tải trên Facebook.
Theo các trang mạng xã hội, ông Dũng là người sáng lập Đảng Cộng hòa và Hội những người yêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người thứ 3 bị xử cùng ngày là Vũ Văn Hùng, một thành viên khác của HAEDC. Nhà giáo về hưu và cựu tù nhân lương tâm này bị kết án 1 năm tù giam tội “cố ý gây thương tích.” Ông bị bắt khi đang trên đường về nhà một mình sau khi đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An.
Các blogger, luật sư và các nhà hoạt động thường xuyên bị giam cầm vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản và các chính sách của chính quyền. Theo các số liệu thống kê do Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố tuần trước, hiện có 97 tù nhân chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam bác bỏ điều này. Lên tiếng với báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/4 tại Hà Nội, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với truyền thông rằng Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” và không có việc những người bị bắt giữ vì tự do bày tỏ chính kiến.
April 15, 2018
Thêm 3 nhà hoạt động bị tuyên án tù ở Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Trần Thị Xuân bị dẫn vào phòng xử án hôm 12/4 tại Hà Tĩnh.
VOA, 13-04-2018
Thêm 3 nhà hoạt động vì dân chủ bị tuyên án tù tại các tòa án khác nhau ở Việt Nam hôm 12/4, không lâu sau khi chính quyền Hà Nội kết án 6 thành viên Hội Anh em Dân chủ đã bị cộng đồng quốc tế lên án gay gắt.
Ba nhà hoạt động, trong đó có 2 thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC), bị xét xử hôm 12/4 nhận mức án tổng cộng 17 năm tù với các tội danh khác nhau, theo truyền thông trong nước và các hãng tin quốc tế.
Trần Thị Xuân bị tòa án Nhân dân Hà Tĩnh kết án 9 năm tù giam cùng 5 năm quản chế với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ Luật hình sự (BLHS) Việt Nam.
Điều 79 cũng đã được chính quyền Hà Nội sử dụng để kết án 6 thành viên HAEDC vào tuần trước. 6 người, trong đó có Luật sư Nguyễn Văn Đài, nhận mức án tổng cộng lên tới 66 năm tù. Các chính phủ Mỹ và châu Âu lập tức lên tiếng phản đối bản án này và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động này.
Tòa án cáo buộc bà Xuân, cũng là một thành viên của HAEDC, đã nhận 7.500 USD từ “các tổ chức khủng bố và phản động” để thực hiện các dự án xây dựng dân chủ.
Nhà hoạt động thiện nguyện 42 tuổi từng tham gia biểu tình phản đối Formosa vì môi trường biển miền Trung, bị bắt hôm 17/10/2017. Phiên tòa xử nhà hoạt động này diễn ra không báo trước nên không có luật sư bào chữa cho bà và người thân của bà cũng không được biết.
Trong một phiên tòa khác diễn ra hôm 12/4, Nguyễn Viết Dũng, 32 tuổi, bị tuyên án 7 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống phá Nhà nước” theo điều 88 BLHS, một điều luật mà các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam mô tả là “mơ hồ” và được Hà Nội sử dụng để trấn áp những tiếng nói bất đồng.
Đây là lần thứ 2 ông Dũng bị kết án. Trước đó vào năm 2015, anh bị bắt sau khi tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội, sau đó anh bị khởi tố theo Điều 245, tội “gây rối trật tự công cộng” với bản án 12 tháng tù giam.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người bào chữa cho ông Dũng trong phiên tòa kéo dài 2 tiếng đồng hồ tại Nghệ An, được AP trích lời cho biết nhà hoạt động này bị cáo buộc đã treo cờ Việt Nam Cộng Hòa và quay phim rồi sau đó đăng tải trên Facebook.
Theo các trang mạng xã hội, ông Dũng là người sáng lập Đảng Cộng hòa và Hội những người yêu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người thứ 3 bị xử cùng ngày là Vũ Văn Hùng, một thành viên khác của HAEDC. Nhà giáo về hưu và cựu tù nhân lương tâm này bị kết án 1 năm tù giam tội “cố ý gây thương tích.” Ông bị bắt khi đang trên đường về nhà một mình sau khi đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An.
Các blogger, luật sư và các nhà hoạt động thường xuyên bị giam cầm vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản và các chính sách của chính quyền. Theo các số liệu thống kê do Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố tuần trước, hiện có 97 tù nhân chính trị đang bị giam giữ ở Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam bác bỏ điều này. Lên tiếng với báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 5/4 tại Hà Nội, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói với truyền thông rằng Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” và không có việc những người bị bắt giữ vì tự do bày tỏ chính kiến.