Tính đến thời hạn chót là hôm nay, 10 tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng tôn giáo ở trong và ngoài Việt Nam đã gửi báo cáo cho Uỷ Ban Nhân Liên Hiệp Quốc để giúp họ chuẩn bị cuộc kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).
Mạch sống Media, ngày 30/4/2018
Trong nghị trình của buổi họp khoá 123, từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 7 tới đây, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ lập danh sách các vấn đề (List of Issues, hoặc LOI) đối với Việt Nam, dựa vào bản báo cáo của chính quyền Việt Nam và những đóng góp của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm, ngày 22 tháng 12, 2017 chính quyền Việt Nam đã gửi bản báo cáo cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ. Xem: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CCPR%2fCVNM%2f3&Lang=en
Việt Nam ký công ước ICCPR năm 1982. Trên nguyên tắc khoảng 5 đến 6 năm thì lại đến kỳ kiểm điểm việc thực thi. Lần chót Việt Nam qua cuộc kiểm điểm là năm 2002, nghĩa là từ đó đến nay Việt nam đã bỏ qua 2 chu kỳ kiểm điểm và không báo cáo tình trạng thực thi Công Ước ICCPR trong suốt 16 năm qua.
“Khi biết được rằng Việt Nam sắp tham gia kiểm điểm, chúng tôi thấy đây là cơ hội để các thành phần xã hội dân sự góp ý trực tiếp với LHQ để họ không chỉ nghe một chiều,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Danh sách các bản báo cáo của chính quyền Việt Nam và của các tổ chức xã hội dân sự (trang mạng của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ)
Trong 3 tháng qua, BPSOS đã phối hợp với 9 tổ chức khác để phân công trong việc soạn các bản báo cáo góp ý với Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ. Kết quả là đã có 6 bản báo cáo đến từ nỗ lực phối hợp của 10 tổ chức gồm: BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hiệp Hội Giáo Dân Còn Dầu, Hội Tinh Thần Đoàn Kết Phật Giáo, Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Giáo Hội PGHH Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại, Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam, Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam, và Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn ở Việt Nam.
“Ngoài việc góp ý với LHQ, chúng tôi còn khai thác cơ hội này để giúp cho một số tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo của người Việt ở trong và ngoài nước làm quen với thể thức kiểm điểm định kỳ của LHQ về thực thi các công ước về nhân quyền,” Ts. Thắng giải thích.
Tại khoá họp vào tháng 7 tới đây, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ đề nghị các vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần cải thiện. Trong phần phản hồi, phía Việt Nam có quyền giải thích, chấp nhận hoặc phản bác. Phần phản hồi của chính quyền Việt Nam sẽ được công bố. Kế đến, các tổ chức của người dân lại có cơ hội để góp ý trên sự phản hồi của chính quyền Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ có những hướng dẫn để chuẩn bị cho các hội đoàn và cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước tham gia tiến trình kiểm điểm định kỳ của LHQ đối với Việt Nam,” Ts. Thắng nói. “Đây là cách lên tiếng hữu hiệu trên sân chơi quốc tế. “
Sắp tới đây Việt Nam lại sẽ tham gia cuộc kiểm điểm về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture, hoặc UN-CAT), và sang năm 2019 sẽ là cuộc kiểm điểm đình kỳ phổ quát (Universal Periodic Review, hoặc UPR).
Trong cuộc kiểm điểm UPR năm 2014, BPSOS đã hỗ trợ cho một chục tổ chức nộp bản báo cáo, ngang ngửa với số tổ chức xã hội dân sự “quốc doanh” được nhà nước Việt Nam huy động để nộp báo cáo với LHQ. Xem: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx
Theo Ts. Thắng, việc tham gia góp ý cho các cuộc kiểm điểm định kỳ còn có một lợi ích phụ: khi ký một công ước về nhân quyền của LHQ thì Việt Nam cũng cam kết là không được trả thù người báo cáo vi phạm.
“Nghĩa là, tham gia báo cáo với LHQ giúp tăng thêm yếu tố bảo vệ cho chính mình,” Ông nói.
Các bản báo cáo do 10 tổ chức phối hợp thực hiện có thể tìm tại trang mạng của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1213&Lang=en
Bản báo cáo duy nhất không đến từ nỗ lực phối hợp của 10 tổ chức kể trên là bản báo cáo của tổ chức Global Initiative to End All Corporal Punishment of Children, mà sứ mệnh là bài trừ nạn dùng nhục hình đối với trẻ em.
“Nếu không có nỗ lực phối hợp của chúng tôi thì rõ ràng là Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ có rất ít thông tin và tư liệu để chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm sắp đến đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, một công ước quan trọng hàng đầu về nhân quyền” Ts. Thắng nhận định.
Ông cũng kêu gọi những người có khả năng song ngữ Anh-Việt giúp dịch tóm tắt các bản báo cáo kể trên để đồng bào ở trong nước dễ dàng theo dõi cuộc kiểm điểm sắp đến đối với Việt Nam.
May 1, 2018
10 tổ chức XHDS góp ý cho cuộc kiểm điểm nhân quyền đối với Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tính đến thời hạn chót là hôm nay, 10 tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng tôn giáo ở trong và ngoài Việt Nam đã gửi báo cáo cho Uỷ Ban Nhân Liên Hiệp Quốc để giúp họ chuẩn bị cuộc kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR).
Mạch sống Media, ngày 30/4/2018
Trong nghị trình của buổi họp khoá 123, từ ngày 2 đến ngày 27 tháng 7 tới đây, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ lập danh sách các vấn đề (List of Issues, hoặc LOI) đối với Việt Nam, dựa vào bản báo cáo của chính quyền Việt Nam và những đóng góp của các tổ chức nhân quyền quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm, ngày 22 tháng 12, 2017 chính quyền Việt Nam đã gửi bản báo cáo cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ. Xem: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/Download.aspx?symbolno=CCPR%2fCVNM%2f3&Lang=en
Việt Nam ký công ước ICCPR năm 1982. Trên nguyên tắc khoảng 5 đến 6 năm thì lại đến kỳ kiểm điểm việc thực thi. Lần chót Việt Nam qua cuộc kiểm điểm là năm 2002, nghĩa là từ đó đến nay Việt nam đã bỏ qua 2 chu kỳ kiểm điểm và không báo cáo tình trạng thực thi Công Ước ICCPR trong suốt 16 năm qua.
“Khi biết được rằng Việt Nam sắp tham gia kiểm điểm, chúng tôi thấy đây là cơ hội để các thành phần xã hội dân sự góp ý trực tiếp với LHQ để họ không chỉ nghe một chiều,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Danh sách các bản báo cáo của chính quyền Việt Nam và của các tổ chức xã hội dân sự (trang mạng của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ)
Trong 3 tháng qua, BPSOS đã phối hợp với 9 tổ chức khác để phân công trong việc soạn các bản báo cáo góp ý với Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ. Kết quả là đã có 6 bản báo cáo đến từ nỗ lực phối hợp của 10 tổ chức gồm: BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Hiệp Hội Giáo Dân Còn Dầu, Hội Tinh Thần Đoàn Kết Phật Giáo, Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài, Giáo Hội PGHH Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại, Hiệp Hội Thông Công Tin Lành Các Dân Tộc Việt Nam, Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam, và Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn ở Việt Nam.
“Ngoài việc góp ý với LHQ, chúng tôi còn khai thác cơ hội này để giúp cho một số tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo của người Việt ở trong và ngoài nước làm quen với thể thức kiểm điểm định kỳ của LHQ về thực thi các công ước về nhân quyền,” Ts. Thắng giải thích.
Tại khoá họp vào tháng 7 tới đây, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ đề nghị các vấn đề mà chính quyền Việt Nam cần cải thiện. Trong phần phản hồi, phía Việt Nam có quyền giải thích, chấp nhận hoặc phản bác. Phần phản hồi của chính quyền Việt Nam sẽ được công bố. Kế đến, các tổ chức của người dân lại có cơ hội để góp ý trên sự phản hồi của chính quyền Việt Nam.
“Chúng tôi sẽ có những hướng dẫn để chuẩn bị cho các hội đoàn và cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước tham gia tiến trình kiểm điểm định kỳ của LHQ đối với Việt Nam,” Ts. Thắng nói. “Đây là cách lên tiếng hữu hiệu trên sân chơi quốc tế. “
Sắp tới đây Việt Nam lại sẽ tham gia cuộc kiểm điểm về thực thi Công Ước LHQ về Chống Tra Tấn (UN Convention Against Torture, hoặc UN-CAT), và sang năm 2019 sẽ là cuộc kiểm điểm đình kỳ phổ quát (Universal Periodic Review, hoặc UPR).
Trong cuộc kiểm điểm UPR năm 2014, BPSOS đã hỗ trợ cho một chục tổ chức nộp bản báo cáo, ngang ngửa với số tổ chức xã hội dân sự “quốc doanh” được nhà nước Việt Nam huy động để nộp báo cáo với LHQ. Xem: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/UPR/Pages/UPRVNStakeholdersInfoS18.aspx
Theo Ts. Thắng, việc tham gia góp ý cho các cuộc kiểm điểm định kỳ còn có một lợi ích phụ: khi ký một công ước về nhân quyền của LHQ thì Việt Nam cũng cam kết là không được trả thù người báo cáo vi phạm.
“Nghĩa là, tham gia báo cáo với LHQ giúp tăng thêm yếu tố bảo vệ cho chính mình,” Ông nói.
Các bản báo cáo do 10 tổ chức phối hợp thực hiện có thể tìm tại trang mạng của Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=1213&Lang=en
Bản báo cáo duy nhất không đến từ nỗ lực phối hợp của 10 tổ chức kể trên là bản báo cáo của tổ chức Global Initiative to End All Corporal Punishment of Children, mà sứ mệnh là bài trừ nạn dùng nhục hình đối với trẻ em.
“Nếu không có nỗ lực phối hợp của chúng tôi thì rõ ràng là Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ sẽ có rất ít thông tin và tư liệu để chuẩn bị cho kỳ kiểm điểm sắp đến đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, một công ước quan trọng hàng đầu về nhân quyền” Ts. Thắng nhận định.
Ông cũng kêu gọi những người có khả năng song ngữ Anh-Việt giúp dịch tóm tắt các bản báo cáo kể trên để đồng bào ở trong nước dễ dàng theo dõi cuộc kiểm điểm sắp đến đối với Việt Nam.