Cộng sản với tôn giáo! *

Quang Nguyên, Việt Nam Thời báo, ngày 01/5/2018
Chiến tranh giữa các tôn giáo không phải chuyện lạ. Tuy vậy những cuộc thánh chiến đẫm máu từ thời trung cổ, kể cả đến sự tàn phá các tôn giáo khác của bọn Hồi Giáo cực đoan ISIS, Taliban mới đây, dù man rợ, nhuộm máu, nhưng có thể nói không nguy hiểm, tàn bạo và độc ác bằng cách đầu độc, nhuộm đỏ hay tận diệt tôn giáo của một số quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản từ ngày họ cướp được chính quyền. 

Nói đến chuyện xung đột giữa CS và tôn giáo là nhắc đến chuyện cũ rích, nhưng đó là một cuộc chiến bất tận, có lẽ chỉ chấm dứt khi, hoặc tôn giáo, hoặc cộng sản, một trong hai bên biến mất khỏi trái đất này. Những câu nói nổi tiếng về tôn giáo của Karl Marx ai cũng biết : “Tôn giáo là thuốc phiện” , hoặc là :” Thiết yếu cho hạnh phúc con người là chấm dứt tôn giáo.”được Lenin chấp nhận như một phần niềm tin, một bước quan trọng để hoàn thành chủ nghĩa cộng sản.

Ảnh minh họa.

Chống lại tôn giáo, nhưng chủ nghĩa cộng sản lại được nhiều người xem là một thứ tôn giáo. Người cộng sản thánh hóa lãnh tụ của họ, đảng viên phải học nằm lòng mỗi lời, mỗi chữ trong tuyên ngôn của đảng, chương trình của Quốc tế Cộng sản, chương trình hành động và điều lệ của đảng. Chi bộ đảng ở mỗi quốc gia phải phục tùng và thi hành nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và của đảng đàn anh, phải học tập chủ nghĩa Mác – Lênin và các nghị quyết quan trọng của đảng, phải truyền đạo bằng cách tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nghị quyết của đảng. Phải loại trừ ngay người có ý tưởng chống đảng. 

Lời dậy của lãnh tụ là sách thánh, là luật, là khuôn phép phải theo. Sách đỏ của Mao Trạch Đông là một loại kinh mà các đảng viên, các cán binh phải mang theo mình để thường tụng, chú. Nhiều sĩ quan cộng sản miền bắc VN chết trận tại miền Nam trong mình có cuốn Mao Tuyển này. Đảng tổ chức học và làm theo lời lãnh tụ. Kinh khủng nhất trong các buổi học tập luôn kèm theo thứ gọi là phê bình và tự phê bình, có kẻ chau chuốt phỉnh phờ đến lợm giọng gọi là thân-ái-phê; mọi người phải xưng tội mình ra trước đám đông để mổ nhau, dìm nhau và đây cũng là dịp kẻ dưới nịnh bợ xưng tụng công khai cấp trên. Tất cả thể hiện ý muốn quyền lực của đảng, bắt mọi người phải tin theo, huấn luyện đảng viên trở thành cuồng tín.

Trung quốc và VN là hai nhà nước CS có các chủ trương giống hệt nhau. Cả hai đều là hai quốc gia đa tôn giáo gồm Phật giáo, Tin Lành, Công giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Hồi giáo v…v. Họ đánh đồng các tôn giáo như đảng phái hay một thứ siêu đảng phái phải tận diệt trong một quốc gia chỉ độc tôn một đảng CS. Hai quốc gia TQ và VN đều nói tôn trọng tự do tôn giáo thông qua hiến pháp của họ, nhưng họ đã làm ngược lại. Họ bị các tổ chức nhân quyền trên thế giới, Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc giaa khác lên án về các hành vi đàn áp tôn giáo. Tại hội nghị Các Tổ Chức Dân Sự vùng Đông Nam Á tháng 11,năm 2017 tổ chức tại Philippines, tất cả các tổ chức dân sự thuộc vùng này, đều khẳng định VN đàn áp tôn giáo.

Âm mưu phá hoại, chia rẽ tôn giáo của hai quốc gia này rất rõ rệt. Tài liệu của Ban Tôn Giáo Trung Ương dảng CSVN viết: “nếu có tôn giáo nào gần với CNXH hơn, có lẽ đó chính là Phật giáo.”, hay “…chỉ [sic] Phật giáo có phương hướng hành đạo không chỉ phục vụ cho dân tộc mà còn gắn với CNXH.” (*)

Âm mưu này còn lan ra tới ngoại quốc. Riêng về phần VN, tại Hoa Kỳ, tên đặc tình Trần Chung Ngọc, tự nhận ’cư sĩ Phật giáo’, được chỉ đạo của chính phủ VN, cùng bọn tay sai Hoàng Hoa C. , dược sĩ trung úy nằm vùng trong quân đội VNCH, tù cải tạo 2 tháng, làm hồ sơ giả sang Mỹ theo diện HO, và ‘nhà-huyết-học’ Nguyễn Đắc Xuân, đao phủ đồng nghiệp, đồng hành với Hoàng Phủ Ngọc Tường trong vụ Mậu Thân tàn sát đồng bào Huế , lập thành 2 nhóm GĐ, SH, núp dưới bóng Phật giáo liên tục đưa ra các luận điệu rẻ tiền, ngốc nghếch, vô căn cứ, rập khuôn cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục xuất bản bởi nhà xb Khoa Học Xã Hội khoảng đầu thập kỷ 1980 để khích bác, chửi rủa Thiên Chúa giáo. Theo lệnh Hà Nội, bọn GD, SH tích cực chia rẽ sự đoàn kết tôn giáo. Không ai ở hải ngoại mắc mưu bọn này. Âm mưu của họ thất bại và không may cho Hà Nội, họ để lộ hết tên tuổi của bọn đặc tình.

Trong nước, dựa vào quyền lực, bạo lực và các phương tiện vô giới hạn, chính quyền thực hiện các mánh khóe âm độc phá hủy tôn giáo. Chiến thuật biến hóa, khi tiến khi lùi, mềm nắn, rằn buông, thực thực ảo ảo, thậm chí có lúc bắt tay với các vị lãnh đạo tinh thấn để lợi dụng tôn giáo tối đa. Nhiều tu sĩ bị họ cầm tù, bị giết. nhiều tu viện, nhà thờ và bất động sản của giáo hội Công Giáo, Tin Lành, Giáo Hội PGVNTN, Cao Đài, Hòa Hảo bị chiếm đoạt, phá hủy. Các tôn giáo phải đăng ký sinh hoạt trong luật lệ chính quyền đặt ra. Cùng lúc chính quyền cài cắm vào các tôn giáo loại tu sĩ quốc doanh thực chất là công an được huấn luyện đặc biệt. Bộ Công An VN có hẳn một bộ phận riêng để huấn luyện các tu sỉ giả. Ngoại trừ các tu sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất đang vất vả chống lại kiếp nạn này, các chùa chiền thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN đều nằm trong tay sư giả xuất phát từ lò đào tạo A 25, thuộc Tổng Cục 1. Miền Bắc VN, từ chỗ không còn một vị trụ trì nào trước năm 1975, nay tràn ngập các sư hổ mang, sãi mái gầm trong chùa .

Những sư sãi quốc doanh trụ trì biến các ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm thành hang động tội lỗi. Công an giả sư sãi tha hồ lộng hành, làm ô uế cửa Phật, thậm chí nhận chỉ thị ngang nhiên dựng tượng chủ tich HCM như một vị Phật thờ trong chùa. Điều này vừa phỉ báng Tam Bảo, vừa phỉ báng Chủ tịch HCM, một người nhận minh là cộng sản vô thần. Một số vị chân tu thuộc Giáo Hội PHVNTN cũng từng nhận được đề nghị khiếm nhã này, đặt tượng chủ tịch HCM trong chùa, như một trao đổi để được yên thân, trong dó có Hòa Thượng Thich Viên Lý. Ngài thẳng thừng từ chối.

Đòn hiểm lấy tôn giáo diệt tôn giáo đạt đến đỉnh điểm. Đòn này không mới, nó đã có từ ngày có đảng. Một mốc thành công ngoạn mục của chiến thuật này của chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là năm 1957, một số tăng ni làm một cuộc ‘đảo chính’ tố khổ, lật đổ Hòa thượng Thích Tố Liên trị sự trưởng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo miền Bắc. Chính quyền thành công trong việc hăm dọa, mua chuộc, dụ dỗ, mê hoặc các chức sắc trong đạo để chống lại đạo.

Cũng giống như tại Trung quốc có một số tôn giáo bản địa bị tàn sát không tiếc thương như Pháp Luân Công, Việt Nam cũng có một số tôn giáo xuất phát từ trong lòng dân tộc như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đặc sắc nhất trong đó phải kể Cao Đài, Hòa Hảo. Các tôn giáo này mang đặc tr­ưng văn hoá Việt Nam nói chung và vùng Nam Việt Nam nói riêng.

Tín đồ những tôn giáo non trẻ hầu hết từ các vùng nông thôn miền Nam đơn giản, thuần lương, chất phát, ngoài đức tin riêng về giáo lý, họ cùng có truyền thống yêu nước, chống thực dân Pháp Nhật, nặng tình yêu tổ quốc. Giáo chủ , giáo tông của họ như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã cảnh báo tín đồ của họ một cách nghiêm trọng về chủ nghĩa vô thần, về nạn bắc thuộc lần nữa. Giáo chủ, Giáo Tông và tín đồ của hai tôn giáo này là những trở ngại cần phải thanh toán của Việt Minh. Tín đồ các tôn giáo này tổng cộng gần chục triệu người, gấp đôi số đảng viên Cộng sản, một thế lực rất đáng e ngại, đối trọng với chủ nghỉa vô thần. Điều này cắt nghĩa chính quyền cộng sản phải quét sạch hay ít nhất phải hoàn toàn chi phối, nhuộm đỏ các tôn giáo này, mà chủ yếu là Cao Đài và Hòa Hảo càng sớm càng tốt.

Tham khảo:

Karl Marx, A Criticism of the Hegelian Philosophy of Right (1844)

Rất tiếc những công trình nghiên cứu của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tôn giáo với CNXH còn rất khiêm tốn. Thiết nghĩ, mục tiêu của các tôn giáo với CNXH đều có sự tưong đồng, nhưng nếu có tôn giáo nào gần với CNXH hơn, có lẽ đó chính là Phật giáo. Không phải ngẫu nhiên trong số 13 tôn giáo được công nhận về tổ chức ởnước ta hiện nay, đều có đường hướng hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, như “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “Phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc”, “Nước vinh, đạo sáng”…chỉ Phật giáo có phương hướng hành đạo không chỉphục vụ cho dân tộc mà còn gắn với CNXH. Phải chăng, có đựơc điều này là từ lý tưởng của người khai sinh ra Phật giáo hay qua thực tiễn những Phật tử Việt Nam đã từng tích cực tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH?

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về vấn đề tôn giáo, căn cứ nguyên tắc được đề ra bởi Điều 19 – Tuyên giáo quốc tế nhân quyền.