“Dinh Thượng Thơ … chỉ là một công trình hành chính của thời thực dân đế quốc, mà xây dựng cũng khá vội vàng. Không phải nồi niêu xoong chảo nào cũng cần giữ lại hết.”
Đó là tuyên bố của vị Giám đốc Trung tâm Thông tin Quy hoạch TP.HCM, ông Huỳnh Xuân Thụ.
Nói như ông, đấu trường La Mã Colosseum thực ra cũng chỉ là một công trình giải trí của thời thành bang man rợ, hà cớ chi chính quyền Ý phải chi ra tới hơn 23 triệu euro tu bổ?
Và lý gì mà chính các viện bảo tàng ở Việt Nam lại nâng niu cất giữ cẩn trọng trong tủ kính những thứ còn chẳng ra hình thù gì chứ chưa nói tới “nồi niêu”: nào là mấy mảnh đá thô sơ, dăm ba mẩu khuyên tai sứt mẻ, và chiếc mâm gỗ đã vỡ làm đôi?
Bởi cái lối nghĩ trái khoái của những lãnh đạo như ông Thụ mà, khi khu xưởng đóng tàu Ba Son 225 năm tuổi bị quy hoạch băm nát chưa được bao lâu, thì chính quyền thành phố đã đập bỏ toàn bộ tòa nhà Thương xá TAX để xây cao ốc. Thế rồi Dinh Thượng Thơ xây từ năm 1860 sắp bị phá hủy, và Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm với lịch sử hơn 160 năm cũng bị đưa vào trong kế hoạch di dời.
Ông Thụ, trong tư cách lãnh đạo Sở Quy hoạch của thành phố 320 tuổi này, cần biết tại sao các di tích lịch sử phải được bảo tồn trân quý.
Đấu trường La Mã, ảnh chụp năm 2007. Ảnh: David Iliff.
Lịch sử định hình căn tính của dân tộc
Lịch sử phản ánh cả sự phồn thịnh lẫn nỗi cơ hàn trong bao kiếp hưng vong của một dân tộc.
Nó không chỉ là câu chuyện về những trận đánh giặc ngoại xâm của các vị anh hùng nghĩa sỹ, mà còn là bó lúa treo nơi gác bếp ở cao nguyên Trung phần, là bản Truyện Kiều chữ Nôm in ở phố Hàng Gai xứ Bắc, là những chiếc thúng chai nan tre lênh đênh bờ biển miền Trung, hay một tòa nhà cổgiữa đất Nam với khung cửa sổ mái vòm và những viên ngói đỏ.
Qua những di sản vật thể lẫn phi vật thể ấy, lịch sử kể lại cho chúng ta những dấu ấn của đời sống cha ông mình trong quá khứ. Hài kịch sỹ lừng danh người Anh Stephen Fry trong bài viết “Tương lai nằm ở quá khứ” đã tự vấn rằng “làm thế nào chúng ta có thể biết mình là ai, nếu chúng ta không biết mình từng là ai?”
Stephen nói rằng trong dòng chảy vận động không ngừng ấy, lịch sử là nơi lưu giữ ký ức tập thể của mọi người. Nó liên kết những con người trong cùng một cộng đồng bằng một nền tảng chung, một cội rễ chung, từ đó nó định hình nên ý tưởng về căn tính của dân tộc (national identity – thường được diễn giải qua ba yếu tố: nói cùng một thứ tiếng, sẻ chia cùng một văn hóa, sinh ra ở cùng một quốc gia).
Đó cũng là lý do mà người ta phải hao tổn tâm lực lao vào những cuộc tranh cãi lịch sử như chứng minh rằng trống đồng Đông Sơn có gốc gác từ nước Việt chứ không phải nơi nào khác.
Trong một xã hội ngày càng đa nguyên, dường như chỉ có lịch sử mới là một trong số ít những thứ cố kết chúng ta – thành một quốc gia, một xã hội, một cộng đồng. Ở đó, con người tìm đến nhau và tìm thấy nhau trong một tự sự chung.
Vì lẽ đó, có thể mạnh dạn nói rằng một dân tộc không biết trọng lịch sử của mình là một dân tộc vong bản. Khi những người trong cùng một quốc gia không còn tìm thấy một cội nguồn chung, họ “thường gây ra thiệt hại cho bản thân và người khác”, theo giáo sư sử học Penelope J. Corfield. Và đó là tiền đề dẫn tới tan rã một cộng đồng, hay xa hơn là một xã hội, một quốc gia.
Miếu Khổng Tử bị phá hoại trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Di tích lịch sử khi bị phá hủy sẽ không thể vãn hồi
Lịch sử, như giáo sư ngành nhân chủng học Richard Stamps ví von, cũng giống như một cuốn sách cổ. Nó được cấu thành từ những trang, những đoạn, những chữ, những dòng.
Đối với Stamps, việc phá hủy các di tích lịch sử chẳng khác nào xé bỏ những trang sách giữa chừng. Chúng ta sẽ chẳng còn hiểu được một quá khứ chắp vá.
Các di tích xưa cũ dạy cho chúng ta biết những gì đã xảy ra, và biết tôn trọng sự tồn tại của những con người thời đại trước. Không chỉ vậy, từ một nét chạm trổ, một mảnh khảm sành, một đỉnh tháp chuông, tất cả đại diện cho một nền mỹ học đã từng tồn tại.
Dẫu có đem những mảnh vụn còn sót lại – một viên gạch trổ hoa văn, một mảnh sành, một quả chuông con – vào trong viện bảo tàng, thì chúng đã mất đi một phần ý nghĩa lịch sử khi bị tước khỏi bối cảnh không gian và thời gian.
Lịch sử không phải là một cánh rừng. Ta có thể xót thương khi thấy khu rừng bị thiêu rụi, nhưng ta biết rằng mấy mươi năm sau nó sẽ mọc lại. Còn một di tích lịch sử, một khi đã đập bỏ, nghĩa là nó vĩnh viễn mất đi.
Khi chính quyền Mao Trạch Đông đòi phá hủy bức tường thành Bắc Kinh 500 tuổi, nhà khảo cổ Lin Huiyin đã cảnh báo rằng “đây là một sai lầm không thể đảo ngược, một ngày nào đó quý vị sẽ phải hối tiếc, và rồi quý vị sẽ lại xây ở đúng chỗ đó một bức tường giả cổ.”
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa dạo ấy, theo thống kê từ cuốn sách Cuộc cách mạng cuối cùng của Mao, có 4922 trên tổng số 6483 địa điểm lịch sử đã bị phá hủy.
Lin đã đúng. Giờ đây chính quyền Bắc Kinh đang phải trả giá theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ đang phải chi hàng chục triệu đô-la để tái tạo các di tích cũ. Giám đốc Cục Di tích Văn hóa của Bắc Kinh Mei Ninghua thừa nhận rằng những người Cộng sản thời kỳ đầu đã hăng hái một cách thiển cận khi phá hủy rất nhiều di tích của Bắc Kinh xưa.
Phượng Hoàng Cổ Trấn, một di tích lịch sử đang được bảo tồn tại Trung Quốc. Ảnh: Taringa.
Vậy mà giờ đây chính quyền Việt Nam lại lậm vào vũng bùn mà nước láng giềng đã đi qua và nếm đủ: các di tích lịch sử đã vĩnh viễn biến mất. Có hối hận cũng không bao giờ gỡ gạc được những sự đã rồi.
Nếu chỉ những di tích nằm trong danh mục mới được bảo tồn theo lời Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã, thì hẳn cả thành phố không chóng thì chầy sẽ biến thành một bãi ngổn ngang, và những người có công mở đất Sài Thành như Tả quân Lê Văn Duyệt cũng phải khóc ròng nơi chín suối.
Ngày hôm nay có thể là Dinh Thượng Thơ, ngày mai có thể là Nhà thờ Thủ Thiêm. Cứ theo đà ấy, rồi sẽ có ngày cả thành phố này, cả đất nước này, bị san bằng để nhường chỗ cho một thế giới giả tạo phồn vinh của những con người chỉ biết mưu cầu chuyện kinh tài trần trụi.
May 8, 2018
Phá huỷ di sản và đất nước ‘4.000 năm vẫn trẻ con’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
“Dinh Thượng Thơ … chỉ là một công trình hành chính của thời thực dân đế quốc, mà xây dựng cũng khá vội vàng. Không phải nồi niêu xoong chảo nào cũng cần giữ lại hết.”
Đó là tuyên bố của vị Giám đốc Trung tâm Thông tin Quy hoạch TP.HCM, ông Huỳnh Xuân Thụ.
Nói như ông, đấu trường La Mã Colosseum thực ra cũng chỉ là một công trình giải trí của thời thành bang man rợ, hà cớ chi chính quyền Ý phải chi ra tới hơn 23 triệu euro tu bổ?
Và lý gì mà chính các viện bảo tàng ở Việt Nam lại nâng niu cất giữ cẩn trọng trong tủ kính những thứ còn chẳng ra hình thù gì chứ chưa nói tới “nồi niêu”: nào là mấy mảnh đá thô sơ, dăm ba mẩu khuyên tai sứt mẻ, và chiếc mâm gỗ đã vỡ làm đôi?
Bởi cái lối nghĩ trái khoái của những lãnh đạo như ông Thụ mà, khi khu xưởng đóng tàu Ba Son 225 năm tuổi bị quy hoạch băm nát chưa được bao lâu, thì chính quyền thành phố đã đập bỏ toàn bộ tòa nhà Thương xá TAX để xây cao ốc. Thế rồi Dinh Thượng Thơ xây từ năm 1860 sắp bị phá hủy, và Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm với lịch sử hơn 160 năm cũng bị đưa vào trong kế hoạch di dời.
Ông Thụ, trong tư cách lãnh đạo Sở Quy hoạch của thành phố 320 tuổi này, cần biết tại sao các di tích lịch sử phải được bảo tồn trân quý.
Đấu trường La Mã, ảnh chụp năm 2007. Ảnh: David Iliff.
Lịch sử định hình căn tính của dân tộc
Lịch sử phản ánh cả sự phồn thịnh lẫn nỗi cơ hàn trong bao kiếp hưng vong của một dân tộc.
Nó không chỉ là câu chuyện về những trận đánh giặc ngoại xâm của các vị anh hùng nghĩa sỹ, mà còn là bó lúa treo nơi gác bếp ở cao nguyên Trung phần, là bản Truyện Kiều chữ Nôm in ở phố Hàng Gai xứ Bắc, là những chiếc thúng chai nan tre lênh đênh bờ biển miền Trung, hay một tòa nhà cổgiữa đất Nam với khung cửa sổ mái vòm và những viên ngói đỏ.
Qua những di sản vật thể lẫn phi vật thể ấy, lịch sử kể lại cho chúng ta những dấu ấn của đời sống cha ông mình trong quá khứ. Hài kịch sỹ lừng danh người Anh Stephen Fry trong bài viết “Tương lai nằm ở quá khứ” đã tự vấn rằng “làm thế nào chúng ta có thể biết mình là ai, nếu chúng ta không biết mình từng là ai?”
Stephen nói rằng trong dòng chảy vận động không ngừng ấy, lịch sử là nơi lưu giữ ký ức tập thể của mọi người. Nó liên kết những con người trong cùng một cộng đồng bằng một nền tảng chung, một cội rễ chung, từ đó nó định hình nên ý tưởng về căn tính của dân tộc (national identity – thường được diễn giải qua ba yếu tố: nói cùng một thứ tiếng, sẻ chia cùng một văn hóa, sinh ra ở cùng một quốc gia).
Đó cũng là lý do mà người ta phải hao tổn tâm lực lao vào những cuộc tranh cãi lịch sử như chứng minh rằng trống đồng Đông Sơn có gốc gác từ nước Việt chứ không phải nơi nào khác.
Trong một xã hội ngày càng đa nguyên, dường như chỉ có lịch sử mới là một trong số ít những thứ cố kết chúng ta – thành một quốc gia, một xã hội, một cộng đồng. Ở đó, con người tìm đến nhau và tìm thấy nhau trong một tự sự chung.
Vì lẽ đó, có thể mạnh dạn nói rằng một dân tộc không biết trọng lịch sử của mình là một dân tộc vong bản. Khi những người trong cùng một quốc gia không còn tìm thấy một cội nguồn chung, họ “thường gây ra thiệt hại cho bản thân và người khác”, theo giáo sư sử học Penelope J. Corfield. Và đó là tiền đề dẫn tới tan rã một cộng đồng, hay xa hơn là một xã hội, một quốc gia.
Miếu Khổng Tử bị phá hoại trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Di tích lịch sử khi bị phá hủy sẽ không thể vãn hồi
Lịch sử, như giáo sư ngành nhân chủng học Richard Stamps ví von, cũng giống như một cuốn sách cổ. Nó được cấu thành từ những trang, những đoạn, những chữ, những dòng.
Đối với Stamps, việc phá hủy các di tích lịch sử chẳng khác nào xé bỏ những trang sách giữa chừng. Chúng ta sẽ chẳng còn hiểu được một quá khứ chắp vá.
Các di tích xưa cũ dạy cho chúng ta biết những gì đã xảy ra, và biết tôn trọng sự tồn tại của những con người thời đại trước. Không chỉ vậy, từ một nét chạm trổ, một mảnh khảm sành, một đỉnh tháp chuông, tất cả đại diện cho một nền mỹ học đã từng tồn tại.
Dẫu có đem những mảnh vụn còn sót lại – một viên gạch trổ hoa văn, một mảnh sành, một quả chuông con – vào trong viện bảo tàng, thì chúng đã mất đi một phần ý nghĩa lịch sử khi bị tước khỏi bối cảnh không gian và thời gian.
Lịch sử không phải là một cánh rừng. Ta có thể xót thương khi thấy khu rừng bị thiêu rụi, nhưng ta biết rằng mấy mươi năm sau nó sẽ mọc lại. Còn một di tích lịch sử, một khi đã đập bỏ, nghĩa là nó vĩnh viễn mất đi.
Khi chính quyền Mao Trạch Đông đòi phá hủy bức tường thành Bắc Kinh 500 tuổi, nhà khảo cổ Lin Huiyin đã cảnh báo rằng “đây là một sai lầm không thể đảo ngược, một ngày nào đó quý vị sẽ phải hối tiếc, và rồi quý vị sẽ lại xây ở đúng chỗ đó một bức tường giả cổ.”
Trong cuộc Cách mạng Văn hóa dạo ấy, theo thống kê từ cuốn sách Cuộc cách mạng cuối cùng của Mao, có 4922 trên tổng số 6483 địa điểm lịch sử đã bị phá hủy.
Lin đã đúng. Giờ đây chính quyền Bắc Kinh đang phải trả giá theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ đang phải chi hàng chục triệu đô-la để tái tạo các di tích cũ. Giám đốc Cục Di tích Văn hóa của Bắc Kinh Mei Ninghua thừa nhận rằng những người Cộng sản thời kỳ đầu đã hăng hái một cách thiển cận khi phá hủy rất nhiều di tích của Bắc Kinh xưa.
Phượng Hoàng Cổ Trấn, một di tích lịch sử đang được bảo tồn tại Trung Quốc. Ảnh: Taringa.
Vậy mà giờ đây chính quyền Việt Nam lại lậm vào vũng bùn mà nước láng giềng đã đi qua và nếm đủ: các di tích lịch sử đã vĩnh viễn biến mất. Có hối hận cũng không bao giờ gỡ gạc được những sự đã rồi.
Nếu chỉ những di tích nằm trong danh mục mới được bảo tồn theo lời Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã, thì hẳn cả thành phố không chóng thì chầy sẽ biến thành một bãi ngổn ngang, và những người có công mở đất Sài Thành như Tả quân Lê Văn Duyệt cũng phải khóc ròng nơi chín suối.
Ngày hôm nay có thể là Dinh Thượng Thơ, ngày mai có thể là Nhà thờ Thủ Thiêm. Cứ theo đà ấy, rồi sẽ có ngày cả thành phố này, cả đất nước này, bị san bằng để nhường chỗ cho một thế giới giả tạo phồn vinh của những con người chỉ biết mưu cầu chuyện kinh tài trần trụi.