Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 13/5/2018
Chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, bằng việc bắt giữ blogger Nguyễn Duy Sơn với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Blogger Sơn, cựu cán bộ trường Đại học Dự bị Sầm Sơn, được cho là đã đăng tải nhiều bài viết trên trang Facebook cá nhân với nội dung chỉ trích lãnh đạo đảng, nhà nước và Thanh Hoá, một địa phương gần đây có nhiều vụ tai tiếng của lãnh đạo tỉnh về tham nhũng và tình ái.
Ngày 05/5, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án blogger Bùi Hiếu Võ 4 năm và sáu tháng tù giam về cáo buộc Tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của BLHS 1999. Ông bị bắt vào ngày 17/5 năm ngoái vì 57 bài viết đăng tải trên trang Facebook cá nhân với nội dung chỉ trích chính quyền về thảm hoạ Formosa và cưỡng chế đất đai ở Vũng Tàu.
Không rõ ông có luật sư bào chữa trong phiên toà hay không, và cũng không có thông tin liệu gia đình có được tham dự phiên toà.
Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán của LHQ đã đưa ra ý kiến về vụ bắt giữ và giam giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh, nói rằng vụ bắt giữ ông là độc đoán, vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Cơ quan này kêu gọi Việt Nam trả tự do và bồi thường cho ông Vịnh, cũng như điều tra và trừng phạt những kẻ đã vi phạm luật pháp quốc tế. Việc bắt giữ độc đoán, biệt giam, không đưa ra xét xử trong thời gian ngắn có thể bị coi là tội ác chống lại loài người, cơ quan này nói.
Tù nhân lương tâm, người bị kết án hai năm tù chỉ vì không mở cửa xe để mật vụ bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vào tháng 5 năm 2017, nói với người thân rằng anh bị giam chung với tù thường phạm trong thời gian trước xét xử, và bị chúng đánh nhiều lần. Đây có lẽ là chủ đích của cơ quan công an nhằm trả thù về việc anh đã sát cánh cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục hỗ trợ bà con giáo dân kiện Formosa.
Ngày 11/5, chính quyền Hà Nội đã ngăn cản chị Vũ Minh Khánh, vợ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ kỹ sư Phạm Văn Trội, chị Lý Thị Mai, vợ nhà giáo Vũ Văn Hùng, và con gái của ông Nguyễn Văn Túc, không cho họ đến cuộc gặp với một số nhà ngoại giao đến từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ, Đức, Australia, và Thuỵ Điển. Công an đã canh giữ nhà họ từ sáng sớm và nói họ không được ra khỏi nhà trong ngày.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư kể từ khi bị bắt giữ vào cuối tháng 7 năm ngoái. Gia đình nhiều lần đề nghị chính quyền Nghệ An cho gặp ông để biết tình hình sức khoẻ, nhưng công an tỉnh từ chối, và có lần còn đánh đập họ. Ông Lượng bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999.
Và một số tin quan trọng khác
===== 08/5 =====
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng vẫn bị biệt giam
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Lê Đình Lượng, người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999, vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư kể từ ngày bị bắt vào ngày 27/7/2017.
Gia đình cũng không được phép gửi thuốc vào cho ông, theo con dâu của ông là cô Nguyễn Thị Xoan.
Đã nhiều lần gia đình đến Công an tình Nghệ An để đòi được thăm gặp, nhưng công an từ chối. Thậm chí, có lần công an còn đưa họ vào phòng kín và đánh đập họ.
——————–
Nhà cầm quyền Nghệ An triệu tập giáo dân Kẻ Gai nhằm trả thù Công giáo
Những ngày vừa qua, những người dân giáo xứ kẻ Gai đang trong tình thế lo lắng và phẫn nộ khi biết tin Phòng PC45 trực thuộc công an tỉnh Nghệ An triệu tập hai người giáo dân đến làm việc với lý do liên quan đến “hành vi bắt giữ người trái phép” hôm xảy ra sự việc ngày 17/12/2017 trước đây.
Theo thông tin của Tin mừng cho Người nghèo (GNsP), công an tỉnh Nghệ An đã gửi giấy triệu tập đến hai giáo dân là anh Nguyễn Văn Ân và Võ Đình Phúc với yêu cầu phải có mặt tại cơ quan cảnh sát điều tra PC45 công an tỉnh Nghệ An vào ngày 07/5 để làm việc vì hành vi liên quan đến việc bắt giữ người trái phép.
Tuy nhiên, cả hai giáo dân đều từ chối nhận giấy triệu tập và cũng không đi đến Sở Công an.
Sự việc diễn ra vào ngày 17/12/2017 như sau: Hưởng ứng lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Đức Nhân chánh xứ Kẻ Gai, bà con giáo dân đã tiến hành sửa sang lại con đường dân sinh, làm mương thuỷ lợi trên mảnh đất của một hộ gia đình trong giáo xứ. Ngay sau đó, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, an ninh đến bao vây bà con giáo dân. Ngoài ra, ông chủ tịch xã Hưng Tây còn huy động 2 xe buýt chở nhóm cờ đỏ đến và ra lệnh chỉ đạo đánh đập bà con giáo dân. Nhận được tin bà con giáo dân Kẻ Gai bị nhóm cờ đỏ vây đánh nên bà con các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh ở lân cận đã đến hỗ trợ. Sau đó, bà con giáo dân đã tìm ông chủ tịch xã Hưng Tây để hỏi lý do vì sao lại huy động nhóm cờ đỏ đến đánh đập người dân nhưng ông này đã lẩn trốn. Tuy nhiên, bà con giáo xứ Kẻ Gai đã “mời” ông phó bí thư xã Hưng Tây, trưởng công an huyện Hưng Nguyên và hai cán bộ huyện tới nhà người dân trong giáo để làm rõ hành vi “Nhóm Cờ Đỏ” đánh bà con giáo dân Kẻ Gai.
Sau đó, bà con giáo dân đã yêu cầu ông Trưởng công an huyện Hưng Nguyên viết bản tường trình sự việc xảy ra hôm 17/12/2017 việc nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An và đại diện là ông chủ tịch xã Hưng Tây đã chỉ đạo nhóm cờ đỏ đánh đập bà con giáo dân. Tiếp sau đó, bà con giáo dân đã viết đơn yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An điều tra, khởi tố vụ án cố ý gây thương tích mà hội nhóm cờ đỏ đã gây ra.
===== 09/5 =====
Blogger Bùi Hiếu Võ bị kết án sau 14 tháng giam giữ
Ngày 09/5, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 4 năm và 6 tháng tù giam đối với blogger Bùi Hiếu Võ với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999.
Blogger Bùi Hiếu Võ bị bắt ngày 17/3/2017. Phía cơ quan an ninh cho biết họ thu giữ 57 bài viết có nội dung chỉ trích chính quyền đăng tải trên trang Facebook cá nhân. Các thông tin được cho là “mang tính quy chụp áp đặt ý kiến, quan điểm cá nhân, xuyên tạc, đả kích chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước, đả kích lãnh đạo và đưa các thông tin giả mạo gây hoang mang dư luận.”
Khôngrõ blogger Bùi Hiếu Võ có được bào chữa bởi luật sự hay không, cũng không có thông tin về sự tham gia của gia đình trong phiên xét xử.
——————–
Blogger Nguyễn Duy Sơn bị bắt với cáo buộc Lợi dụng quyền tự do dân chủ
Ngày 09/5, chính quyền tỉnh Thanh Hoá bắt giữ blogger Nguyễn Duy Sơn với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”theo Điều 331 của BLHS 2015.
Blogger Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ngụ ở phường Bắc Sơn, thànhphốSầm Sơn. Anh từng là cán bộ trường Dự bị Đại học SầmSơn.
Báochí nhà nước nói từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, Nguyễn Duy Sơn đã trực tiếp tạo lập và sử dụng tài khoản facebook có nickname “Nguyễn Sơn” để đăng tải các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.
———————
Một nữ tu bị đánh ngất xỉu, Dòng Thánh Phaolô Hà Nội tuần hành chống chiếm đất
Ngày 09/5, các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội xuống đường tuần hành, một ngày sau khi một nữ tu bị côn đồ đánh ngất xỉu trước mặt lực lượng công an.
Các nữ tu mang theo những biểu ngữ bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp với nội dung yêu cầu dừng xây dựng trên mảnh đất của nhà dòng ở số 5 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm.
Từ tối ngày 07/5 và vào sáng ngày 08/5, một nhóm người cố gắng đưa xe xúc đất và các dụng cụ vào khu đất 5A-5B Quang Trung thuộc Dòng Thánh Phaolô Hà Nội để chuẩn bị xây dựng. Khi các nữ tu ra ngăn cản thì bị một nhóm côn đồ nhục mạ, cầm dùi cui tấn công. Một nữ tu bị đánh ngất xỉu. Các nữ tu cho biết, lực lượng công an địa phương có mặt nhưng làm ngơ để nhóm côn đồ lộng hành. Sau đó các nữ tu đã ra trụ sở ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm yêu cầu nhà chức trách buộc dừng việc xây dựng trên mảnh đất, nhưng không có tác dụng.
Mảnh đất tại số 5 phố Quang Trung thuộc sở hữu của Dòng Thánh Phaolô từ năm 1883. Do biến cố lịch sử, vào tháng 12 năm 1954, một cơ quan y tế của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã thuê nhà của Dòng Thánh. Sau khi cơ quan y tế dọn đi, nhà cầm quyền cộng sản không trả lại cơ sở này cho Dòng Thánh mà bán cho tư nhân. Dòng Thánh Phaolô đến nay còn giữ các văn bản về quyền sở hữu, văn bản cho thuê bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
Vào năm 2016, một người tự nhận sở hữu khu đất của Dòng Thánh đã bắt đầu xây nhà trên mảnh đất này. Khi đó, các nữ tu đã yêu cầu nhà chức trách quận Hoàn Kiếm ngăn chặn việc xây dựng. Nhưng mới đây, các chính quyền quận Hoàn Kiếm và phường Trần Hưng Đạo âm thầm cho phép tư nhân tiến hành việc xây dựng. Được biết Dòng Thánh Phaolô đang cân nhắc làm việc với các luật sư Việt Nam và quốc tế để đưa vụ tranh chấp về khu đất số 5 Quang Trung ra tòa.
===== 10/5 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phongbị đánh trong thời gian giam giữ trước xử án
Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong, người bị kết án 2 năm tù giam chỉ vì không mở cửa xe để mật vụ bắt cóc nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vào ngày 15/5/2017, đã bị giam chung với tù hình sự trong thời gian trước phiên toà, và bị chúng đánh đập nhiều lần.
Thông tin này được chính anh Phong kể lại với gia đình trong buổi gặp trong nhà giam vào ngày 09/5.
Hậuquả của việc bị đánh nhiều lần là giờ đây anh hay bị đau đầu.
Anh mới bị chuyển về trại tù ở tỉnh Hà Tĩnh vào ngày bố của anh bị mất. Anh không được thông báo tin bố mất và chỉ được biết sau khi gọi điện về nhà từ nơi giam giữ mới.
==== 12/5 =====
Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vinh là độc đoán: WGAD
Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán của Liên Hợp quốc (UN Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) nói.
Trong một tài liệu có tiêu đề “Ý kiến của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018: Ý kiến số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam),” WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ôngVịnh.
WGAD đã đưa ra ý kiến này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.
Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội “Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. ÔngVịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.
WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam “đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực”.
WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hoà và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hoà và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.
Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng “Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hoà và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS.”
WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam “không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.
WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.
“Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia” và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR,” WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hoà và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.
Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng “mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên toà để xử ông trong tương lai.
Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.
WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.
Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.
WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.
Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.
WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.
WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.
Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.
Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.
Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.
WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.
WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.
WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.
Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang web của chúng tôi: /defenders-weekly/?post=luu-van-vinh
WGAD là một cơ quan chuyên gia nhân quyền độc lập điều tra các trường hợp bắt giữ và giam giữ độc đoán. Việc bắt giữ và giam giữ độc đoán là việc bắt giam hoặc giam giữ một cá nhân, bởi một Nhà nước, mà không tôn trọng quy trình chuẩn mực. Những hành động này có thể vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
WGAD được thành lập theo nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền cũ vào năm 1991. Đây là một trong những thủ tục đặc biệt chuyên đề được Hội đồng Nhân quyền LHQ giám sát, và do đó là một cơ quan của LHQ.
===========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
May 13, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 19 từ ngày 07 đến 13/5/2018: Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp, bắt giữ blogger Nguyễn Duy Sơn
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 13/5/2018
Chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục chiến dịch đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, bằng việc bắt giữ blogger Nguyễn Duy Sơn với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Blogger Sơn, cựu cán bộ trường Đại học Dự bị Sầm Sơn, được cho là đã đăng tải nhiều bài viết trên trang Facebook cá nhân với nội dung chỉ trích lãnh đạo đảng, nhà nước và Thanh Hoá, một địa phương gần đây có nhiều vụ tai tiếng của lãnh đạo tỉnh về tham nhũng và tình ái.
Ngày 05/5, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án blogger Bùi Hiếu Võ 4 năm và sáu tháng tù giam về cáo buộc Tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 của BLHS 1999. Ông bị bắt vào ngày 17/5 năm ngoái vì 57 bài viết đăng tải trên trang Facebook cá nhân với nội dung chỉ trích chính quyền về thảm hoạ Formosa và cưỡng chế đất đai ở Vũng Tàu.
Không rõ ông có luật sư bào chữa trong phiên toà hay không, và cũng không có thông tin liệu gia đình có được tham dự phiên toà.
Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán của LHQ đã đưa ra ý kiến về vụ bắt giữ và giam giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh, nói rằng vụ bắt giữ ông là độc đoán, vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Cơ quan này kêu gọi Việt Nam trả tự do và bồi thường cho ông Vịnh, cũng như điều tra và trừng phạt những kẻ đã vi phạm luật pháp quốc tế. Việc bắt giữ độc đoán, biệt giam, không đưa ra xét xử trong thời gian ngắn có thể bị coi là tội ác chống lại loài người, cơ quan này nói.
Tù nhân lương tâm, người bị kết án hai năm tù chỉ vì không mở cửa xe để mật vụ bắt nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vào tháng 5 năm 2017, nói với người thân rằng anh bị giam chung với tù thường phạm trong thời gian trước xét xử, và bị chúng đánh nhiều lần. Đây có lẽ là chủ đích của cơ quan công an nhằm trả thù về việc anh đã sát cánh cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục hỗ trợ bà con giáo dân kiện Formosa.
Ngày 11/5, chính quyền Hà Nội đã ngăn cản chị Vũ Minh Khánh, vợ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, chị Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ kỹ sư Phạm Văn Trội, chị Lý Thị Mai, vợ nhà giáo Vũ Văn Hùng, và con gái của ông Nguyễn Văn Túc, không cho họ đến cuộc gặp với một số nhà ngoại giao đến từ Đại Sứ quán Hoa Kỳ, Đức, Australia, và Thuỵ Điển. Công an đã canh giữ nhà họ từ sáng sớm và nói họ không được ra khỏi nhà trong ngày.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư kể từ khi bị bắt giữ vào cuối tháng 7 năm ngoái. Gia đình nhiều lần đề nghị chính quyền Nghệ An cho gặp ông để biết tình hình sức khoẻ, nhưng công an tỉnh từ chối, và có lần còn đánh đập họ. Ông Lượng bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999.
Và một số tin quan trọng khác
===== 08/5 =====
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng vẫn bị biệt giam
Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Lê Đình Lượng, người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999, vẫn chưa được gặp gia đình và luật sư kể từ ngày bị bắt vào ngày 27/7/2017.
Gia đình cũng không được phép gửi thuốc vào cho ông, theo con dâu của ông là cô Nguyễn Thị Xoan.
Đã nhiều lần gia đình đến Công an tình Nghệ An để đòi được thăm gặp, nhưng công an từ chối. Thậm chí, có lần công an còn đưa họ vào phòng kín và đánh đập họ.
——————–
Nhà cầm quyền Nghệ An triệu tập giáo dân Kẻ Gai nhằm trả thù Công giáo
Những ngày vừa qua, những người dân giáo xứ kẻ Gai đang trong tình thế lo lắng và phẫn nộ khi biết tin Phòng PC45 trực thuộc công an tỉnh Nghệ An triệu tập hai người giáo dân đến làm việc với lý do liên quan đến “hành vi bắt giữ người trái phép” hôm xảy ra sự việc ngày 17/12/2017 trước đây.
Theo thông tin của Tin mừng cho Người nghèo (GNsP), công an tỉnh Nghệ An đã gửi giấy triệu tập đến hai giáo dân là anh Nguyễn Văn Ân và Võ Đình Phúc với yêu cầu phải có mặt tại cơ quan cảnh sát điều tra PC45 công an tỉnh Nghệ An vào ngày 07/5 để làm việc vì hành vi liên quan đến việc bắt giữ người trái phép.
Tuy nhiên, cả hai giáo dân đều từ chối nhận giấy triệu tập và cũng không đi đến Sở Công an.
Sự việc diễn ra vào ngày 17/12/2017 như sau: Hưởng ứng lời kêu gọi của Linh mục Nguyễn Đức Nhân chánh xứ Kẻ Gai, bà con giáo dân đã tiến hành sửa sang lại con đường dân sinh, làm mương thuỷ lợi trên mảnh đất của một hộ gia đình trong giáo xứ. Ngay sau đó, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, an ninh đến bao vây bà con giáo dân. Ngoài ra, ông chủ tịch xã Hưng Tây còn huy động 2 xe buýt chở nhóm cờ đỏ đến và ra lệnh chỉ đạo đánh đập bà con giáo dân. Nhận được tin bà con giáo dân Kẻ Gai bị nhóm cờ đỏ vây đánh nên bà con các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh ở lân cận đã đến hỗ trợ. Sau đó, bà con giáo dân đã tìm ông chủ tịch xã Hưng Tây để hỏi lý do vì sao lại huy động nhóm cờ đỏ đến đánh đập người dân nhưng ông này đã lẩn trốn. Tuy nhiên, bà con giáo xứ Kẻ Gai đã “mời” ông phó bí thư xã Hưng Tây, trưởng công an huyện Hưng Nguyên và hai cán bộ huyện tới nhà người dân trong giáo để làm rõ hành vi “Nhóm Cờ Đỏ” đánh bà con giáo dân Kẻ Gai.
Sau đó, bà con giáo dân đã yêu cầu ông Trưởng công an huyện Hưng Nguyên viết bản tường trình sự việc xảy ra hôm 17/12/2017 việc nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An và đại diện là ông chủ tịch xã Hưng Tây đã chỉ đạo nhóm cờ đỏ đánh đập bà con giáo dân. Tiếp sau đó, bà con giáo dân đã viết đơn yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An điều tra, khởi tố vụ án cố ý gây thương tích mà hội nhóm cờ đỏ đã gây ra.
===== 09/5 =====
Blogger Bùi Hiếu Võ bị kết án sau 14 tháng giam giữ
Ngày 09/5, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 4 năm và 6 tháng tù giam đối với blogger Bùi Hiếu Võ với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của BLHS 1999.
Blogger Bùi Hiếu Võ bị bắt ngày 17/3/2017. Phía cơ quan an ninh cho biết họ thu giữ 57 bài viết có nội dung chỉ trích chính quyền đăng tải trên trang Facebook cá nhân. Các thông tin được cho là “mang tính quy chụp áp đặt ý kiến, quan điểm cá nhân, xuyên tạc, đả kích chống đối chính sách của Đảng và Nhà nước, đả kích lãnh đạo và đưa các thông tin giả mạo gây hoang mang dư luận.”
Khôngrõ blogger Bùi Hiếu Võ có được bào chữa bởi luật sự hay không, cũng không có thông tin về sự tham gia của gia đình trong phiên xét xử.
——————–
Blogger Nguyễn Duy Sơn bị bắt với cáo buộc Lợi dụng quyền tự do dân chủ
Ngày 09/5, chính quyền tỉnh Thanh Hoá bắt giữ blogger Nguyễn Duy Sơn với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”theo Điều 331 của BLHS 2015.
Blogger Nguyễn Duy Sơn, sinh năm 1981, ngụ ở phường Bắc Sơn, thànhphốSầm Sơn. Anh từng là cán bộ trường Dự bị Đại học SầmSơn.
Báochí nhà nước nói từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018, Nguyễn Duy Sơn đã trực tiếp tạo lập và sử dụng tài khoản facebook có nickname “Nguyễn Sơn” để đăng tải các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá.
———————
Một nữ tu bị đánh ngất xỉu, Dòng Thánh Phaolô Hà Nội tuần hành chống chiếm đất
Ngày 09/5, các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Hà Nội xuống đường tuần hành, một ngày sau khi một nữ tu bị côn đồ đánh ngất xỉu trước mặt lực lượng công an.
Các nữ tu mang theo những biểu ngữ bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp với nội dung yêu cầu dừng xây dựng trên mảnh đất của nhà dòng ở số 5 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm.
Từ tối ngày 07/5 và vào sáng ngày 08/5, một nhóm người cố gắng đưa xe xúc đất và các dụng cụ vào khu đất 5A-5B Quang Trung thuộc Dòng Thánh Phaolô Hà Nội để chuẩn bị xây dựng. Khi các nữ tu ra ngăn cản thì bị một nhóm côn đồ nhục mạ, cầm dùi cui tấn công. Một nữ tu bị đánh ngất xỉu. Các nữ tu cho biết, lực lượng công an địa phương có mặt nhưng làm ngơ để nhóm côn đồ lộng hành. Sau đó các nữ tu đã ra trụ sở ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm yêu cầu nhà chức trách buộc dừng việc xây dựng trên mảnh đất, nhưng không có tác dụng.
Mảnh đất tại số 5 phố Quang Trung thuộc sở hữu của Dòng Thánh Phaolô từ năm 1883. Do biến cố lịch sử, vào tháng 12 năm 1954, một cơ quan y tế của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt đã thuê nhà của Dòng Thánh. Sau khi cơ quan y tế dọn đi, nhà cầm quyền cộng sản không trả lại cơ sở này cho Dòng Thánh mà bán cho tư nhân. Dòng Thánh Phaolô đến nay còn giữ các văn bản về quyền sở hữu, văn bản cho thuê bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
Vào năm 2016, một người tự nhận sở hữu khu đất của Dòng Thánh đã bắt đầu xây nhà trên mảnh đất này. Khi đó, các nữ tu đã yêu cầu nhà chức trách quận Hoàn Kiếm ngăn chặn việc xây dựng. Nhưng mới đây, các chính quyền quận Hoàn Kiếm và phường Trần Hưng Đạo âm thầm cho phép tư nhân tiến hành việc xây dựng. Được biết Dòng Thánh Phaolô đang cân nhắc làm việc với các luật sư Việt Nam và quốc tế để đưa vụ tranh chấp về khu đất số 5 Quang Trung ra tòa.
===== 10/5 =====
Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phongbị đánh trong thời gian giam giữ trước xử án
Tù nhân lương tâm Nguyễn Nam Phong, người bị kết án 2 năm tù giam chỉ vì không mở cửa xe để mật vụ bắt cóc nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vào ngày 15/5/2017, đã bị giam chung với tù hình sự trong thời gian trước phiên toà, và bị chúng đánh đập nhiều lần.
Thông tin này được chính anh Phong kể lại với gia đình trong buổi gặp trong nhà giam vào ngày 09/5.
Hậuquả của việc bị đánh nhiều lần là giờ đây anh hay bị đau đầu.
Anh mới bị chuyển về trại tù ở tỉnh Hà Tĩnh vào ngày bố của anh bị mất. Anh không được thông báo tin bố mất và chỉ được biết sau khi gọi điện về nhà từ nơi giam giữ mới.
==== 12/5 =====
Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vinh là độc đoán: WGAD
Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán của Liên Hợp quốc (UN Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) nói.
Trong một tài liệu có tiêu đề “Ý kiến của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018: Ý kiến số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam),” WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ôngVịnh.
WGAD đã đưa ra ý kiến này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.
Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội “Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. ÔngVịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.
WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam “đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực”.
WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hoà và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hoà và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.
Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng “Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hoà và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS.”
WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam “không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.
WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.
“Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia” và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR,” WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hoà và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.
Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng “mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên toà để xử ông trong tương lai.
Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.
WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.
Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.
WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.
Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.
WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.
WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.
Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.
Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.
Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.
WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.
WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.
WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.
Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.
Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang web của chúng tôi: /defenders-weekly/?post=luu-van-vinh
WGAD là một cơ quan chuyên gia nhân quyền độc lập điều tra các trường hợp bắt giữ và giam giữ độc đoán. Việc bắt giữ và giam giữ độc đoán là việc bắt giam hoặc giam giữ một cá nhân, bởi một Nhà nước, mà không tôn trọng quy trình chuẩn mực. Những hành động này có thể vi phạm luật nhân quyền quốc tế.
WGAD được thành lập theo nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền cũ vào năm 1991. Đây là một trong những thủ tục đặc biệt chuyên đề được Hội đồng Nhân quyền LHQ giám sát, và do đó là một cơ quan của LHQ.
===========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây