Việc bắt giữ nhà hoạt động Lưu Văn Vinh là độc đoán: WGAD

image (17)

Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh, người hiện đang bị giam tại Khám Chí Hoà (thành phố Hồ Chí Minh) vì cáo buộc theo Điều 79 của BLHS 1999

 

Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 13/5/2018

 

Việc bắt giữ nhà hoạt động dân chủ Lưu Văn Vịnh của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh là độc đoán và ông cần được trả tự do ngay lập tức, Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán của Liên Hợp quốc (UN Working Group on Arbitrary Detention- WGAD) nói.

 

Trong một tài liệu có tiêu đề “Ý kiến ​​của Nhóm Công tác về Bắt giữ độc đoán tại phiên họp thứ tám, 17-26 tháng 4 năm 2018: Ý kiến ​​số 35/2018 liên quan đến Lưu Văn Vịnh (Việt Nam),” WGAD nói chiểu theo Điều 9 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR) thì Việt Nam không có cơ sở pháp lý nào trongviệc bắt giữ và giam giữ ôngVịnh.

 

WGAD đã đưa ra ý kiến ​​này sau khi nhận được khiếu nại từ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) về việc bắt giữ và giam giữ ông Vinh, và trao đổi với chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Ngoại giao, về vụ việc của ông Vịnh.

 

Ông Vịnh bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 và bị buộc tội “Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Vụ bắt giữ này liên quan đến việc ông thành lập Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết vào giữa tháng 7 năm 2016. ÔngVịnh đã tuyên bố rời tổ chức này vài ngày trước khi bị bắt. Ông hiện đang bị giam giữ tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

WGAD cho biết trong trường hợp của ông Vịnh, chính phủ Việt Nam “đã không trưng ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh rằng hành vi của ông Vịnh là bạo lực”.

 

WGAD nhắc lại rằng việc thể hiện ý kiến, bao gồm những ý kiến ​​bất đồng, cho dù không phù hợp với chính sách của chính phủ, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Tương tự, bằng cách tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hoà và thiết lập liên minh nhằm thúc đẩy dân chủ, ông Vịnh đã thực hiện quyền tự do của mình về bày tỏ chính kiến ôn hoà và lập hội quy định trong Điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights- UDHR) và các Điều 21 và 22 của ICCPR.

 

Giới hạn cho phép đối với quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội ôn hòa theo Điều 19 (3), 21 và 22 (2) của ICCPR không áp dụng trong trường hợp ông Vịnh, WGAD nói, cho biết thêm rằng “Chính phủ Việt Nam đã không chứngminh được rằng việc ông Vịnh tham gia biểu tình ôn hoà và thể hiệ quan điểm lại có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, an ninh và trật tự công cộng, và  cũng không giải thích sự hợp lý và cần thiết về việc cáo buộc ông theo Điều 79 BLHS.”

 

WGAD nói rằng chính phủ Việt Nam “không cung cấp bằng chứng về bất kỳ hành động bạo lực nào đối với nhữngngười bị cáo buộc theo Điều 79, và rằng nếu không có thông tin như vậy, các cáo buộc và án phạt theo Điều 79 không thể được coi là phù hợp với UDHR và ICCPR. Nhóm yêu cầu chính phủ Việt Nam sửa đổi luật của mình để xác định rõ các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh quốc gia và nêu rõ những gì bị cấm mà không có bất kỳ sự mơ hồ nào.

 

WGAD thấy rằng Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999 rất mơ hồ và quá rộng khiến cho các cá nhân chỉ đơn thuần thực hiện các quyền của họ một cách hòa bình có thể bị bỏ tù.

 

“Mọi người đều có quyền, cá nhân và kết hợp với người khác, để thúc đẩy và đấutranh cho việc bảo vệ và thực hiện quyền con người và tự do cơ bản ở cấp quốc tế và quốc gia” và gặp gỡ hoặc lập hội một cách ôn hòa với mục đích quảng bá và bảo vệ quyền con người như đã được quy định bởi UDHR,” WGAD nói, kết luận rằng việc tước quyền tự do của ông Vịnh chỉ vì thực thi các quyền tự do về biểu đạt ý kiến, hội họp ôn hoà và lập hội, cũng như quyền tham gia vào công việc công cộng, là trái với Điều 7 của UDHR và Điều 26 của ICCPR.

 

Coi việc bắt giữ ông Vịnh là độc đoán, WGAD nói rằng “mong muốn Việt Nam không tổ chức phiên toà để xử ông trong tương lai.

 

Dựa trên thông tin do Người Bảo vệ Nhân quyền cung cấp, chính quyền Việt Nam đã vi phạm quyền của ông Vịnh trong thời gian bị tạm giam trong gần 18 tháng kể từ khi bị bắt vào ngày 6 tháng 11 năm 2016. Nếu ôngVịnh không được xét xử trong một thời gian hợp lý, ông có quyền được trả tự do theo Điều 9 (3) của ICCPR, WGAD nói.

 

WGAD cho biết việc giam giữ ông Vịnh có thể coi là vi phạm Công ước chống Tra tấn (International Convention against Torture- CAT), và tự nó có thể bị coi là tra tấn hoặc đối xử tàn tệ. Việc giam giữ ông Vịnh vi phạm Điều 9,10 và 11 (1) của UDHR và Điều 9 của ICCPR.

 

Việc từ chối gặp mặt giữa ông Vịnh và gia đình ông trong gần một năm là sự vi phạm quyền liên lạc với thế giới bên ngoài theo các Quy tắc 43 (3) và 58 của Quy định tối thiểu của Liên Hiệp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Mandela), WGAD nói.

 

WGAD cho biết việc ông Vinh đã bị từ chối tiếp cận luật sư gần một năm trong thời gian bị giam giữ, kể cả trong thời gian điều tra trước khi xét xử, là sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý quy định bởi Điều 10 và 11 (1) của UDHR và Điều 14 (3) của ICCPR.

 

Tất cả những người bị tước quyền tự do đều có quyền được trợ giúp pháp lý bởi luật sư họ lựa chọn bất cứ lúc nào trong thời gian bị giam giữ, WGADnói,cho biết thêm việc từ chối tiếp cận trợ giúp pháp lý trong quá trình điều tra là rất quan ngại, nhất là trong các vụ án với cáo buộc về an ninh quốc gia theo Điều 79 BLHS.

 

WGAD kết luận rằng những hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng này cũng nghiêm trọng như sự tước đoạt tự do của ông Vịnh một cách độc đoán.

 

WGAD tuyên bố rằng không thể chấp nhận việc sách nhiễu các thành viên trong gia đình của một người bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức quấy rối hoặc đe dọa nào và chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ ông Vịnh và gia đình ông. Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về cáo buộc rằng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã quấy rối gia đình ông Vịnh, buộc vợ ông phải bỏ việc và tìm kiếm việc làm thay thế để hỗ trợ gia đình và cung cấp thức ăn bổ sung cho ông  trong khi ông đang bị giam giữ. Nhóm kêu gọi chính phủ Việt Nam truy tố những kẻ phạm tội quấy rối gia đình ông.

 

Trường hợp của ông Vịnh là một trong nhiều trường hợp được báo cáo lên WGAD trong những năm gần đây liên quan đến việc tước quyền tự do của người hoạt động ở Việt Nam, nhóm cho biết. Nhóm nhắc lại rằng trong những trường hợp nhất định, việc giam cầm và tước đoạt tự do có hệ thốngvi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

 

Trong kết luận của mình, WGAD xác nhận rằng việc tước đoạt tự do của Lưu Văn Vịnh trái với Điều 2, 6, 7, 8, 9, 11 (1), 19, 20 và 21 (1) của UDHR và Điều 2 ( 1 và 3), 9, 14, 16, 19, 21, 22, 25 (a) và 26 của ICCPR và bị coi là độc đoán.

 

Cơ quan này yêu cầu chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Vịnh không chậm trễ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, bao gồm các tiêu chuẩn được quy định bởi UDHR và ICCPR.

 

WGAD xem xét rằng, có tính đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là nguy cơ gây hại cho sức khỏe của ông Vinh, biện pháp khắc phục thích hợp là phóng thích ông Vịnh ngay lập tức và bồi thường cho ông phù hợp với luật pháp quốc tế.

 

WGAD kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo một cuộc điều tra đầy đủ và độc lập về hoàn cảnh xung quanh việc tước đoạt quyền tự do của ông Vịnh và đưa ra các biện pháp thích hợp chống lại những kẻ chịu trách nhiệm về việc vi phạm các quyền của ông.

 

WGAD yêu cầu Việt Nam sửa đổi luật pháp của mình, bao gồm bất kỳ điều khoản nào tương đương với Điều 79 trong Bộ luật hình sự 1999, phù hợp với các khuyến nghị được đưa ra trong các kỳ kiểm định nhân quyền và với các cam kết của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

 

Ông Lưu Văn Vịnh, cũng như bạn ông Nguyễn Văn Đức Đô, được coi là tù nhân lương tâm của Ân xá Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại London. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, ba tuần sau khi bị giam giữ, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở Đông Nam Á kêu gọi Việt Nam trả tự do cho hai ông ngay lập tức và vô điều kiện.

 

Để biết thêm thông tin về trường hợp của ông Vinh, hãy vào trang web của chúng tôi: /defenders-weekly/?post=luu-van-vinh

 

WGAD là một cơ quan chuyên gia nhân quyền độc lập điều tra các trường hợp bắt giữ và giam giữ độc đoán. Việc bắt giữ và giam giữ độc đoán là việc bắt giam hoặc giam giữ một cá nhân, bởi một Nhà nước, mà không tôn trọng quy trình chuẩn mực. Những hành động này có thể vi phạm luật nhân quyền quốc tế.

 

WGAD được thành lập theo nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền cũ vào năm 1991. Đây là một trong những thủ tục đặc biệt chuyên đề được Hội đồng Nhân quyền LHQ giám sát, và do đó là một cơ quan của LHQ.