Malaysia đang trải qua thời khắc lịch sử.
Trong cuộc bầu cử ngày 9/5 vừa rồi, liên minh cầm quyền ở Malaysia đã thất bại trong ngỡ ngàng sau 61 năm đằng đẵng cai trị.
Suốt một tuần nay, người người ở nơi nơi đang nâng ly chúc tụng cho công cuộc cải cách chính trị sôi nổi ở Malaysia. Giữa những hân hoan xen lẫn nhiều hồ nghi, chúng ta hãy xem xét ba triển vọng chính mà bước ngoặt bầu cử vừa rồi mang lại cho nền dân chủ ở xứ quốc đảo liên bang này.
Giải quyết vấn đề chia rẽ mang tính lịch sử
Người ta thường hay nhắc tới Singapore như một hình mẫu tiêu biểu của kiểu quốc gia tuy đa đảng nhưng lại độc tài. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Lý Quang Diệu vẫn luôn nắm quyền tại Singapore từ năm 1959 cho tới tận ngày nay.
Song ít ai để ý rằng đất nước láng giềng sát vách của nó cũng thuộc chế độ lai tương tự.
Trong suốt 61 năm qua, Malaysia luôn nằm dưới sự cai trị của Tổ chức Quốc gia Mã Lai Thống nhất (UMNO) nằm trong Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN). Liên minh này kiểm soát cơ quan lập pháp, thay đổi hiến pháp theo ý muốn, kiềm chế các cơ quan tư pháp, và kiểm soát các phương tiện truyền thông. Mang hình thức đa đảng, song chính quyền Malaysia hành xử chẳng khác nào một quốc gia độc tài.
Sở dĩ Liên minh BN liên tục nắm quyền, một phần là do thao túng bầu cử, song phần lớn là nhờ nó đại diện cho tộc người Mã Lai vốn chiếm khoảng hai phần ba dân số Malaysia.
Số còn lại gồm các nhóm người gốc Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều sắc dân thiểu số khác. Họ là các nhóm ngoài lề xã hội, liên tục bị đàn áp và bị gạt ra khỏi quá trình quyết sách.
Hàng ngàn người ủng hộ liên minh cầm quyền BN diễu hành tại Kuala Lumpur vào ngày 16/9/2015 để khẳng định sự thống trị chính trị của tộc người Mã Lai. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.
Trước đây, không nhà quan sát nào có thể hình dung ra cảnh tượng các nhóm thiểu số này tập hợp lại với nhau thành một liên minh. Họ bi quan rằng BN ở Malaysia sẽ ngồi mãi trên ngai vàng như PAP ở Singapore vậy, bởi nền chính trị Malaysia vốn mang những chia rẽ sâu sắc về sắc tộc. Làm sao mà những người Hồi giáo ôn hòa, người gốc Hoa, người gốc Ấn, và các nhóm cánh tả – với vô vàn khác biệt về quan điểm chính trị và tôn giáo – lại có thể về chung dưới một ngọn cờ để chống lại BN?
Ấy vậy mà vào năm 1999, một liên minh như vậy đã ra đời, với tên gọi Liên minh Nhân dân (PR) vốn là tiền thân của Liên minh Hy vọng (PH) giành chiến thắng bầu cử hôm 9/5 vừa rồi.
Quy tụ dưới trướng PH, các đảng thiểu số luôn nỗ lực hợp tác để chống lại BN. Trong khi họ mang những quan điểm khác nhau về vấn đề tôn giáo và ưu tiên chính sách, song họ vẫn chia sẻ chung một đường hướng cải cách chính trị, kiểm soát tham nhũng, và thúc đẩy dân chủ. Họ đã đặt sang một bên những khác biệt về ý thức hệ để tập trung vào mục tiêu chung là loại bỏ chính quyền độc tài BN.
Một điều thú vị là, người dẫn dắt PH đối đầu với BN trong cuộc bầu cử vừa rồi lại là nhà độc tài khét tiếng Mahathir Mohamad từng thống lãnh BN trong suốt 22 năm.
Câu chuyện còn hấp dẫn hơn khi ta biết rằng Anwar Ibrahim, người đồng đội sát cánh cùng Mahathir trong chiến thắng bầu cử vừa qua, lại chính là địch thủ một thời của Mahathir.
Đó là câu chuyện của hai mươi năm trước.
Wan Azizah Wan Ismail (trái), vợ của lãnh đạo PH Anwar Ibrahim (phải), vừa được bầu làm phó thủ tướng. Ảnh: Kamarul Akhir/AFP/Getty Images.
Cuộc khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997 đã gây ra một phen náo loạn chính trị ở Malaysia. Xung đột với phó thủ tướng Anwar về cách thức giải quyết khủng hoảng, lại bị ám ảnh bởi vụ lật đổ Suharto tại nước láng giềng Indonesia trước đó, thủ tướng Mahathir đã sa thải Anwar vì lo ngại cho vị trí quyền lực của mình.
Anwar nhanh chóng kêu gọi một phong trào Reformasi đòi cải cách chính trị với hơn 200 ngàn người tham gia biểu tình tại Kuala Lumpur vào năm 1998. Ngay trong đêm đó, cảnh sát đã bắt giữ và đánh đập Anwar thậm tệ. Chính quyền còn khép Anwar vào tội “loạn dâm” (sodomy) và bỏ tù ông với cáo buộc rằng ông có quan hệ tình dục với một người đồng giới. Từ đó, vợ của Anwar thay mặt chồng nắm quyền lãnh đạo phe đối lập.
Thế nhưng, hai “kỳ phùng địch thủ” này lại sẵn sàng bắt tay nhau để lật đổ chính quyền Najib.
Số là, khi mới lên nắm quyền hồi năm 2009, thủ tướng Najib đã sử dụng ngân sách nhà nước để thu hút sự ủng hộ chính trị cho chính mình. Để chi cho các sáng kiến dân túy này, Najib đã dùng tới khoảng 20 tỷ đôla ngân sách trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Gây sốc nhất phải kể tới vụ bê bối tham nhũng năm 2015. Trong vụ này, Najib bị cáo buộc là đã động tới 3,2 tỷ đôla trong quỹ phát triển 1MDB, bòn rút khoảng 700 triệu đôla vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình, và thậm chí còn mua tặng cho vợ các món đồ trang sức trị giá nhiều triệu đôla.
Không chấp nhận nổi hành vi tham nhũng trắng trợn này, Mahathir đã tuyên bố chống lại Najib, người từng do ông một tay nâng đỡ.
Mahathir quay trở lại chính trường, thành lập nên Đảng Dân bản địa Malaysia Thống nhất (PPBM) để gia nhập vào liên minh PH nhằm lật đổ Najib. Chỉ bốn tháng trước khi cuộc bầu cử 2018 được tổ chức, liên minh PH đã chỉ định Mahathir làm ứng cử viên chạy đua cho ghế thủ tướng.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhiệm kỳ 2009-2018. Ảnh: Newsweek.
Và Mahathir đã thắng một cú ngoạn mục. Liên minh PH giành được 121 ghế trong quốc hội, đồng thời bỏ xa đối thủ tới 14% số phiếu phổ thông. Kể từ ngày giành độc lập, đây là lần đầu tiên phe đối lập ở Malaysia giành chiến thắng.
Với đa dạng các thành phần đảng phái, liên minh PH đã phản ánh một khuynh hướng mới, trong đó câu chuyện bản sắc được thay thế bằng một hình ảnh liên minh liên sắc tộc, liên tôn giáo, liên quan điểm chính trị. Tinh thần hợp tác bình đẳng và cấp tiến này không chỉ hấp dẫn đối với những nhóm người thiểu số, mà còn lôi cuốn nhiều cử tri trẻ tuổi.
Từ đây chúng ta hoàn toàn có lý do để kỳ vọng rằng, trong nền dân chủ mới ở Malaysia, vấn đề chia rẽ sắc tộc sẽ dần được gỡ rối, và rồi tất cả các cộng đồng đều sẽ được đại diện và tôn trọng như nhau.
Sự tham chính của người dân giúp vận hành nền dân chủ
Kết quả cuộc bầu cử năm 1999 khiến cho BN phải e dè lo sợ. 40% số phiếu phổ thông và gần một phần năm số ghế quốc hội đã rơi vào tay PR.
Rõ ràng nỗi bất mãn của người dân trước chính quyền độc tài đang lên cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế và xáo động nội bộ Liên minh BN năm 1997-1998. Họ đã thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng cách bỏ phiếu cho phe đối lập.
Đứng trước bờ vực bị lật đổ, BN giở đủ mánh khóe: họ vẽ lại ranh giới bầu cử, bổ sung thêm 26 ghế trong quốc hội cho chính mình, tích cực chi tiền vào các chính sách dân túy để lấy lòng giới nông dân, hứa hẹn cải cách chính trị, và lên kế hoạch diệt trừ tham nhũng. Xuôi tai trước những lời hứa hẹn, người dân Malaysia đã quay trở lại ủng hộ BN vào cuộc bầu cử năm 2004.
Nhưng mọi nỗ lực đều bất thành khi Thủ tướng Abdullah của BN không thể nào kiểm soát được trật tự chính trị sau khi lên nắm quyền.
Người dân đổ xuống đường biểu tình trong phong trào Bersih nhằm kêu gọi cải cách chính trị ở Malaysia. Ảnh: The Conservation.
Các nhóm lợi ích và quân phiệt của BN đã bám rễ quá sâu trong bộ máy. Mỗi khi Abdullah động đến quyền lợi của họ, thì họ sẽ ra tay phong tỏa các chính sách. Tiêu biểu như, vào năm 2005, sau một vụ bê bối ngược đãi công dân Trung Quốc ở Malaysia, Abdullah đã thành lập Ủy ban Độc lập về khiếu nại hành vi của cảnh sát nhưng nó đã bị các quan chức cảnh sát cấp cao giải tán ngay lập tức. Những xung đột chính trường như vậy đã đẩy căng thẳng sắc tộc và tôn giáo lên cao trong thời kỳ của Abdullah.
Đứng trước tình cảnh đó, người dân Malaysia hiểu ra rằng, không thể nào có một cải cách nội bộ trong BN. Hoặc là lật đổ BN, hoặc phải chấp nhận hiện trạng chính trị nếu để BN nắm quyền mãi mãi.
Một loạt các cuộc biểu tình đã quét qua Kuala Lumpur suốt những năm 2005 đến 2007. Các luật sư biểu tình phản đối hành động mua bán ghế thẩm phán, người Mã Lai gốc Ấn lên án chính quyền động tới những ngôi đền Hindu, và một cuộc “tuần hành vì dân chủ” nổ ra thu hút khoảng 50 ngàn người.
Nhu cầu cải cách bầu cử đã trở thành một điểm nhấn của Malaysia. Để đòi hỏi một sân chơi bầu cử bình đẳng hơn, một liên minh gồm hơn sáu mươi nhóm xã hội dân sự có tên Bersih (Liên minh vì các cuộc Bầu cử trong sạch và công bằng) đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn kêu gọi dân chủ trong suốt 10 năm trở lại đây.
Đây quả là mảnh đất màu mỡ cho phe đối lập giành lấy phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử năm 2008, PR đã giành tới 82 ghế trong tổng số 222 ghế của Quốc hội.
Bất chấp chính quyền BN ra sức vẽ lại ranh giới bầu cử, kiểm soát hầu hết báo đài, tăng lương công chức, đổ tiền vào các chương trình phúc lợi nông thôn, và đàn áp các nhà hoạt động, BN lại một lần nữa rơi vào hoang mang tột độ khi nhận được kết quả bầu cử năm 2013.
Dù không thắng cử, song PR giành tới 51% số phiếu phổ thông. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy người dân đang hết mình ủng hộ PR để chống lại BN, bất chấp BN sở hữu một bộ máy tuyên truyền chuyên nghiệp với nguồn tiền khổng lồ dành cho các chính sách dân túy.
Song, chính kỳ bầu cử 2018 mới làm nổi bật hẳn tinh thần tham chính của người dân Malaysia.
Chiến thắng của Liên minh PH với 47% số phiếu phổ thông đã cho thấy rằng, sức mạnh của người dân có thể đẩy lùi cả một liên minh BN hùng mạnh, vốn đã quá nổi tiếng với những chiêu trò gian lận bầu cử và thao túng truyền thông.
Với tinh thần tích cực tham chính của cả người dân lẫn các tổ chức xã hội dân sự như vậy, chắc chắn nền dân chủ Malaysia sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Liên minh BN trong chiến dịch tranh cử năm 2018 với tuyên ngôn “Make My Country Great With BN” và những lời hứa hẹn như “cung cấp 3 triệu việc làm”, song vẫn thất bại. Ảnh: The Star/ Asia News Network.
Kinh tế ổn định là nền tảng để cải cách chính trị
Cũng giống như di sản kinh tế mà Park Chung Hee đã để lại làm tiền đề giúp Hàn Quốc dân chủ hóa một cách thuận lợi, hay Quốc dân Đảng đã xây dựng nền kinh tế vững chãi để làm bàn đạp cải tổ nền chính trị Đài Loan, thì ngày nay có thể coi Malaysia là một trường hợp tương tự.
Không thể phủ nhận rằng thành tựu này đến từ 61 năm cầm quyền của UMNO trong liên minh BN.
Mahathir là thủ tướng nắm quyền lâu nhất tại Malaysia với 22 năm cầm quyền, từ 1981 tới 2003. Ông thường được so sánh với Lý Quang Diệu ở Singapore: Một nhà kỹ trị đã kéo nền kinh tế đất nước đi lên bằng những chính sách cứng rắn.
Không chỉ vậy, Mahathir còn là kiến trúc sư thiết lập nên một hệ thống kinh tế tập trung đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Dưới thời Mahathir, bất chấp các vi phạm nhân quyền, BN hầu như không gặp một áp lực quốc tế nào. Mỹ và châu Âu vẫn coi sự cầm quyền vững chắc của BN như một pháo đài ổn định về chính trị để dễ dàng đầu tư.
Dù rời ghế Thủ tướng vào năm 2003, nhưng đường lối kinh tế của Mahathir vẫn đầy sức ảnh hưởng đối với chính trường Malaysia, nhờ mối liên hệ chặt chẽ của Mahathir với các nhóm bảo trợ, thân hữu trong liên minh BN.
Nhờ đó, Malaysia có một nền kinh tế ổn định và thể chế mạnh. Thành tựu này giúp Malaysia được trang bị tốt về mặt thể chế để có thể sẵn sàng chuyển giao quyền lực mà không rơi vào hỗn loạn.
Ngoài ra, nền kinh tế ổn định ở Malaysia còn tạo ra một tầng lớp trung lưu lớn với nhận thức chính trị ôn hòa, đây chính là lực lượng then chốt để thúc đẩy các cải cách chính trị trong kỷ nguyên dân chủ mới.
Những thách thức phía trước
Song ta cũng không nên lạc quan một cách phiến diện.
Mahathir từng là một bàn tay sắt độc tài với những chính sách cực kỳ phân biệt chủng tộc và đàn áp tôn giáo. Dẫu ông hứa hẹn rằng sẽ nhượng lại quyền lực cho Anwar 2 năm sau, nhưng chưa ai dám chắc điều gì có thể xảy ra.
Thậm chí, chiến thắng của Mahathir và Liên minh PR lần này quả thực nhuốm màu dân túy.
Người dân chào đón Mahathir khi ông vừa đắc cử thủ tướng năm 2018. Ảnh: The National.
Trong kỳ tranh cử vừa rồi, PR cố gắng cạnh tranh với BN bằng cách tung ra các đề xuất dân túy, như giảm giá nhà đất, cắt giảm thuế, bỏ phí cầu đường. Không ai thực sự biết liệu PR có khả năng thực hiện các sáng kiến này hay không, và bằng cách nào. Nhất là khi đây là lần đầu tiên PR lên nắm quyền.
Mặc dù PR đã thực hiện tốt việc quản trị ở cấp tiểu bang trong 5 năm qua, song họ thiếu một nghị trình kinh tế vĩ mô rõ ràng. Một Mahathir dày dặn kinh nghiệm cũng không đủ để gồng gánh cả một liên minh hãy còn đầy bỡ ngỡ.
Nền dân chủ ở Malaysia, dù đầy triển vọng, vẫn luôn cần sự tham gia và giám sát liên tục của người dân.
Bởi dân chủ không chỉ là kết quả của một cuộc bầu cử, mà nó là cả một quá trình.
Tài liệu tham khảo
- Aurel Croissant, Philip Lorenz; 2018; Chương 6 “Malaysia: Competitive Authoritarianism in a Plural Society” trong sách Comparative Politics of Southeast Asia: An Introduction to Governments and Political Regimes; Springer International Publishing; trang 141 – 176.
- Joan M. Nelson; “Will Malaysia Follow The Path of Taiwan And Mexico?”; Journal of Democracy 25:3; 2014; trang 105 – 119.
- Dan Slater; “Southeast Asia – Strong-state Democratization in Malaysia And Singapore”; Journal of Democracy 23:2; 2012; trang 19 – 33.
- Bridget Welsh; “Malaysia’s Elections: A Step Backward”, Journal of Democracy 24:4; 2013; trang 136 – 150.
- Bridget Welsh; “Malaysia in 2004: Out of Mahathir’s Shadow?”; Asian Survey 45:1; 2005; trang 153 – 160.
- Ben Thirkell-White; “Political Islam and Malaysian Democracy”; Democratization 13:3; 2006; trang 421 – 441.
- Kai Ostwald; “How to Win a Lost Election: Malapportionment and Malaysia’s 2013 General Election”; Journal of International Affairs 102:6; 2013; trang 521 – 532.
- Chamil Wariya; “Leadership Change and Security in Malaysia: From the Days of the Tunku to Dr Mahathir Mohamad”; Contemporary Southeast Asia 11:2; 1989; trang 160 – 185.
- John Funston; “Challenge and Response in Malaysia: The UMNO Crisis and the Mahathir Style”; The Pacific Review 1:4; 1988; trang 363 – 373.
- Maznah Mohamad; “Malaysia in 2002: Bracing for a Post-Mahathir Future”; Southeast Asian Affairs; 2003; trang 149 – 167.
- “Malaysia After Mahathir”, Strategic Comments 8:6; 2002; trang 1 – 2.
May 16, 2018
Dân chủ ở Malaysia vừa thắng lớn: Xem xét ba triển vọng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Malaysia đang trải qua thời khắc lịch sử.
Trong cuộc bầu cử ngày 9/5 vừa rồi, liên minh cầm quyền ở Malaysia đã thất bại trong ngỡ ngàng sau 61 năm đằng đẵng cai trị.
Suốt một tuần nay, người người ở nơi nơi đang nâng ly chúc tụng cho công cuộc cải cách chính trị sôi nổi ở Malaysia. Giữa những hân hoan xen lẫn nhiều hồ nghi, chúng ta hãy xem xét ba triển vọng chính mà bước ngoặt bầu cử vừa rồi mang lại cho nền dân chủ ở xứ quốc đảo liên bang này.
Giải quyết vấn đề chia rẽ mang tính lịch sử
Người ta thường hay nhắc tới Singapore như một hình mẫu tiêu biểu của kiểu quốc gia tuy đa đảng nhưng lại độc tài. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Lý Quang Diệu vẫn luôn nắm quyền tại Singapore từ năm 1959 cho tới tận ngày nay.
Song ít ai để ý rằng đất nước láng giềng sát vách của nó cũng thuộc chế độ lai tương tự.
Trong suốt 61 năm qua, Malaysia luôn nằm dưới sự cai trị của Tổ chức Quốc gia Mã Lai Thống nhất (UMNO) nằm trong Liên minh Mặt trận Quốc gia (BN). Liên minh này kiểm soát cơ quan lập pháp, thay đổi hiến pháp theo ý muốn, kiềm chế các cơ quan tư pháp, và kiểm soát các phương tiện truyền thông. Mang hình thức đa đảng, song chính quyền Malaysia hành xử chẳng khác nào một quốc gia độc tài.
Sở dĩ Liên minh BN liên tục nắm quyền, một phần là do thao túng bầu cử, song phần lớn là nhờ nó đại diện cho tộc người Mã Lai vốn chiếm khoảng hai phần ba dân số Malaysia.
Số còn lại gồm các nhóm người gốc Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều sắc dân thiểu số khác. Họ là các nhóm ngoài lề xã hội, liên tục bị đàn áp và bị gạt ra khỏi quá trình quyết sách.
Hàng ngàn người ủng hộ liên minh cầm quyền BN diễu hành tại Kuala Lumpur vào ngày 16/9/2015 để khẳng định sự thống trị chính trị của tộc người Mã Lai. Ảnh: Manan Vatsyayana/AFP.
Trước đây, không nhà quan sát nào có thể hình dung ra cảnh tượng các nhóm thiểu số này tập hợp lại với nhau thành một liên minh. Họ bi quan rằng BN ở Malaysia sẽ ngồi mãi trên ngai vàng như PAP ở Singapore vậy, bởi nền chính trị Malaysia vốn mang những chia rẽ sâu sắc về sắc tộc. Làm sao mà những người Hồi giáo ôn hòa, người gốc Hoa, người gốc Ấn, và các nhóm cánh tả – với vô vàn khác biệt về quan điểm chính trị và tôn giáo – lại có thể về chung dưới một ngọn cờ để chống lại BN?
Ấy vậy mà vào năm 1999, một liên minh như vậy đã ra đời, với tên gọi Liên minh Nhân dân (PR) vốn là tiền thân của Liên minh Hy vọng (PH) giành chiến thắng bầu cử hôm 9/5 vừa rồi.
Quy tụ dưới trướng PH, các đảng thiểu số luôn nỗ lực hợp tác để chống lại BN. Trong khi họ mang những quan điểm khác nhau về vấn đề tôn giáo và ưu tiên chính sách, song họ vẫn chia sẻ chung một đường hướng cải cách chính trị, kiểm soát tham nhũng, và thúc đẩy dân chủ. Họ đã đặt sang một bên những khác biệt về ý thức hệ để tập trung vào mục tiêu chung là loại bỏ chính quyền độc tài BN.
Một điều thú vị là, người dẫn dắt PH đối đầu với BN trong cuộc bầu cử vừa rồi lại là nhà độc tài khét tiếng Mahathir Mohamad từng thống lãnh BN trong suốt 22 năm.
Câu chuyện còn hấp dẫn hơn khi ta biết rằng Anwar Ibrahim, người đồng đội sát cánh cùng Mahathir trong chiến thắng bầu cử vừa qua, lại chính là địch thủ một thời của Mahathir.
Đó là câu chuyện của hai mươi năm trước.
Wan Azizah Wan Ismail (trái), vợ của lãnh đạo PH Anwar Ibrahim (phải), vừa được bầu làm phó thủ tướng. Ảnh: Kamarul Akhir/AFP/Getty Images.
Cuộc khủng hoảng tài chính Á châu năm 1997 đã gây ra một phen náo loạn chính trị ở Malaysia. Xung đột với phó thủ tướng Anwar về cách thức giải quyết khủng hoảng, lại bị ám ảnh bởi vụ lật đổ Suharto tại nước láng giềng Indonesia trước đó, thủ tướng Mahathir đã sa thải Anwar vì lo ngại cho vị trí quyền lực của mình.
Anwar nhanh chóng kêu gọi một phong trào Reformasi đòi cải cách chính trị với hơn 200 ngàn người tham gia biểu tình tại Kuala Lumpur vào năm 1998. Ngay trong đêm đó, cảnh sát đã bắt giữ và đánh đập Anwar thậm tệ. Chính quyền còn khép Anwar vào tội “loạn dâm” (sodomy) và bỏ tù ông với cáo buộc rằng ông có quan hệ tình dục với một người đồng giới. Từ đó, vợ của Anwar thay mặt chồng nắm quyền lãnh đạo phe đối lập.
Thế nhưng, hai “kỳ phùng địch thủ” này lại sẵn sàng bắt tay nhau để lật đổ chính quyền Najib.
Số là, khi mới lên nắm quyền hồi năm 2009, thủ tướng Najib đã sử dụng ngân sách nhà nước để thu hút sự ủng hộ chính trị cho chính mình. Để chi cho các sáng kiến dân túy này, Najib đã dùng tới khoảng 20 tỷ đôla ngân sách trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Gây sốc nhất phải kể tới vụ bê bối tham nhũng năm 2015. Trong vụ này, Najib bị cáo buộc là đã động tới 3,2 tỷ đôla trong quỹ phát triển 1MDB, bòn rút khoảng 700 triệu đôla vào tài khoản ngân hàng cá nhân của mình, và thậm chí còn mua tặng cho vợ các món đồ trang sức trị giá nhiều triệu đôla.
Không chấp nhận nổi hành vi tham nhũng trắng trợn này, Mahathir đã tuyên bố chống lại Najib, người từng do ông một tay nâng đỡ.
Mahathir quay trở lại chính trường, thành lập nên Đảng Dân bản địa Malaysia Thống nhất (PPBM) để gia nhập vào liên minh PH nhằm lật đổ Najib. Chỉ bốn tháng trước khi cuộc bầu cử 2018 được tổ chức, liên minh PH đã chỉ định Mahathir làm ứng cử viên chạy đua cho ghế thủ tướng.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak nhiệm kỳ 2009-2018. Ảnh: Newsweek.
Và Mahathir đã thắng một cú ngoạn mục. Liên minh PH giành được 121 ghế trong quốc hội, đồng thời bỏ xa đối thủ tới 14% số phiếu phổ thông. Kể từ ngày giành độc lập, đây là lần đầu tiên phe đối lập ở Malaysia giành chiến thắng.
Với đa dạng các thành phần đảng phái, liên minh PH đã phản ánh một khuynh hướng mới, trong đó câu chuyện bản sắc được thay thế bằng một hình ảnh liên minh liên sắc tộc, liên tôn giáo, liên quan điểm chính trị. Tinh thần hợp tác bình đẳng và cấp tiến này không chỉ hấp dẫn đối với những nhóm người thiểu số, mà còn lôi cuốn nhiều cử tri trẻ tuổi.
Từ đây chúng ta hoàn toàn có lý do để kỳ vọng rằng, trong nền dân chủ mới ở Malaysia, vấn đề chia rẽ sắc tộc sẽ dần được gỡ rối, và rồi tất cả các cộng đồng đều sẽ được đại diện và tôn trọng như nhau.
Sự tham chính của người dân giúp vận hành nền dân chủ
Kết quả cuộc bầu cử năm 1999 khiến cho BN phải e dè lo sợ. 40% số phiếu phổ thông và gần một phần năm số ghế quốc hội đã rơi vào tay PR.
Rõ ràng nỗi bất mãn của người dân trước chính quyền độc tài đang lên cao, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế và xáo động nội bộ Liên minh BN năm 1997-1998. Họ đã thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng cách bỏ phiếu cho phe đối lập.
Đứng trước bờ vực bị lật đổ, BN giở đủ mánh khóe: họ vẽ lại ranh giới bầu cử, bổ sung thêm 26 ghế trong quốc hội cho chính mình, tích cực chi tiền vào các chính sách dân túy để lấy lòng giới nông dân, hứa hẹn cải cách chính trị, và lên kế hoạch diệt trừ tham nhũng. Xuôi tai trước những lời hứa hẹn, người dân Malaysia đã quay trở lại ủng hộ BN vào cuộc bầu cử năm 2004.
Nhưng mọi nỗ lực đều bất thành khi Thủ tướng Abdullah của BN không thể nào kiểm soát được trật tự chính trị sau khi lên nắm quyền.
Người dân đổ xuống đường biểu tình trong phong trào Bersih nhằm kêu gọi cải cách chính trị ở Malaysia. Ảnh: The Conservation.
Các nhóm lợi ích và quân phiệt của BN đã bám rễ quá sâu trong bộ máy. Mỗi khi Abdullah động đến quyền lợi của họ, thì họ sẽ ra tay phong tỏa các chính sách. Tiêu biểu như, vào năm 2005, sau một vụ bê bối ngược đãi công dân Trung Quốc ở Malaysia, Abdullah đã thành lập Ủy ban Độc lập về khiếu nại hành vi của cảnh sát nhưng nó đã bị các quan chức cảnh sát cấp cao giải tán ngay lập tức. Những xung đột chính trường như vậy đã đẩy căng thẳng sắc tộc và tôn giáo lên cao trong thời kỳ của Abdullah.
Đứng trước tình cảnh đó, người dân Malaysia hiểu ra rằng, không thể nào có một cải cách nội bộ trong BN. Hoặc là lật đổ BN, hoặc phải chấp nhận hiện trạng chính trị nếu để BN nắm quyền mãi mãi.
Một loạt các cuộc biểu tình đã quét qua Kuala Lumpur suốt những năm 2005 đến 2007. Các luật sư biểu tình phản đối hành động mua bán ghế thẩm phán, người Mã Lai gốc Ấn lên án chính quyền động tới những ngôi đền Hindu, và một cuộc “tuần hành vì dân chủ” nổ ra thu hút khoảng 50 ngàn người.
Nhu cầu cải cách bầu cử đã trở thành một điểm nhấn của Malaysia. Để đòi hỏi một sân chơi bầu cử bình đẳng hơn, một liên minh gồm hơn sáu mươi nhóm xã hội dân sự có tên Bersih (Liên minh vì các cuộc Bầu cử trong sạch và công bằng) đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình quy mô lớn kêu gọi dân chủ trong suốt 10 năm trở lại đây.
Đây quả là mảnh đất màu mỡ cho phe đối lập giành lấy phiếu bầu. Trong cuộc bầu cử năm 2008, PR đã giành tới 82 ghế trong tổng số 222 ghế của Quốc hội.
Bất chấp chính quyền BN ra sức vẽ lại ranh giới bầu cử, kiểm soát hầu hết báo đài, tăng lương công chức, đổ tiền vào các chương trình phúc lợi nông thôn, và đàn áp các nhà hoạt động, BN lại một lần nữa rơi vào hoang mang tột độ khi nhận được kết quả bầu cử năm 2013.
Dù không thắng cử, song PR giành tới 51% số phiếu phổ thông. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy người dân đang hết mình ủng hộ PR để chống lại BN, bất chấp BN sở hữu một bộ máy tuyên truyền chuyên nghiệp với nguồn tiền khổng lồ dành cho các chính sách dân túy.
Song, chính kỳ bầu cử 2018 mới làm nổi bật hẳn tinh thần tham chính của người dân Malaysia.
Chiến thắng của Liên minh PH với 47% số phiếu phổ thông đã cho thấy rằng, sức mạnh của người dân có thể đẩy lùi cả một liên minh BN hùng mạnh, vốn đã quá nổi tiếng với những chiêu trò gian lận bầu cử và thao túng truyền thông.
Với tinh thần tích cực tham chính của cả người dân lẫn các tổ chức xã hội dân sự như vậy, chắc chắn nền dân chủ Malaysia sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Liên minh BN trong chiến dịch tranh cử năm 2018 với tuyên ngôn “Make My Country Great With BN” và những lời hứa hẹn như “cung cấp 3 triệu việc làm”, song vẫn thất bại. Ảnh: The Star/ Asia News Network.
Kinh tế ổn định là nền tảng để cải cách chính trị
Cũng giống như di sản kinh tế mà Park Chung Hee đã để lại làm tiền đề giúp Hàn Quốc dân chủ hóa một cách thuận lợi, hay Quốc dân Đảng đã xây dựng nền kinh tế vững chãi để làm bàn đạp cải tổ nền chính trị Đài Loan, thì ngày nay có thể coi Malaysia là một trường hợp tương tự.
Không thể phủ nhận rằng thành tựu này đến từ 61 năm cầm quyền của UMNO trong liên minh BN.
Mahathir là thủ tướng nắm quyền lâu nhất tại Malaysia với 22 năm cầm quyền, từ 1981 tới 2003. Ông thường được so sánh với Lý Quang Diệu ở Singapore: Một nhà kỹ trị đã kéo nền kinh tế đất nước đi lên bằng những chính sách cứng rắn.
Không chỉ vậy, Mahathir còn là kiến trúc sư thiết lập nên một hệ thống kinh tế tập trung đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn.
Dưới thời Mahathir, bất chấp các vi phạm nhân quyền, BN hầu như không gặp một áp lực quốc tế nào. Mỹ và châu Âu vẫn coi sự cầm quyền vững chắc của BN như một pháo đài ổn định về chính trị để dễ dàng đầu tư.
Dù rời ghế Thủ tướng vào năm 2003, nhưng đường lối kinh tế của Mahathir vẫn đầy sức ảnh hưởng đối với chính trường Malaysia, nhờ mối liên hệ chặt chẽ của Mahathir với các nhóm bảo trợ, thân hữu trong liên minh BN.
Nhờ đó, Malaysia có một nền kinh tế ổn định và thể chế mạnh. Thành tựu này giúp Malaysia được trang bị tốt về mặt thể chế để có thể sẵn sàng chuyển giao quyền lực mà không rơi vào hỗn loạn.
Ngoài ra, nền kinh tế ổn định ở Malaysia còn tạo ra một tầng lớp trung lưu lớn với nhận thức chính trị ôn hòa, đây chính là lực lượng then chốt để thúc đẩy các cải cách chính trị trong kỷ nguyên dân chủ mới.
Những thách thức phía trước
Song ta cũng không nên lạc quan một cách phiến diện.
Mahathir từng là một bàn tay sắt độc tài với những chính sách cực kỳ phân biệt chủng tộc và đàn áp tôn giáo. Dẫu ông hứa hẹn rằng sẽ nhượng lại quyền lực cho Anwar 2 năm sau, nhưng chưa ai dám chắc điều gì có thể xảy ra.
Thậm chí, chiến thắng của Mahathir và Liên minh PR lần này quả thực nhuốm màu dân túy.
Người dân chào đón Mahathir khi ông vừa đắc cử thủ tướng năm 2018. Ảnh: The National.
Trong kỳ tranh cử vừa rồi, PR cố gắng cạnh tranh với BN bằng cách tung ra các đề xuất dân túy, như giảm giá nhà đất, cắt giảm thuế, bỏ phí cầu đường. Không ai thực sự biết liệu PR có khả năng thực hiện các sáng kiến này hay không, và bằng cách nào. Nhất là khi đây là lần đầu tiên PR lên nắm quyền.
Mặc dù PR đã thực hiện tốt việc quản trị ở cấp tiểu bang trong 5 năm qua, song họ thiếu một nghị trình kinh tế vĩ mô rõ ràng. Một Mahathir dày dặn kinh nghiệm cũng không đủ để gồng gánh cả một liên minh hãy còn đầy bỡ ngỡ.
Nền dân chủ ở Malaysia, dù đầy triển vọng, vẫn luôn cần sự tham gia và giám sát liên tục của người dân.
Bởi dân chủ không chỉ là kết quả của một cuộc bầu cử, mà nó là cả một quá trình.
Tài liệu tham khảo