Vừa có một bước tiến mới trong mối quan hệ giữa các cơ quan ngoại giao của châu Âu với Xã hội dân sự ở Việt Nam.
Trong bối cảnh Hiệp định Tự do Mậu dịch giữa Việt Nam và EU đang bước vào giai đoạn xem xét để quyết định có phê chuẩn hay không, và trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền VN – Hoa Kỳ tại Washinton, vào ngày 15/5/2018, một đoàn các nhà ngoại giao đã gặp gỡ trao đổi với Luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải và Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – tại Nguyen Du Park Villas, Sài Gòn.
Phái đoàn các nhà ngoại giao Châu Âu bao gồm Miguel Moro Aguila (ĐSQ Tây Ban Nha), Catherine Welter (Tham tán Chính trị EU tại Hà Nội), Nicolo Costantini (ĐSQ Italia), Fabienne Runyo (ĐSQ Pháp), Tim Krap (ĐSQ Hà Lan), Graham (ĐSQ Anh), Victoria Rhodin Sandstrom (ĐSQ Thụy Điển), Konrad Lax (Đại sứ quán Đức). Phía Hoa Kỳ là ông Justin Brown và bà Pontius Pamela, thuộc Tổng lãnh sự quán Sài Gòn.
Cuộc trao đổi kéo dài hai giờ đồng hồ, nhiều câu hỏi đã được giới ngoại giao châu Âu đặt ra xoay quanh các chủ đề nóng về vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền như một số điều khoản của Luật an ninh mạng, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật đất đai liên quan đến vấn đề Thủ Thiêm và Đồng Tâm; nguyên nhân gia tăng đánh đập, bắt bớ, giam cầm, án phạt nặng nề người bất đồng chính kiến. Cuộc trao đổi cũng dành thời gian để phân tích mục tiêu của Hiệp định Tự do Mậu dịch Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) mà Việt Nam đang cố gắng vận động các quốc gia thành viên EU phê chuẩn.
Đây là lần đầu tiên giới ngoại giao đoàn châu Âu vào Sài Gòn để gặp gỡ giới hoạt đông xã hội dân sự tại thành phố này, thay vì chỉ gặp giới đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Hà Nội như trước đây.
Đặc biệt, thành phần giới ngoại giao đoàn châu Âu còn có cả đại diện của hai đại sứ quán Ý và Tây Ban Nha – hai quốc gia đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Sự hiện diện và những câu hỏi của đại diện hai quốc gia này cho thấy thực trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam, cùng với vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, đã khiến cả những nước mà trước đây thường khá trung dung về vấn đề nhân quyền như Ý và Tây Ban Nha thì nay cũng đang tỏ rõ mối quan tâm về quyền làm người ở Việt Nam.
Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng vô thời hạn kế hoạch xem xét thông qua EVFTA.
‘Năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên rao vào cuối năm 2017 đang có thể tiếp biến thành một khủng khủng hoảng ngoại giao mới mang tên ‘Slovakia – Việt Nam’.
Từ tháng Tư đến nay, phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.
Nếu trong thời gian tới, phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA.
Và nếu xảy ra hậu quả về EVFTA như thế, Slovakia sẽ là quốc gia thứ hai, sau Đức, khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam mất hẳn 2 phiếu trên cung đường đầy gai nhọn hoa hồng dẫn đến một EVFTA ‘cứu cánh’.
Cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam nếu xảy ra còn chắc chắn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam.
Vào năm 2017, không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.
Cho đến nay, phía Đức vẫn tỏ ra rất kiên quyết trong xử lý vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và không hứa hẹn bất kỳ tương lai nào cho EVFTA.
Từ sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, đã và đang diễn ra một chuyển biến trong quan điểm của châu Âu đối với Việt Nam: nếu trước đây EU thường xuyên hỗ trợ chính quyền Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại để ‘cải cách thể chế’ và trút vào cái túi không đáy của khối hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’, thì từ năm 2016 trở đi, viện trợ của EU cho chính quyền Việt Nam đã ít hẳn. Thay vào đó, có tin cho biết EU đang dự định sẽ tài trợ một số kinh phí cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam vì những tổ chức này hoạt động khách quan hơn và phục vụ cho quyền lợi của người dân một cách thực chất.
May 17, 2018
Lần đầu tiên ngoại giao đoàn châu Âu gặp Xã hội dân sự ở Sài Gòn
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trong bối cảnh Hiệp định Tự do Mậu dịch giữa Việt Nam và EU đang bước vào giai đoạn xem xét để quyết định có phê chuẩn hay không, và trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền VN – Hoa Kỳ tại Washinton, vào ngày 15/5/2018, một đoàn các nhà ngoại giao đã gặp gỡ trao đổi với Luật sư Lê Công Định, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải và Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – tại Nguyen Du Park Villas, Sài Gòn.
Phái đoàn các nhà ngoại giao Châu Âu bao gồm Miguel Moro Aguila (ĐSQ Tây Ban Nha), Catherine Welter (Tham tán Chính trị EU tại Hà Nội), Nicolo Costantini (ĐSQ Italia), Fabienne Runyo (ĐSQ Pháp), Tim Krap (ĐSQ Hà Lan), Graham (ĐSQ Anh), Victoria Rhodin Sandstrom (ĐSQ Thụy Điển), Konrad Lax (Đại sứ quán Đức). Phía Hoa Kỳ là ông Justin Brown và bà Pontius Pamela, thuộc Tổng lãnh sự quán Sài Gòn.
Cuộc trao đổi kéo dài hai giờ đồng hồ, nhiều câu hỏi đã được giới ngoại giao châu Âu đặt ra xoay quanh các chủ đề nóng về vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền như một số điều khoản của Luật an ninh mạng, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật đất đai liên quan đến vấn đề Thủ Thiêm và Đồng Tâm; nguyên nhân gia tăng đánh đập, bắt bớ, giam cầm, án phạt nặng nề người bất đồng chính kiến. Cuộc trao đổi cũng dành thời gian để phân tích mục tiêu của Hiệp định Tự do Mậu dịch Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) mà Việt Nam đang cố gắng vận động các quốc gia thành viên EU phê chuẩn.
Đây là lần đầu tiên giới ngoại giao đoàn châu Âu vào Sài Gòn để gặp gỡ giới hoạt đông xã hội dân sự tại thành phố này, thay vì chỉ gặp giới đấu tranh dân chủ nhân quyền tại Hà Nội như trước đây.
Đặc biệt, thành phần giới ngoại giao đoàn châu Âu còn có cả đại diện của hai đại sứ quán Ý và Tây Ban Nha – hai quốc gia đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Sự hiện diện và những câu hỏi của đại diện hai quốc gia này cho thấy thực trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam, cùng với vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, đã khiến cả những nước mà trước đây thường khá trung dung về vấn đề nhân quyền như Ý và Tây Ban Nha thì nay cũng đang tỏ rõ mối quan tâm về quyền làm người ở Việt Nam.
Sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng vô thời hạn kế hoạch xem xét thông qua EVFTA.
‘Năm thành công đối ngoại chưa từng có’ mà Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên rao vào cuối năm 2017 đang có thể tiếp biến thành một khủng khủng hoảng ngoại giao mới mang tên ‘Slovakia – Việt Nam’.
Từ tháng Tư đến nay, phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.
Nếu trong thời gian tới, phía Slovakia tổ chức điều tra làm rõ và xác định được nghi vấn của cơ quan an ninh Đức về vụ ‘Tô Lâm làm bình phong?’ là đúng, phản ứng tối thiểu của Chính phủ Slovakia đối với Việt Nam sẽ là hạ cấp mối quan hệ ngoại giao và thương mại mà được xem là ‘tốt đẹp’ trước đây, cùng lúc có thể chấm dứt hoàn toàn ý định hỗ trợ Việt Nam để vận động EVFTA.
Và nếu xảy ra hậu quả về EVFTA như thế, Slovakia sẽ là quốc gia thứ hai, sau Đức, khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam mất hẳn 2 phiếu trên cung đường đầy gai nhọn hoa hồng dẫn đến một EVFTA ‘cứu cánh’.
Cuộc khủng hoảng Slovakia – Việt Nam nếu xảy ra còn chắc chắn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người đồng hương của Slovakia là Cộng hòa Séc với Việt Nam.
Vào năm 2017, không chỉ trục xuất vài cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, Nhà nước Đức còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.
Cho đến nay, phía Đức vẫn tỏ ra rất kiên quyết trong xử lý vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và không hứa hẹn bất kỳ tương lai nào cho EVFTA.
Từ sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, đã và đang diễn ra một chuyển biến trong quan điểm của châu Âu đối với Việt Nam: nếu trước đây EU thường xuyên hỗ trợ chính quyền Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại để ‘cải cách thể chế’ và trút vào cái túi không đáy của khối hội đoàn ‘cánh tay nối dài của đảng’, thì từ năm 2016 trở đi, viện trợ của EU cho chính quyền Việt Nam đã ít hẳn. Thay vào đó, có tin cho biết EU đang dự định sẽ tài trợ một số kinh phí cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam vì những tổ chức này hoạt động khách quan hơn và phục vụ cho quyền lợi của người dân một cách thực chất.