Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo về vụ án này.
Cáo trạng buộc tội ra sao?
Cáo trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31 tháng 12 năm 2017 của VKSNDTC (Cáo trạng số 17) đã kết luận chung về hành vi của các bị cáo và quy buộc trách nhiệm của ông Nguyễn Bắc Truyển như sau (trích):
“Từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức Hội Anh em dân chủ (HAEDC).
|
Ông Nguyễn Bắc Truyển. Ảnh: Facebook |
Đài cùng đồng bọn đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi: Lập văn phòng đại diện, địa chỉ Website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…; lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của HAEDC; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân; xây dựng nền kinh tế, lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng…
Nguyễn Bắc Truyển là người thành lập HAEDC, giữ vị trí Trưởng ban đại diện miền Nam, đến tháng 6/2015, đã xây dựng cương lĩnh hoạt động của HAEDC; bàn bạc, đề xuất cơ cấu tổ chức, ban điều hành HAED; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; tuyền truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (hết trích)
Buộc tội bằng ‘giám định tư tưởng’
Cơ quan ANĐT-BCA (An ninh điều tra – Bộ Công an) ban hành Quyết định trưng cầu giám định số 151/ANĐT-P5 ngày 22/12/2016 gửi đến Viện Khoa học Hình sự – Tổng cục Cảnh sát (VKHHS TCCS) để yêu cầu giám định tiếng nói của từng người tham gia hội thoại qua các file âm thanh thu giữ được của HAEDC.
Sau đó VKHHS TCCS đã có Kết luận giám định số 5827/C54-P6 ngày 13/3/2017 xác định tiếng nói của những người tham gia hội thoại gồm: Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Trần Đức Thạch, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Vũ Bình.
Cơ quan ANĐT-BCA ban hành Quyết định trưng cầu giám định số 152/ANĐT-P5 ngày 22/12/2016 gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) yêu cầu cơ quan này tiến hành giám định nội dung tư tưởng của các tài liệu chuyển thể từ file âm thanh sang chữ viết thu giữ được của HAEDC.
Bộ TTTT có Kết luận giám định không số ngày 10/3/2017 kết luận: “Từ nội dung thể hiện trong các tài liệu giám định kết luận tổ chức HAEDC hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”.
Việc giám định nội dung tư tưởng chính trị từ các cuộc hội thoại được ghi âm và chuyển thể sang chữ viết là việc khá mới mẻ, mang tính “sáng tạo” và giữ “độc quyền” của Cơ quan ANĐT-BCA trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong những năm gần đây.
Nên thấy rằng tất cả các file âm thanh bị thu giữ, hoặc âm thầm trích xuất và được chuyển thể thành chữ viết trên giấy khổ A4 mà Bộ TTTT tiến hành giám định và cho ra kết luận giám định theo yêu cầu của Cơ quan ANĐT-BCA, thực chất cũng chỉ thuần một động thái là “họp bàn”.
Ai cũng biết và cũng đúng với thực tế là trong các cuộc họp bàn thì có người nói, có thể có người không nói, người nói nhiều, người nói ít; người chủ động đưa ra nhiều ý tưởng và phương án, người thì thụ động tiếp nhận hoặc không phản ứng gì, nói thì dễ mà làm thì mới khó, nhiều ý tưởng và phương án đưa ra nhưng chắc gì được thực hiện, lấy ai và bằng cách nào để buộc người khác thực hiện, cho nên trong các cuộc họp bàn thì chuyện “đánh trống bỏ dùi” hoặc “bàn – bí – bực – bỏ” cũng là lẽ thường tình.
Câu chuyện họp bàn qua các buổi hội thoại trên Skype hay Paltalk của nhóm HAEDC cũng có thể hiểu như vậy.
Thế nhưng, những người có thẩm quyền giám định nội dung chính trị tư tưởng ở Bộ TTTT chỉ cần dựa vào câu chữ được chuyển dịch từ các file âm thanh một cách vô hồn, tách rời ngữ cảnh, để quy kết “…HAEDC hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân” (!) là một quy kết võ đoán, gây ra hệ lụy nguy hại khó lường.
Có trường lớp nào nào đào tạo môn giám định tư tưởng?
Thành phần những người tiến hành giám định và đưa ra kết luận giám định liên quan trực tiếp đến tư tưởng chính trị của 6 bị cáo đứng trước tòa hôm sơ thẩm, thể hiện qua bản Kết luận giám định không số ngày 10/3/2017 của Bộ TTTT (Bút lục: 3287-3306) lại là những giám định viên không chuyên.
Theo đó, tại mục “I. Những người giám định” có tên 5 người, thì chỉ có 2 người có chức danh “giám định viên tư pháp”, còn lại 3 người được ghi là “giám định tư pháp theo vụ việc”, tức là họ được Bộ trưởng Bộ TTTT ra quyết định cử ra tham gia giám định tư pháp theo vụ việc khi có yêu cầu, thông qua hình thức “giám định tập thể” như tại Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT (?!).
Tại mục “VI. Phương pháp thực hiện giám định”, được ghi nhận: “Tập thể các thành viên giám định thống nhất chỉ giám định nội dung của các tài liệu giám định và kết luận về nội dung mà không kết luận tên cụ thể của cá nhân được đề cập là người chịu trách nhiệm về nội dung được ghi trong tài liệu” (?!).
Như vậy, phương pháp mà “Tập thể các thành viên giám định” tiến hành là gộp chung tất cả nội dung kết luận để quy kết cho tất cả các thành viên HAEDC, bất luận mức độ tham gia hay nội dung ý kiến của từng người ra sao…!?!
Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, các luật sư có Đơn đề nghị Tòa án triệu tập giám định viên đề ngày 02/4/2018 gửi TAND TP. Hà Nội (thông qua bà Thẩm phán Ngô Thị Ánh), yêu cầu triệu tập đại diện “Tập thể các thành viên giám định” theo Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT, đến tham gia phiên tòa, để làm rõ các nghi vấn của Kết luận giám định.
Tại buổi khai mạc phiên tòa, trong phần thủ tục, các luật sư tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội triệu tập đại diện “Tập thể các thành viên giám định” theo Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT, để làm rõ các nghi vấn của Kết luận giám định.
Thế nhưng, tất cả nỗ lực pháp lý đúng luật và cần thiết nêu trên vẫn không đạt kết quả.
Sự vắng mặt của các giám định viên tư pháp trong phiên tòa xét xử vụ án dựa trên tài liệu được kết luận giám định là một khiếm khuyết về thành phần tham gia tố tụng, là sự không minh bạch của công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết vụ án hình sự với loại tội “xâm phạm an ninh quốc gia”, là sự bất công thấy trước của các bị cáo trong vụ án này.
May 17, 2018
Vì sao ông Nguyễn Bắc Truyển kháng cáo bản án sơ thẩm: Giở lại hồ sơ vụ án (1)
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo về vụ án này.
Cáo trạng buộc tội ra sao?
Cáo trạng số 17/CTr-VKSTC ngày 31 tháng 12 năm 2017 của VKSNDTC (Cáo trạng số 17) đã kết luận chung về hành vi của các bị cáo và quy buộc trách nhiệm của ông Nguyễn Bắc Truyển như sau (trích):
“Từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức Hội Anh em dân chủ (HAEDC).
Đài cùng đồng bọn đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi: Lập văn phòng đại diện, địa chỉ Website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên…; lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của HAEDC; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân; xây dựng nền kinh tế, lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng…
Nguyễn Bắc Truyển là người thành lập HAEDC, giữ vị trí Trưởng ban đại diện miền Nam, đến tháng 6/2015, đã xây dựng cương lĩnh hoạt động của HAEDC; bàn bạc, đề xuất cơ cấu tổ chức, ban điều hành HAED; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; tuyền truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. (hết trích)
Buộc tội bằng ‘giám định tư tưởng’
Cơ quan ANĐT-BCA (An ninh điều tra – Bộ Công an) ban hành Quyết định trưng cầu giám định số 151/ANĐT-P5 ngày 22/12/2016 gửi đến Viện Khoa học Hình sự – Tổng cục Cảnh sát (VKHHS TCCS) để yêu cầu giám định tiếng nói của từng người tham gia hội thoại qua các file âm thanh thu giữ được của HAEDC.
Sau đó VKHHS TCCS đã có Kết luận giám định số 5827/C54-P6 ngày 13/3/2017 xác định tiếng nói của những người tham gia hội thoại gồm: Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Trần Đức Thạch, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Vũ Bình.
Cơ quan ANĐT-BCA ban hành Quyết định trưng cầu giám định số 152/ANĐT-P5 ngày 22/12/2016 gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) yêu cầu cơ quan này tiến hành giám định nội dung tư tưởng của các tài liệu chuyển thể từ file âm thanh sang chữ viết thu giữ được của HAEDC.
Bộ TTTT có Kết luận giám định không số ngày 10/3/2017 kết luận: “Từ nội dung thể hiện trong các tài liệu giám định kết luận tổ chức HAEDC hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân”.
Việc giám định nội dung tư tưởng chính trị từ các cuộc hội thoại được ghi âm và chuyển thể sang chữ viết là việc khá mới mẻ, mang tính “sáng tạo” và giữ “độc quyền” của Cơ quan ANĐT-BCA trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong những năm gần đây.
Nên thấy rằng tất cả các file âm thanh bị thu giữ, hoặc âm thầm trích xuất và được chuyển thể thành chữ viết trên giấy khổ A4 mà Bộ TTTT tiến hành giám định và cho ra kết luận giám định theo yêu cầu của Cơ quan ANĐT-BCA, thực chất cũng chỉ thuần một động thái là “họp bàn”.
Ai cũng biết và cũng đúng với thực tế là trong các cuộc họp bàn thì có người nói, có thể có người không nói, người nói nhiều, người nói ít; người chủ động đưa ra nhiều ý tưởng và phương án, người thì thụ động tiếp nhận hoặc không phản ứng gì, nói thì dễ mà làm thì mới khó, nhiều ý tưởng và phương án đưa ra nhưng chắc gì được thực hiện, lấy ai và bằng cách nào để buộc người khác thực hiện, cho nên trong các cuộc họp bàn thì chuyện “đánh trống bỏ dùi” hoặc “bàn – bí – bực – bỏ” cũng là lẽ thường tình.
Câu chuyện họp bàn qua các buổi hội thoại trên Skype hay Paltalk của nhóm HAEDC cũng có thể hiểu như vậy.
Thế nhưng, những người có thẩm quyền giám định nội dung chính trị tư tưởng ở Bộ TTTT chỉ cần dựa vào câu chữ được chuyển dịch từ các file âm thanh một cách vô hồn, tách rời ngữ cảnh, để quy kết “…HAEDC hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân” (!) là một quy kết võ đoán, gây ra hệ lụy nguy hại khó lường.
Có trường lớp nào nào đào tạo môn giám định tư tưởng?
Thành phần những người tiến hành giám định và đưa ra kết luận giám định liên quan trực tiếp đến tư tưởng chính trị của 6 bị cáo đứng trước tòa hôm sơ thẩm, thể hiện qua bản Kết luận giám định không số ngày 10/3/2017 của Bộ TTTT (Bút lục: 3287-3306) lại là những giám định viên không chuyên.
Theo đó, tại mục “I. Những người giám định” có tên 5 người, thì chỉ có 2 người có chức danh “giám định viên tư pháp”, còn lại 3 người được ghi là “giám định tư pháp theo vụ việc”, tức là họ được Bộ trưởng Bộ TTTT ra quyết định cử ra tham gia giám định tư pháp theo vụ việc khi có yêu cầu, thông qua hình thức “giám định tập thể” như tại Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT (?!).
Tại mục “VI. Phương pháp thực hiện giám định”, được ghi nhận: “Tập thể các thành viên giám định thống nhất chỉ giám định nội dung của các tài liệu giám định và kết luận về nội dung mà không kết luận tên cụ thể của cá nhân được đề cập là người chịu trách nhiệm về nội dung được ghi trong tài liệu” (?!).
Như vậy, phương pháp mà “Tập thể các thành viên giám định” tiến hành là gộp chung tất cả nội dung kết luận để quy kết cho tất cả các thành viên HAEDC, bất luận mức độ tham gia hay nội dung ý kiến của từng người ra sao…!?!
Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, các luật sư có Đơn đề nghị Tòa án triệu tập giám định viên đề ngày 02/4/2018 gửi TAND TP. Hà Nội (thông qua bà Thẩm phán Ngô Thị Ánh), yêu cầu triệu tập đại diện “Tập thể các thành viên giám định” theo Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT, đến tham gia phiên tòa, để làm rõ các nghi vấn của Kết luận giám định.
Tại buổi khai mạc phiên tòa, trong phần thủ tục, các luật sư tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội triệu tập đại diện “Tập thể các thành viên giám định” theo Quyết định số 308a/QĐ-BTTTT ngày 23/12/2016 của Bộ trưởng Bộ TTTT, để làm rõ các nghi vấn của Kết luận giám định.
Thế nhưng, tất cả nỗ lực pháp lý đúng luật và cần thiết nêu trên vẫn không đạt kết quả.
Sự vắng mặt của các giám định viên tư pháp trong phiên tòa xét xử vụ án dựa trên tài liệu được kết luận giám định là một khiếm khuyết về thành phần tham gia tố tụng, là sự không minh bạch của công tác giám định tư pháp phục vụ giải quyết vụ án hình sự với loại tội “xâm phạm an ninh quốc gia”, là sự bất công thấy trước của các bị cáo trong vụ án này.