Trong ngày 29-5-2018, có 2 bản tuyên bố được lập bởi một số nhóm xã hội dân sự đều liên quan đến đất đai. Một tuyên bố yêu cầu cần phải có quyền tư hữu đất đai, công bố vào rạng sáng ngày 29-5, và một tuyên bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5 về thời gian ‘bán đất’ trong 99 năm của dự luật đặc khu.
Trong “Tuyên bố về quyền tư hữu đất đai của công dân qua trường hợp Thủ Thiêm” do nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khởi xướng, sau khi viện dẫn Điều 53, Điều 54 của Hiến pháp 2013, đã đưa ra ba yêu cầu (trích): “Phải thay đổi Hiến Pháp, chuyển từ “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân”, thành “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu tổ chức, sở hữu cộng đồng quy ước và sở hữu toàn dân”.
Mọi việc giải tỏa theo quy hoạch phải vì lợi ích phát triển của dân cư tại chỗ trước tiên, và họ phải là người được hưởng lợi nhiều nhất trong quy hoạch phát triển mới, chứ không thể để quan chức hay các công ty thuộc nhóm lợi ích hay ăn chia lợi nhuận với quan chức được hưởng lợi chính.
|
Bốn vấn đề sẽ phải trưng cầu dân ý |
Trường hợp điển hình tại bán đảo Thủ Thiêm, phải giữ nguyên địa giới cùng cơ sở Nhà thờ và Tu viện mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Nhất là phải tính toán đền bù lại cho hơn 1.000 hộ gia đình đã bị giải tỏa và bị buộc phải nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt”. (hết trích)
Mặc dù chỉ đăng tải qua trang facebook cá nhân, song Tuyên bố nói trên nhanh chóng thu hút sự hưởng ứng của các hội đoàn xã hội dân sự, cùng nhiều tầng lớp nhân dân.
Người viết cho rằng nội dung Tuyên bố yêu cầu cần có sự thay đổi về Hiến pháp của nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (và cả bản Tuyên bố do Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng, công bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5), là phù hợp với Điều 6 của Luật Trưng cầu Ý dân: “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.
Điều 28 của Hiến pháp đã bảo hộ về ‘quyền ý kiến’ của cả hai nhóm khởi xướng nói trên: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Cần thực thi Luật Trưng cầu Ý dân
Luật Trưng cầu Ý dân được chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 31-3-2016, và bà đã làm không tròn trọng trách của mình khi mãi cho tới nay vẫn không thực hiện điều cuối cùng của Luật Trưng cầu Ý dân: “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và hướng dẫn việc thi hành Luật này” (Điều 52).
Nếu chưa thể thực thi Luật Trưng cầu Ý dân, thì cần dừng ngay dự Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu). Lý do: “Thời hạn thuê đất 99 năm thực sự đặt ra mối quan ngại về an ninh quốc phòng mà chúng ta không thể phớt lờ, vì nó hoàn toàn có thể bị lợi dụng để thực hiện các kế hoạch chiếm giữ những vị trí xung yếu về quân sự tại ba vùng đất và biển chiến lược ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhất là trước hiểm họa thôn tính biển đảo và đất liền thường trực của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Bài học người Trung Quốc mua đất đai hàng loạt với diện tích lớn ở Đà Nẵng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, xét dưới góc độ và mưu toan mở rộng “biên giới mềm” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện” (trích Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng).
Có thể thấy rằng khi người dân vẫn còn niềm tin vào công lý, người ta mới mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, yêu cầu cho ích nước – lợi nhà. Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, Đảng đã khôi phục quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) của người dân đối với Hiến pháp và các vấn đề quan trọng của đất nước. Vậy tại sao Quốc hội vẫn còn chần chừ trong thực thi?
Hiến pháp là đạo luật do nhân dân tạo nên. Nhân dân, với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, tự mình đưa ra những giới hạn cho hoạt động của chính quyền. Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước nói chung, quyền lực của Quốc hội nói riêng, chỉ là quyền lực được ủy nhiệm. Nếu Quốc hội tự mình làm ra Hiến pháp, sửa đổi và thông qua nó mà không có sự tham gia, phê chuẩn của chủ thể quyền lực gốc là một việc làm mang tính đơn phương, không đúng với tinh thần “mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”.
Quyền phúc quyết là quyền được quyết định trực tiếp của người dân. Tất nhiên, người dân không thể quyết định trực tiếp mọi vấn đề. Do tính chất của hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định quan hệ của nhà nước với người dân, do vậy, quyền phúc quyết đối với Hiến pháp (cũng như các sửa đổi Hiến pháp) cần được xem như là dấu hiệu cơ bản nhất của quyền làm chủ, của sự đồng thuận, tự nguyện tuân thủ quyền lực do chính người dân ủy nhiệm.
Ngoài quyền phúc quyết Hiến pháp, người dân có thể có quyền phúc quyết đối với một số vấn đề lớn, trọng đại khác liên quan đến vận mệnh quốc gia như dự Luật Đặc khu, dự Luật An ninh mạng… Và để thực thi các quyền đó, nếu như các vị đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ vẫn chưa đồng thuận được với nhiều ý kiến của người dân – đơn cử như hai bản Tuyên bố nói ở trên, cần thiết thực thi ngay quyền trưng cầu ý dân.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu”… Lời dạy ấy luôn là một chân lý cho những nhà quản trị quốc gia.
May 31, 2018
Luật Trưng cầu Ý dân đã có, sao không thi hành?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bà chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cần trả lời vì sao Luật Trưng cầu Ý dân đã ký ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, nhưng cho mãi đến nay, hai địa chỉ “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ” vẫn chưa ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật Trưng cầu Ý dân, và hướng dẫn việc thi hành Luật này?.
Ý dân
Trong ngày 29-5-2018, có 2 bản tuyên bố được lập bởi một số nhóm xã hội dân sự đều liên quan đến đất đai. Một tuyên bố yêu cầu cần phải có quyền tư hữu đất đai, công bố vào rạng sáng ngày 29-5, và một tuyên bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5 về thời gian ‘bán đất’ trong 99 năm của dự luật đặc khu.
Trong “Tuyên bố về quyền tư hữu đất đai của công dân qua trường hợp Thủ Thiêm” do nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khởi xướng, sau khi viện dẫn Điều 53, Điều 54 của Hiến pháp 2013, đã đưa ra ba yêu cầu (trích): “Phải thay đổi Hiến Pháp, chuyển từ “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân”, thành “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu tổ chức, sở hữu cộng đồng quy ước và sở hữu toàn dân”.
Mọi việc giải tỏa theo quy hoạch phải vì lợi ích phát triển của dân cư tại chỗ trước tiên, và họ phải là người được hưởng lợi nhiều nhất trong quy hoạch phát triển mới, chứ không thể để quan chức hay các công ty thuộc nhóm lợi ích hay ăn chia lợi nhuận với quan chức được hưởng lợi chính.
Trường hợp điển hình tại bán đảo Thủ Thiêm, phải giữ nguyên địa giới cùng cơ sở Nhà thờ và Tu viện mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Nhất là phải tính toán đền bù lại cho hơn 1.000 hộ gia đình đã bị giải tỏa và bị buộc phải nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt”. (hết trích)
Mặc dù chỉ đăng tải qua trang facebook cá nhân, song Tuyên bố nói trên nhanh chóng thu hút sự hưởng ứng của các hội đoàn xã hội dân sự, cùng nhiều tầng lớp nhân dân.
Người viết cho rằng nội dung Tuyên bố yêu cầu cần có sự thay đổi về Hiến pháp của nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (và cả bản Tuyên bố do Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng, công bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5), là phù hợp với Điều 6 của Luật Trưng cầu Ý dân: “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.
Điều 28 của Hiến pháp đã bảo hộ về ‘quyền ý kiến’ của cả hai nhóm khởi xướng nói trên: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Cần thực thi Luật Trưng cầu Ý dân
Luật Trưng cầu Ý dân được chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 31-3-2016, và bà đã làm không tròn trọng trách của mình khi mãi cho tới nay vẫn không thực hiện điều cuối cùng của Luật Trưng cầu Ý dân: “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và hướng dẫn việc thi hành Luật này” (Điều 52).
Nếu chưa thể thực thi Luật Trưng cầu Ý dân, thì cần dừng ngay dự Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu). Lý do: “Thời hạn thuê đất 99 năm thực sự đặt ra mối quan ngại về an ninh quốc phòng mà chúng ta không thể phớt lờ, vì nó hoàn toàn có thể bị lợi dụng để thực hiện các kế hoạch chiếm giữ những vị trí xung yếu về quân sự tại ba vùng đất và biển chiến lược ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhất là trước hiểm họa thôn tính biển đảo và đất liền thường trực của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Bài học người Trung Quốc mua đất đai hàng loạt với diện tích lớn ở Đà Nẵng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, xét dưới góc độ và mưu toan mở rộng “biên giới mềm” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện” (trích Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng).
Có thể thấy rằng khi người dân vẫn còn niềm tin vào công lý, người ta mới mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, yêu cầu cho ích nước – lợi nhà. Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, Đảng đã khôi phục quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) của người dân đối với Hiến pháp và các vấn đề quan trọng của đất nước. Vậy tại sao Quốc hội vẫn còn chần chừ trong thực thi?
Hiến pháp là đạo luật do nhân dân tạo nên. Nhân dân, với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, tự mình đưa ra những giới hạn cho hoạt động của chính quyền. Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước nói chung, quyền lực của Quốc hội nói riêng, chỉ là quyền lực được ủy nhiệm. Nếu Quốc hội tự mình làm ra Hiến pháp, sửa đổi và thông qua nó mà không có sự tham gia, phê chuẩn của chủ thể quyền lực gốc là một việc làm mang tính đơn phương, không đúng với tinh thần “mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”.
Quyền phúc quyết là quyền được quyết định trực tiếp của người dân. Tất nhiên, người dân không thể quyết định trực tiếp mọi vấn đề. Do tính chất của hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định quan hệ của nhà nước với người dân, do vậy, quyền phúc quyết đối với Hiến pháp (cũng như các sửa đổi Hiến pháp) cần được xem như là dấu hiệu cơ bản nhất của quyền làm chủ, của sự đồng thuận, tự nguyện tuân thủ quyền lực do chính người dân ủy nhiệm.
Ngoài quyền phúc quyết Hiến pháp, người dân có thể có quyền phúc quyết đối với một số vấn đề lớn, trọng đại khác liên quan đến vận mệnh quốc gia như dự Luật Đặc khu, dự Luật An ninh mạng… Và để thực thi các quyền đó, nếu như các vị đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ vẫn chưa đồng thuận được với nhiều ý kiến của người dân – đơn cử như hai bản Tuyên bố nói ở trên, cần thiết thực thi ngay quyền trưng cầu ý dân.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu”… Lời dạy ấy luôn là một chân lý cho những nhà quản trị quốc gia.