Trong bài phát biểu tại phiên điều trần vào tháng 9 năm ngoái, trước khi được phê chuẩn chính thức, ông Kritenbrink đã nêu ra 5 cam kết mà ông cho là ‘sẽ nỗ lực để tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước Việt – Mỹ’, trong đó gồm có cả nhân quyền (mục 3).
Ông cam kết sẽ tiếp tục vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo để hai nước ‘đạt được tiềm năng tối đa.’. So với mở rộng mối quan hệ; cầu nối cho tương lai chung tương sáng; quan hệ mạnh mẽ, tự do và công bằng;… thì ‘đạt được tiềm năng tối đa có phần yếu thế, và vì thế, nó lép vế sau thương mại, hợp tác an ninh khu vực, giao lưu văn hóa và giải quyết hậu quả sau chiến tranh.
Và đến giờ phút này, sau gần một năm tại nhiệm, tình hình nhân quyền Việt nam vẫn mờ mịt. Và quan hệ Việt – Mỹ tiến triển đủ cho hai nước cảm thấy hài lòng mà không cần đạt cái gọi là ‘tiềm năng tối đa’.
|
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink |
Trước đó, người tiền nhiệm Danniel J. Kritenbink – ông Ted Osius đã làm rất tốt vai trò truyền thông văn hóa Mỹ cũng như thúc đẩy nhân quyền theo quỹ đạo của người Hà nội khi bị cuốn theo ‘nhân quyền kiểu Việt nam’ với LGBT & xoay quanh LGBT. Cạnh đó, ông là người nỗ lực không mệt mỏi để kêu gọi đất nước mình bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Có lẽ ông Ted Osius đã làm tốt vai trò của mình và mục tiêu mà chính ông mong muốn hướng tới, đó là đưa tới một người Mỹ vui vẻ, hài hước, và ôn hòa, xóa bỏ ‘gợi nhớ người Mỹ đến xung đột’.
Trở lại với ngài đại sứ Daniel J. Kritenbrink người Việt quan tâm đến nhân quyền tiếp tục kỳ vọng ông sẽ hiện thực hóa ‘sự bất an sâu sắc’ như tại phiên điều trần tháng 09.
Nhưng câu hỏi đặt ra, Mỹ sẽ gây áp lực như thế nào với Hà nội? Mặc dù gần đây, ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, cho biết Đại sứ Daniel Kritenbrink đã nói với ông rằng ông đã nêu vấn đề nhân quyền trong ‘gần như mọi cuộc gặp với giới chức Việt Nam, và với nhiều lĩnh vực hợp tác, Việt nam cần phải tôn trọng nhân quyền cơ bản.
Từ nói và làm là một chuyện, TS Phạm Chí Dũng nhận định, nhân quyền vẫn là con số 0 tròn trĩnh, và thực tế là như vậy.
Mới đây nhất, vào ngày 31.05, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên. Nhìn chung đây đơn thuần là một báo cáo mang tính phản ánh, tập hợp thông tin đúng nghĩa. Trong khi câu hỏi: giải pháp nào cho vấn đề này thì chưa được đặt ra.
Ngoại trưởng Pompeo người công bố bản Báo cáo cho biết, ông ‘trông đợi chào đón những đồng sự, các tổ chức quốc tế, tôn giáo, xã hội dân sự’ để ‘tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với tự do tôn giáo’, còn cách thức như thế nào thì phải chờ,… hội nghị.
Dẫu rằng nhân quyền phải do người Việt nam quyết định, nhưng muốn thành công thì cần phải có áp lực quốc tế, bởi nếu áp lực chưa đủ mạnh thì nhân quyền càng ngày càng tồi tệ, thậm chí biến thành một cuộc trao đổi/ mua bán.
Trong tình hình Biển Đông ngày càng dậy sóng vì các hoạt động của Trung Quốc, thì vai trò của Mỹ càng được đề cao liên quan đến tự do hàng hải. Bên cạnh đó, vị trí của Việt nam cũng ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ, bởi đơn gian,.. chỉ có Hà nội vẫn đang giằng co với Bắc Kinh trong vấn đề này. Nếu Việt nam tỏ ra quan tâm Biển Đông hơn, phối hợp với Mỹ hơn, thì Biển Đông sẽ trở thành canh bạc mà cả hai quốc gia đều sẽ cùng thắng, và trụ cột ‘an ninh quốc phòng’ mà Đại sứ Kritenbrink đặt ra cũng sẽ ‘sáng hơn bao giờ hết’.
Tuy nhiên, có qua có lại, Hà nội cũng đòi hỏi Mỹ phải dịu giọng trong vấn đề nhân quyền, và bằng cách đó Hà nội chuyển từ đổi thương mại lấy nhân quyền sang đổi an ninh – quốc phòng lấy nhân quyền. Điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng vẫn đã và đang diễn ra như thế. Nhất là khi Đại sứ Kritenbrink xuất phát điểm là cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Phó Tổng tham mưu tại Bắc Kinh và giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp tại Bộ Ngoại giao và làm giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Tức những chìa khóa như ‘Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh, Biển Đông, an ninh’ là là yếu tố chủ đạo trong hoạt động của ngài Đại sứ, giống như ngài đại sứ Ted Osius (là một người đồng tính) đã làm tốt vai trò của mình một cách năng động, xông xáo trong các hoạt động LGBT tại Việt nam, làm Việt nam sáng hơn trong mảng nhân quyền tổng quát vậy.
Nhân quyền Việt nam tiếp tục bị thu hẹp và lu mờ trong thời gian đầu thuộc nhiệm kỳ của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink.
June 1, 2018
Nhân quyền thời Daniel J. Kritenbrink: chú trọng an ninh?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Daniel J. Kritenbrink là ai? Ông là viên chức chuyên nghiệp trong ngành Ngoại giao Mỹ và hiện giờ là Đại sứ Mỹ tại Việt nam.
Trong bài phát biểu tại phiên điều trần vào tháng 9 năm ngoái, trước khi được phê chuẩn chính thức, ông Kritenbrink đã nêu ra 5 cam kết mà ông cho là ‘sẽ nỗ lực để tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước Việt – Mỹ’, trong đó gồm có cả nhân quyền (mục 3).
Ông cam kết sẽ tiếp tục vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo để hai nước ‘đạt được tiềm năng tối đa.’. So với mở rộng mối quan hệ; cầu nối cho tương lai chung tương sáng; quan hệ mạnh mẽ, tự do và công bằng;… thì ‘đạt được tiềm năng tối đa có phần yếu thế, và vì thế, nó lép vế sau thương mại, hợp tác an ninh khu vực, giao lưu văn hóa và giải quyết hậu quả sau chiến tranh.
Và đến giờ phút này, sau gần một năm tại nhiệm, tình hình nhân quyền Việt nam vẫn mờ mịt. Và quan hệ Việt – Mỹ tiến triển đủ cho hai nước cảm thấy hài lòng mà không cần đạt cái gọi là ‘tiềm năng tối đa’.
Trước đó, người tiền nhiệm Danniel J. Kritenbink – ông Ted Osius đã làm rất tốt vai trò truyền thông văn hóa Mỹ cũng như thúc đẩy nhân quyền theo quỹ đạo của người Hà nội khi bị cuốn theo ‘nhân quyền kiểu Việt nam’ với LGBT & xoay quanh LGBT. Cạnh đó, ông là người nỗ lực không mệt mỏi để kêu gọi đất nước mình bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Có lẽ ông Ted Osius đã làm tốt vai trò của mình và mục tiêu mà chính ông mong muốn hướng tới, đó là đưa tới một người Mỹ vui vẻ, hài hước, và ôn hòa, xóa bỏ ‘gợi nhớ người Mỹ đến xung đột’.
Trở lại với ngài đại sứ Daniel J. Kritenbrink người Việt quan tâm đến nhân quyền tiếp tục kỳ vọng ông sẽ hiện thực hóa ‘sự bất an sâu sắc’ như tại phiên điều trần tháng 09.
Nhưng câu hỏi đặt ra, Mỹ sẽ gây áp lực như thế nào với Hà nội? Mặc dù gần đây, ông Scott Busby, phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, cho biết Đại sứ Daniel Kritenbrink đã nói với ông rằng ông đã nêu vấn đề nhân quyền trong ‘gần như mọi cuộc gặp với giới chức Việt Nam, và với nhiều lĩnh vực hợp tác, Việt nam cần phải tôn trọng nhân quyền cơ bản.
Từ nói và làm là một chuyện, TS Phạm Chí Dũng nhận định, nhân quyền vẫn là con số 0 tròn trĩnh, và thực tế là như vậy.
Mới đây nhất, vào ngày 31.05, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên. Nhìn chung đây đơn thuần là một báo cáo mang tính phản ánh, tập hợp thông tin đúng nghĩa. Trong khi câu hỏi: giải pháp nào cho vấn đề này thì chưa được đặt ra.
Ngoại trưởng Pompeo người công bố bản Báo cáo cho biết, ông ‘trông đợi chào đón những đồng sự, các tổ chức quốc tế, tôn giáo, xã hội dân sự’ để ‘tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với tự do tôn giáo’, còn cách thức như thế nào thì phải chờ,… hội nghị.
Dẫu rằng nhân quyền phải do người Việt nam quyết định, nhưng muốn thành công thì cần phải có áp lực quốc tế, bởi nếu áp lực chưa đủ mạnh thì nhân quyền càng ngày càng tồi tệ, thậm chí biến thành một cuộc trao đổi/ mua bán.
Trong tình hình Biển Đông ngày càng dậy sóng vì các hoạt động của Trung Quốc, thì vai trò của Mỹ càng được đề cao liên quan đến tự do hàng hải. Bên cạnh đó, vị trí của Việt nam cũng ngày càng trở nên quan trọng với Mỹ, bởi đơn gian,.. chỉ có Hà nội vẫn đang giằng co với Bắc Kinh trong vấn đề này. Nếu Việt nam tỏ ra quan tâm Biển Đông hơn, phối hợp với Mỹ hơn, thì Biển Đông sẽ trở thành canh bạc mà cả hai quốc gia đều sẽ cùng thắng, và trụ cột ‘an ninh quốc phòng’ mà Đại sứ Kritenbrink đặt ra cũng sẽ ‘sáng hơn bao giờ hết’.
Tuy nhiên, có qua có lại, Hà nội cũng đòi hỏi Mỹ phải dịu giọng trong vấn đề nhân quyền, và bằng cách đó Hà nội chuyển từ đổi thương mại lấy nhân quyền sang đổi an ninh – quốc phòng lấy nhân quyền. Điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng vẫn đã và đang diễn ra như thế. Nhất là khi Đại sứ Kritenbrink xuất phát điểm là cố vấn cao cấp về chính sách Bắc Triều Tiên tại Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Phó Tổng tham mưu tại Bắc Kinh và giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp tại Bộ Ngoại giao và làm giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Tức những chìa khóa như ‘Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh, Biển Đông, an ninh’ là là yếu tố chủ đạo trong hoạt động của ngài Đại sứ, giống như ngài đại sứ Ted Osius (là một người đồng tính) đã làm tốt vai trò của mình một cách năng động, xông xáo trong các hoạt động LGBT tại Việt nam, làm Việt nam sáng hơn trong mảng nhân quyền tổng quát vậy.
Nhân quyền Việt nam tiếp tục bị thu hẹp và lu mờ trong thời gian đầu thuộc nhiệm kỳ của Đại sứ Daniel J. Kritenbrink.