Trước đây, khi phê duyệt dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên. Người ta đã vẽ ra cả một qui trình làm hồ sơ vô cùng rầm rộ, có mời cả chuyên gia nước ngoài. Nhưng điều bất ngờ là các chuyên gia nước ngoài dù được mồi sẵn dầu mỡ lên miệng nhưng kết luận vẫn là: Không nên khai thác.
Loại bỏ tư vấn nước ngoài, người ta bắt đầu thổi vào đó yếu tố “công nghệ hiện đại” và “tình hình giá nhôm trên thế giới, nhu cầu thế giới tăng mạnh” bằng những con số ảo, đi ngược các thống kê lẫn dự báo của quốc tế. Khi dự án khai thác Bauxite buộc phải đưa ra công khai thì ngay lập tức hàng loạt các phân tích, phản biện chỉ ra khai thác Bauxite Tây Nguyên sẽ chỉ có lỗ. Bắt đầu một chiến dịch vô tiền khoáng hậu từ chính quyền là một mặt loại bỏ các tiếng nói phản biện, phản đối.. kể cả bỏ tù đến chết mà trường hợp thầy giáo Đinh Đăng Định là một trong những ví dụ. Một mặt, người ta đã đẻ hẳn ra một tỉnh mới là tỉnh Đăk Nông với lý do “nguồn lực và phát triển kinh tế khi khai thác Bauxite là rất lớn” nhưng thực chất là nhằm tạo ra một bộ máy chính quyền địa phương hoàn toàn mới để ủng hộ khai thác Bauxite cho bằng được. Kết quả hiện nay ra sao không cần nói thêm.
|
Một poster phản đối thời hạn cho thuê đặc khu đang được lan truyền trên mạng Facebook. |
Ngày nay, tránh bị dư luận bóc trần tương tự khai thác Bauxite, người ta làm ngược lại là ra luật trước, làm dự án sau nên mới có chuyện Luật đặc khu được đưa ra QH thảo luận nhưng không có bất cứ cơ sở dữ liệu nào để trích dẫn.
Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội – cũng chỉ buông gọn một câu: “Bộ chính trị đã chỉ đạo, phải bàn để ra luật”, sau đó thì nói bừa “bỏ vào một đồng sẽ thu hàng trăm, hàng ngàn đồng” nhưng không đưa ra được trăm đồng, ngàn đồng ấy ở đâu (!) Các đại biểu QH tham ra tranh luận, cả đồng ý lẫn phản đối cũng không ai có trong tay số liệu nào làm cơ sở.
Luật trong nền kinh tế thị trường là chính sách được điều chỉnh bởi nhu cầu từ chính thị trường chứ không phải bởi những tham muốn duy ý chí.
Vân Đồn của Quảng Ninh, là hải cảng cực bắc giáp Trung quốc. Trước đây, khi cả thế giới còn phụ thuộc nặng vào than đá, loại khoáng sản nổi tiếng và chủ yếu của Quảng Ninh thì than đá Quảng Ninh chủ yếu được vận chuyển qua cảng Cửa Ông hoặc xuống Hải Phòng bằng đường sắt, tàu vận tải nhỏ để xuất cảng. Ngày nay, than đá không còn là loại năng lượng quan trọng với thị trường các nước tiên tiến. Mặt khác là mỏ than ở Quảng Ninh đã cạn kiệt sau một thời gian dài khai thác ồ ạt để cung cấp cho Trung quốc với giá rẻ. Vân Đồn hay cả Quảng Ninh hiện nay, nếu nói liên quan cảng biển chỉ còn nhắm vào mục đích là nơi trung chuyển hàng hóa từ Trung quốc đi qua.
Vân Phong với lợi thế đặc biệt là cảng nước sâu án ngữ ngay cửa ngõ của Biển Đông. Nhưng trước đây dự án cảng biển ở đây bị lùi lại chính là bởi không chứng minh được tính hiệu quả khi mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cuộc cạnh tranh khốc liệt với các cảng biển đã có trước ở các nước trong khu vực khi Vân Phong đi vào hoạt động.
Còn lại Phú Quốc, hòn đảo tôi từng sống mấy năm và rong ruổi khắp trên Vịnh Thái lan. Đảo Phú Quốc là một đảo tương đối lớn, năm trong vùng nước nông của Vịnh Thái Lan, được che chắn bởi một số đảo đá xung quanh. Từ đây, chỉ cần nạo vét một kênh đào ngang qua Malaixia khoảng hơn 70km và lòng biển trên vịnh Thái Lan hơn 600km thì sẽ hình thành tuyến đường hàng hải gần và thuận lợi nhất để kết nối châu Á với châu Phi qua biển Ấn Độ Dương (khoảng 6.000km), từ châu Á qua châu Âu (khoảng 5.000km); châu Úc qua châu Á (gần 4.000km) và từ châu Mỹ đi liền một dải với châu Á (13.000km), châu Phi, châu Âu.. qua Biển Đông.
Với lợi thế trên, bất cứ ai cũng hiểu được giá trị của Phú Quốc nếu tuyến hàng hải này được hình thành cho những tàu tải trọng lớn của thế giới đi qua.
Trước khi xây dựng Luật đặc khu kinh tế để áp dụng cho Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc.. đã có một nghiên cứu tổng thể và các tính toán cụ thể cho định hướng khai thác các khu vực này chưa?
Vân Đồn rõ ràng chỉ phục vụ cho hàng hóa Trung quốc ra Biển Đông. Nghĩa là VN chỉ thu được tiền cho thuê bến bãi là chính nhưng sẽ không dễ cạnh tranh với cảng Phòng Thành; Thẩm Quyến.. của Trung quốc có cùng lợi thế. Nếu nói thu hút đầu tư công nghệ cao ở đây để xuất qua TQ thì thật ảo tưởng vì chắc chắn chẳng nhà đầu tư nào tham gia.
Vân Phong là vịnh nước sâu tự nhiên, chỉ cần cải tạo sơ là khai thác luồng cảng biển được. Toàn bộ vùng vịnh Vân Phong dựa lưng vào núi nên trên thực tế diện tích đất khai thác không lớn nếu muốn hướng tới một khu công nghiệp CNC tập trung, Mặt trước hướng thẳng ra Biển Đông trên cung đường vận tải ngang qua eo biển Đài Loan. Vân Phong ngoài giá trị về an ninh quốc phòng, chỉ có lợi thế duy nhất là cảng biển.
Như vậy, VN chỉ có thể lựa chọn định hướng phát triển Vân Phong và Phú Quốc liên quan dịch vụ cho hoạt động vận tải thương mại trên biển. Mà các loại hình đầu tư này hoàn toàn không cần 99 năm, mặt khác càng giao thời hạn dài thì VN càng thiệt thòi chứ không phải là có lợi xét về mặt kinh tế.
Phải chăng chính vì chưa có bài toán nghiên cứu nào kỹ càng cho việc khai thác lợi thế của Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc nên người ta xoáy vào casino và hoạt động mại dâm núp sau mỹ từ “thí điểm” để bốc ra kết luận “bỏ 1 đồng thu hàng trăm, hàng ngìn đồng” ?
Có một bài học cũng không hề nhỏ về ưu đãi, giao đất mời gọi đầu tư mà VN đã vấp là các khu công nghiệp của Tập đoàn Pou Chen. Tập đoàn từ Đài Loan này có thể xem là tập đoàn lớn đầu tiên đầu tư vào VN thời bắt đầu mở cửa. VN đã cho Pou Chen thuê đất, mở các khu CN với diện tích rất lớn. Kết quả là Pou Chen tuy có lôi kéo theo được một số nhà đầu tư vào VN nhưng chính các ưu đãi giao đất của VN đã vô tình cho phép Pou Chen chỉ cần cho thuê lại để kiếm lời, được ưu đãi đủ thứ mà chẳng cần làm gì. KCN Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh cũng là một bài học nhức nhối với đủ thứ hệ lụy, được giao đất 70 năm đến nay VN chưa tính ra được bài toán thu gì sau khi phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường biển và không thể biết được tương lai còn thêm những gì.
Chưa biết trước phản ứng của dư luận thì chính quyền Hà Nội sẽ quyết định ra sao. Nhưng rõ ràng việc Bộ chính trị ép QH phải đẻ ra luật nhằm phát triển kinh tế mà không có một sơ sở tính toán nào rõ ràng cho thấy mối hiểm họa sai lầm là không tránh khỏi.
June 5, 2018
Đặc khu kinh tế 99 năm: dự luật kinh tế không hề có một tính toán về kinh tế
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trước đây, khi phê duyệt dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên. Người ta đã vẽ ra cả một qui trình làm hồ sơ vô cùng rầm rộ, có mời cả chuyên gia nước ngoài. Nhưng điều bất ngờ là các chuyên gia nước ngoài dù được mồi sẵn dầu mỡ lên miệng nhưng kết luận vẫn là: Không nên khai thác.
Loại bỏ tư vấn nước ngoài, người ta bắt đầu thổi vào đó yếu tố “công nghệ hiện đại” và “tình hình giá nhôm trên thế giới, nhu cầu thế giới tăng mạnh” bằng những con số ảo, đi ngược các thống kê lẫn dự báo của quốc tế. Khi dự án khai thác Bauxite buộc phải đưa ra công khai thì ngay lập tức hàng loạt các phân tích, phản biện chỉ ra khai thác Bauxite Tây Nguyên sẽ chỉ có lỗ. Bắt đầu một chiến dịch vô tiền khoáng hậu từ chính quyền là một mặt loại bỏ các tiếng nói phản biện, phản đối.. kể cả bỏ tù đến chết mà trường hợp thầy giáo Đinh Đăng Định là một trong những ví dụ. Một mặt, người ta đã đẻ hẳn ra một tỉnh mới là tỉnh Đăk Nông với lý do “nguồn lực và phát triển kinh tế khi khai thác Bauxite là rất lớn” nhưng thực chất là nhằm tạo ra một bộ máy chính quyền địa phương hoàn toàn mới để ủng hộ khai thác Bauxite cho bằng được. Kết quả hiện nay ra sao không cần nói thêm.
Ngày nay, tránh bị dư luận bóc trần tương tự khai thác Bauxite, người ta làm ngược lại là ra luật trước, làm dự án sau nên mới có chuyện Luật đặc khu được đưa ra QH thảo luận nhưng không có bất cứ cơ sở dữ liệu nào để trích dẫn.
Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội – cũng chỉ buông gọn một câu: “Bộ chính trị đã chỉ đạo, phải bàn để ra luật”, sau đó thì nói bừa “bỏ vào một đồng sẽ thu hàng trăm, hàng ngàn đồng” nhưng không đưa ra được trăm đồng, ngàn đồng ấy ở đâu (!) Các đại biểu QH tham ra tranh luận, cả đồng ý lẫn phản đối cũng không ai có trong tay số liệu nào làm cơ sở.
Luật trong nền kinh tế thị trường là chính sách được điều chỉnh bởi nhu cầu từ chính thị trường chứ không phải bởi những tham muốn duy ý chí.
Vân Đồn của Quảng Ninh, là hải cảng cực bắc giáp Trung quốc. Trước đây, khi cả thế giới còn phụ thuộc nặng vào than đá, loại khoáng sản nổi tiếng và chủ yếu của Quảng Ninh thì than đá Quảng Ninh chủ yếu được vận chuyển qua cảng Cửa Ông hoặc xuống Hải Phòng bằng đường sắt, tàu vận tải nhỏ để xuất cảng. Ngày nay, than đá không còn là loại năng lượng quan trọng với thị trường các nước tiên tiến. Mặt khác là mỏ than ở Quảng Ninh đã cạn kiệt sau một thời gian dài khai thác ồ ạt để cung cấp cho Trung quốc với giá rẻ. Vân Đồn hay cả Quảng Ninh hiện nay, nếu nói liên quan cảng biển chỉ còn nhắm vào mục đích là nơi trung chuyển hàng hóa từ Trung quốc đi qua.
Vân Phong với lợi thế đặc biệt là cảng nước sâu án ngữ ngay cửa ngõ của Biển Đông. Nhưng trước đây dự án cảng biển ở đây bị lùi lại chính là bởi không chứng minh được tính hiệu quả khi mà nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cuộc cạnh tranh khốc liệt với các cảng biển đã có trước ở các nước trong khu vực khi Vân Phong đi vào hoạt động.
Còn lại Phú Quốc, hòn đảo tôi từng sống mấy năm và rong ruổi khắp trên Vịnh Thái lan. Đảo Phú Quốc là một đảo tương đối lớn, năm trong vùng nước nông của Vịnh Thái Lan, được che chắn bởi một số đảo đá xung quanh. Từ đây, chỉ cần nạo vét một kênh đào ngang qua Malaixia khoảng hơn 70km và lòng biển trên vịnh Thái Lan hơn 600km thì sẽ hình thành tuyến đường hàng hải gần và thuận lợi nhất để kết nối châu Á với châu Phi qua biển Ấn Độ Dương (khoảng 6.000km), từ châu Á qua châu Âu (khoảng 5.000km); châu Úc qua châu Á (gần 4.000km) và từ châu Mỹ đi liền một dải với châu Á (13.000km), châu Phi, châu Âu.. qua Biển Đông.
Với lợi thế trên, bất cứ ai cũng hiểu được giá trị của Phú Quốc nếu tuyến hàng hải này được hình thành cho những tàu tải trọng lớn của thế giới đi qua.
Trước khi xây dựng Luật đặc khu kinh tế để áp dụng cho Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc.. đã có một nghiên cứu tổng thể và các tính toán cụ thể cho định hướng khai thác các khu vực này chưa?
Vân Đồn rõ ràng chỉ phục vụ cho hàng hóa Trung quốc ra Biển Đông. Nghĩa là VN chỉ thu được tiền cho thuê bến bãi là chính nhưng sẽ không dễ cạnh tranh với cảng Phòng Thành; Thẩm Quyến.. của Trung quốc có cùng lợi thế. Nếu nói thu hút đầu tư công nghệ cao ở đây để xuất qua TQ thì thật ảo tưởng vì chắc chắn chẳng nhà đầu tư nào tham gia.
Vân Phong là vịnh nước sâu tự nhiên, chỉ cần cải tạo sơ là khai thác luồng cảng biển được. Toàn bộ vùng vịnh Vân Phong dựa lưng vào núi nên trên thực tế diện tích đất khai thác không lớn nếu muốn hướng tới một khu công nghiệp CNC tập trung, Mặt trước hướng thẳng ra Biển Đông trên cung đường vận tải ngang qua eo biển Đài Loan. Vân Phong ngoài giá trị về an ninh quốc phòng, chỉ có lợi thế duy nhất là cảng biển.
Như vậy, VN chỉ có thể lựa chọn định hướng phát triển Vân Phong và Phú Quốc liên quan dịch vụ cho hoạt động vận tải thương mại trên biển. Mà các loại hình đầu tư này hoàn toàn không cần 99 năm, mặt khác càng giao thời hạn dài thì VN càng thiệt thòi chứ không phải là có lợi xét về mặt kinh tế.
Phải chăng chính vì chưa có bài toán nghiên cứu nào kỹ càng cho việc khai thác lợi thế của Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc nên người ta xoáy vào casino và hoạt động mại dâm núp sau mỹ từ “thí điểm” để bốc ra kết luận “bỏ 1 đồng thu hàng trăm, hàng ngìn đồng” ?
Có một bài học cũng không hề nhỏ về ưu đãi, giao đất mời gọi đầu tư mà VN đã vấp là các khu công nghiệp của Tập đoàn Pou Chen. Tập đoàn từ Đài Loan này có thể xem là tập đoàn lớn đầu tiên đầu tư vào VN thời bắt đầu mở cửa. VN đã cho Pou Chen thuê đất, mở các khu CN với diện tích rất lớn. Kết quả là Pou Chen tuy có lôi kéo theo được một số nhà đầu tư vào VN nhưng chính các ưu đãi giao đất của VN đã vô tình cho phép Pou Chen chỉ cần cho thuê lại để kiếm lời, được ưu đãi đủ thứ mà chẳng cần làm gì. KCN Vũng Áng của Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh cũng là một bài học nhức nhối với đủ thứ hệ lụy, được giao đất 70 năm đến nay VN chưa tính ra được bài toán thu gì sau khi phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường biển và không thể biết được tương lai còn thêm những gì.
Chưa biết trước phản ứng của dư luận thì chính quyền Hà Nội sẽ quyết định ra sao. Nhưng rõ ràng việc Bộ chính trị ép QH phải đẻ ra luật nhằm phát triển kinh tế mà không có một sơ sở tính toán nào rõ ràng cho thấy mối hiểm họa sai lầm là không tránh khỏi.