Kính gửi : Giám đốc điều hành Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung
Ân Xá Quốc tế muốn bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình về Luật An ninh mạng được đề xuất mà Quốc hội Việt Nam dự định sẽ biểu quyết vào ngày 12 tháng Sáu năm nay và thúc giục [Quý vị] hãy có hành động bảo vệ chống lại những tổn hại tới nhân quyền mà dự thảo này có thể gây ra. Việt Nam tiếp tục là một trong những nước có cơ chế đàn áp nhất tại vùng châu Á, và chúng tôi thực sự quan ngại rằng quyền được tự do biểu đạt trên mạng internet, giữ bí mật thông tin của mình và truy cập thông tin qua mạng internet của người dân Việt Nam sẽ bị tước bỏ nghiêm trọng nếu luật này được thông qua.
Dự thảo Luật An ninh mạng của Việt nam giống tới mức đáng lo ngại so với Luật An ninh mạng của Trung Quốc, vốn được áp dụng từ ngày mùng 1 tháng Sáu năm 2017 mã hoá các thực hành lạm dụng hiện thời thành luật và biến các công ty công nghệ hoạt động tại Trung Quốc trên thực tế trở thành các nhân viên giám sát của nhà nước.
Tương tự, tại Việt Nam, người dân có thể bị buộc tội một cách tuỳ tiện thể theo Điều 8 hoặc Điều 15 của luật này, một bộ luật bao gồm các tội danh cực kỳ rộng và mơ hồ, như “phủ nhận thành tựu cách mạng” hay “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”.
Nếu dự luật này được thông qua vào tuần tới, các công ty có thể bị yêu cầu phải lưu trữ tại Việt Nam các dữ liệu của người dùng Việt Nam và cũng sẽ bị buộc phải cung cấp có thể một lượng lớn dữ liệu, bao gồm cả các thông tin cá nhân, và phải kiểm duyệt các đăng tải của người dùng mà không có đủ các biện pháp bảo vệ cho tự do ngôn luận và quyền riêng tư. Các công ty rất có thể sẽ phải chịu phạt nặng nếu họ không làm như vậy và không có sự minh bạch trong việc giới chức trách sẽ sử dụng các dữ liệu này như thế nào.
Ngoài nhân quyền, internet còn là cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện tại hơn 60 triệu người tại Việt Nam sử dụng internet và hầu hết đều có thể được hưởng tự do ngôn luận trên mạng. Tuy nhiên giới chức trách thường có phản ứng mạnh tay đối với những người chỉ trích họ – theo các tin tức được biết, giới chức trách Việt Nam đã bắt giam gần 30 người trong năm 2017 vì sử dụng internet để quảng bá cho nhân quyền.
Các công ty công nghệ như quý vị đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo internet là một diễn đàn an toàn mà người dân tại Việt Nam có thể tự do biểu đạt mà không sợ bị chính quyền Việt Nam bỏ tù hay trở thành đối tượng bị giám sát tập thể.
Công ty của quý vị có trách nhiệm tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Trách nhiệm này vượt lên trên các yêu cầu pháp lý nội địa. Điều này được thể hiện rõ bởi Các Quy tắc Hướng dẫn về Doanh nghiệp và Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (UNGPs). Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi công ty của quý vị hãy thách thức dự luật này và nêu rõ để chính phủ Việt Nam biết về phản đối có tính nguyên tắc của công ty quý vị đối với việc thực thi bất cứ yêu cầu hay chỉ thị nào vi phạm các quyền căn bản của con người.
Vì thế Ân xá Quốc tế khuyến khích [Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung] truyền đạt tới chính phủ Việt Nam trước ngày 12 tháng Sáu 2018, thúc giục họ hãy:
• Sửa đổi dự luật về an ninh mạng, đặc biệt điều 8 và điều 15, để tuân thủ đầy đủ luật nhân quyền quốc tế
• Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền trên mạng, đặc biệt quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư ở Việt Nam.
• Công khai lên tiếng phản đối hình sự hoá việc sử dụng internet để thực thi nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi [Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung] hãy:
• Nêu rõ với giới chức trách Việt Nam cũng như người dân Việt Nam rằng công ty của quý vị sẽ không trợ giúp chính phủ Việt Nam để:
+ Tiến hành việc giám sát bất hợp pháp. Nộp các dữ liệu cho giới chức trách, hay theo dõi và báo cáo với giới chức trách về việc sử dụng internet của người dân mà không có lệnh của toà án, và các biện pháp bảo vệ pháp lý thích hợp khác để đảm bảo việc bảo vệ nhân quyền.
• Thực hiện ngay lập tức các bước để đảm bảo mọi đơn vị của quý vị – Công ty mẹ và các công ty con – duy trì trách nhiệm của các công ty về nhân quyền như được vạch ra trong UNGPs.
• Phát triển một chính sách nhân quyền rõ ràng, bảo đảm rằng chính sách này tuân thủ UNGPs.
Ân xá Quốc tế mong đợi phản hồi của quý vị.
Kính thư,
Clare Algar
Giám đốc, Phụ trách các hoạt động toàn cầu
Tổ chức Ân xá Quốc tế
June 9, 2018
TOÀN VĂN BỨC THƯ CỦA ÂN XÁ QUỐC TẾ GỬI CÁC CÔNG TY INTERNET VỀ DỰ THẢO LUẬT AN NINH MẠNG
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Kính gửi : Giám đốc điều hành Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung
Ân Xá Quốc tế muốn bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình về Luật An ninh mạng được đề xuất mà Quốc hội Việt Nam dự định sẽ biểu quyết vào ngày 12 tháng Sáu năm nay và thúc giục [Quý vị] hãy có hành động bảo vệ chống lại những tổn hại tới nhân quyền mà dự thảo này có thể gây ra. Việt Nam tiếp tục là một trong những nước có cơ chế đàn áp nhất tại vùng châu Á, và chúng tôi thực sự quan ngại rằng quyền được tự do biểu đạt trên mạng internet, giữ bí mật thông tin của mình và truy cập thông tin qua mạng internet của người dân Việt Nam sẽ bị tước bỏ nghiêm trọng nếu luật này được thông qua.
Dự thảo Luật An ninh mạng của Việt nam giống tới mức đáng lo ngại so với Luật An ninh mạng của Trung Quốc, vốn được áp dụng từ ngày mùng 1 tháng Sáu năm 2017 mã hoá các thực hành lạm dụng hiện thời thành luật và biến các công ty công nghệ hoạt động tại Trung Quốc trên thực tế trở thành các nhân viên giám sát của nhà nước.
Tương tự, tại Việt Nam, người dân có thể bị buộc tội một cách tuỳ tiện thể theo Điều 8 hoặc Điều 15 của luật này, một bộ luật bao gồm các tội danh cực kỳ rộng và mơ hồ, như “phủ nhận thành tựu cách mạng” hay “thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”.
Nếu dự luật này được thông qua vào tuần tới, các công ty có thể bị yêu cầu phải lưu trữ tại Việt Nam các dữ liệu của người dùng Việt Nam và cũng sẽ bị buộc phải cung cấp có thể một lượng lớn dữ liệu, bao gồm cả các thông tin cá nhân, và phải kiểm duyệt các đăng tải của người dùng mà không có đủ các biện pháp bảo vệ cho tự do ngôn luận và quyền riêng tư. Các công ty rất có thể sẽ phải chịu phạt nặng nếu họ không làm như vậy và không có sự minh bạch trong việc giới chức trách sẽ sử dụng các dữ liệu này như thế nào.
Ngoài nhân quyền, internet còn là cốt lõi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện tại hơn 60 triệu người tại Việt Nam sử dụng internet và hầu hết đều có thể được hưởng tự do ngôn luận trên mạng. Tuy nhiên giới chức trách thường có phản ứng mạnh tay đối với những người chỉ trích họ – theo các tin tức được biết, giới chức trách Việt Nam đã bắt giam gần 30 người trong năm 2017 vì sử dụng internet để quảng bá cho nhân quyền.
Các công ty công nghệ như quý vị đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo internet là một diễn đàn an toàn mà người dân tại Việt Nam có thể tự do biểu đạt mà không sợ bị chính quyền Việt Nam bỏ tù hay trở thành đối tượng bị giám sát tập thể.
Công ty của quý vị có trách nhiệm tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận. Trách nhiệm này vượt lên trên các yêu cầu pháp lý nội địa. Điều này được thể hiện rõ bởi Các Quy tắc Hướng dẫn về Doanh nghiệp và Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (UNGPs). Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi công ty của quý vị hãy thách thức dự luật này và nêu rõ để chính phủ Việt Nam biết về phản đối có tính nguyên tắc của công ty quý vị đối với việc thực thi bất cứ yêu cầu hay chỉ thị nào vi phạm các quyền căn bản của con người.
Vì thế Ân xá Quốc tế khuyến khích [Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung] truyền đạt tới chính phủ Việt Nam trước ngày 12 tháng Sáu 2018, thúc giục họ hãy:
• Sửa đổi dự luật về an ninh mạng, đặc biệt điều 8 và điều 15, để tuân thủ đầy đủ luật nhân quyền quốc tế
• Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền trên mạng, đặc biệt quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư ở Việt Nam.
• Công khai lên tiếng phản đối hình sự hoá việc sử dụng internet để thực thi nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cũng kêu gọi [Google/Facebook/Apple/Microsoft/Samsung] hãy:
• Nêu rõ với giới chức trách Việt Nam cũng như người dân Việt Nam rằng công ty của quý vị sẽ không trợ giúp chính phủ Việt Nam để:
+ Tiến hành việc giám sát bất hợp pháp. Nộp các dữ liệu cho giới chức trách, hay theo dõi và báo cáo với giới chức trách về việc sử dụng internet của người dân mà không có lệnh của toà án, và các biện pháp bảo vệ pháp lý thích hợp khác để đảm bảo việc bảo vệ nhân quyền.
• Thực hiện ngay lập tức các bước để đảm bảo mọi đơn vị của quý vị – Công ty mẹ và các công ty con – duy trì trách nhiệm của các công ty về nhân quyền như được vạch ra trong UNGPs.
• Phát triển một chính sách nhân quyền rõ ràng, bảo đảm rằng chính sách này tuân thủ UNGPs.
Ân xá Quốc tế mong đợi phản hồi của quý vị.
Kính thư,
Clare Algar
Giám đốc, Phụ trách các hoạt động toàn cầu
Tổ chức Ân xá Quốc tế