Bốn năm sau, Luật về Đặc khu được bàn thảo, nhưng yếu tố khiến người dân tìm đến không phải là việc các doanh nghiệp trong nước băm đất đặc khu để đầu cơ, mà là thời hạn cho thuê 99 năm và nỗi lo TQ sẽ vào cắm đất!
Câu chuyện 99 năm gợi nhớ về chuỗi thời gian bị Bắc thuộc và phụ thuộc về kinh tế – chính trị trong người dân Việt nam. Sự gần gũi của chính quyền Việt nam hiện nay về mặt ý thức hệ càng làm gia tăng nỗi lo đó, trong hiện trạng, một yếu tố chưa kiểm chứng là ‘Hội ước Thành đô’ vẫn chi phối tiềm thức của rất nhiều người.
Theo tường thuật của John Reed, cây viết trên FINANCIAL TIMES cho hay, những người biểu tình đã xuống đường ở Việt Nam hôm Chủ nhật trong các cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại các khu kinh tế đặc biệt, một số lo sợ sẽ ủng hộ các nhà đầu tư Trung Quốc và một số lo ngại luật an ninh mạng khiến quyền tự do ngôn luận ở Việt nam bị thu hẹp.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ chống Trung Quốc hoặc khẩu hiệu được hô vang như ‘Không Trung Quốc’ hoặc ‘Trung Quốc biến đi’. Một số khác lại mang biểu ngữ với biểu tượng không đồng ý về Luật an ninh mạng.
‘Luật thuê đất 99 năm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chủ quyền của chúng tôi và cho phép chúng tôi rơi vào Trung Quốc’, Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động đã tham dự một cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh, nói với Financial Times trong một tin nhắn văn bản. ‘Chúng tôi đã mất 4000 năm lịch sử và giờ chúng tôi có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới.’
Nhiều người bày lỏ sự thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại.
‘Khi chính phủ Việt Nam không hành động ủng hộ quốc gia và nhân dân, thì chúng tôi sẽ đứng lên bảo vệ đất nước của mình’, ông Nguyễn Mạnh Hiển cho biết trong một tin nhắn văn bản.
|
Hình ảnh cuộc biểu tình ngày 10.06 |
Cuộc xuống đường lần này một lần nữa cho thấy sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào chính thể hiện tại. Mọi yếu tố đều bị nghi ngờ.
Trong một động thái hiếm hoi, Chủ tịch Quốc Hội Việt nam đã lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh cũng như tin tưởng vào đương lối của Đảng và Nhà nước hiện tại. Những diễn biến này cho thấy vết nứt khoảng cách rất lớn giưa người dân và chính quyền, và gần như sự thiếu vắng niềm tin khiến cuộc biểu tình phát tác ngoài mong đợi – cả về phía chính quyền lẫn những người biểu tình.
Một nhà hoạt động, và là nhà báo độc lập – ông Phạm Chí Dũng đã khái quát với cụm tiêu đề: Lần đầu tiên từ 1975 bùng phát tổng biểu tình phản kháng chính quyền!
Tính chất đặc biệt lần này còn thể hiện đậm nét qua số lượng người biểu tình, gồm cả những nhà sư, linh mục, người trẻ, quân nhân. Một sự tập hợp của hầu hết tầng lớp trong xã hội Việt nam.
Rõ ràng, lòng tự tôn dân tộc của người Việt là vũ khí lợi hại biểu thị cho nhu cầu của họ.
Với Luật Đặc Khu là nêu lên quyền muốn phúc quyết của người dân, không còn muốn nó nằm trong cái bàn gồm 19 người nữa; với Luật an ninh mạng là quyền tự do ngôn luận của người dân và họ nhận thấy tầm quan trọng của chính nó trong thay đổi luật chơi quyền lực tại Việt nam; nhưng đi xa hơn, người dân Việt muốn qua cuộc biểu tình lần này cho chính quyền thấy, dù thiếu Luật biểu tình do Quốc Hội nhiều lần treo, nhưng người dân đã tự tin hơn trong việc sử dụng quyền phúc quyết của mình, và nếu Luật này tiếp tục bị treo – nó sẽ uy hiếp đến cả sự tồn tại chính thể.
Nói không ngoa, cuộc biểu tình lần này có phần áp lực và thể hiện yêu cầu được chú ý đến quyền lợi như cuộc biểu tình Formosa hay biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2007. Và nói theo sách lịch sử ĐCSVN thì, đây là cuộc diễn tập lớn thứ 3, sau cuộc diễn tập vào năm 2007 – 2014 về lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. Hay nhận định như blogger Lê Anh Hùng, thì ‘cuộc đấu tranh của chúng ta không vô vọng’.
June 13, 2018
Biểu tình ngày 10.06: ‘cuộc diễn tập về lòng tự tôn dân tộc’?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cuộc biểu tình ngày 10.06 đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành ở Việt nam, cuộc biểu tình được cho là nhằm phản đối Luật về Đặc khu do Quốc Hội ban hành, tuy nhiên nó cũng làm người ta gợi nhớ về bối cảnh của năm 2014.
Bốn năm trước đây, cuộc tấn công của Bắc Kinh bằng dàn khoan HD-981 đã kích động lòng tự tôn dân tộc Việt nam. Và thực tế các cuộc biểu tình sau đó đã nhằm vào một chuỗi yếu tố TQ có liên quan.
Bốn năm sau, Luật về Đặc khu được bàn thảo, nhưng yếu tố khiến người dân tìm đến không phải là việc các doanh nghiệp trong nước băm đất đặc khu để đầu cơ, mà là thời hạn cho thuê 99 năm và nỗi lo TQ sẽ vào cắm đất!
Câu chuyện 99 năm gợi nhớ về chuỗi thời gian bị Bắc thuộc và phụ thuộc về kinh tế – chính trị trong người dân Việt nam. Sự gần gũi của chính quyền Việt nam hiện nay về mặt ý thức hệ càng làm gia tăng nỗi lo đó, trong hiện trạng, một yếu tố chưa kiểm chứng là ‘Hội ước Thành đô’ vẫn chi phối tiềm thức của rất nhiều người.
Các cuộc biểu tình vì thế nhắm đến các mục tiêu, và kế hoạch khu kinh tế đặc biệt được cho là có lợi cho Bắc Kinh
Tuy nhiên, phải chăng cuộc biểu tình chỉ biểu lộ nỗi lo TQ?
Theo tường thuật của John Reed, cây viết trên FINANCIAL TIMES cho hay, những người biểu tình đã xuống đường ở Việt Nam hôm Chủ nhật trong các cuộc biểu tình hiếm hoi chống lại các khu kinh tế đặc biệt, một số lo sợ sẽ ủng hộ các nhà đầu tư Trung Quốc và một số lo ngại luật an ninh mạng khiến quyền tự do ngôn luận ở Việt nam bị thu hẹp.
Một số người biểu tình mang biểu ngữ chống Trung Quốc hoặc khẩu hiệu được hô vang như ‘Không Trung Quốc’ hoặc ‘Trung Quốc biến đi’. Một số khác lại mang biểu ngữ với biểu tượng không đồng ý về Luật an ninh mạng.
‘Luật thuê đất 99 năm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chủ quyền của chúng tôi và cho phép chúng tôi rơi vào Trung Quốc’, Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động đã tham dự một cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh, nói với Financial Times trong một tin nhắn văn bản. ‘Chúng tôi đã mất 4000 năm lịch sử và giờ chúng tôi có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới.’
Nhiều người bày lỏ sự thiếu tin tưởng vào hệ thống chính trị hiện tại.
‘Khi chính phủ Việt Nam không hành động ủng hộ quốc gia và nhân dân, thì chúng tôi sẽ đứng lên bảo vệ đất nước của mình’, ông Nguyễn Mạnh Hiển cho biết trong một tin nhắn văn bản.
Cuộc xuống đường lần này một lần nữa cho thấy sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào chính thể hiện tại. Mọi yếu tố đều bị nghi ngờ.
Trong một động thái hiếm hoi, Chủ tịch Quốc Hội Việt nam đã lên tiếng kêu gọi người dân bình tĩnh cũng như tin tưởng vào đương lối của Đảng và Nhà nước hiện tại. Những diễn biến này cho thấy vết nứt khoảng cách rất lớn giưa người dân và chính quyền, và gần như sự thiếu vắng niềm tin khiến cuộc biểu tình phát tác ngoài mong đợi – cả về phía chính quyền lẫn những người biểu tình.
Một nhà hoạt động, và là nhà báo độc lập – ông Phạm Chí Dũng đã khái quát với cụm tiêu đề: Lần đầu tiên từ 1975 bùng phát tổng biểu tình phản kháng chính quyền!
Tính chất đặc biệt lần này còn thể hiện đậm nét qua số lượng người biểu tình, gồm cả những nhà sư, linh mục, người trẻ, quân nhân. Một sự tập hợp của hầu hết tầng lớp trong xã hội Việt nam.
Rõ ràng, lòng tự tôn dân tộc của người Việt là vũ khí lợi hại biểu thị cho nhu cầu của họ.
Nhưng còn gì nữa?
Với Luật Đặc Khu là nêu lên quyền muốn phúc quyết của người dân, không còn muốn nó nằm trong cái bàn gồm 19 người nữa; với Luật an ninh mạng là quyền tự do ngôn luận của người dân và họ nhận thấy tầm quan trọng của chính nó trong thay đổi luật chơi quyền lực tại Việt nam; nhưng đi xa hơn, người dân Việt muốn qua cuộc biểu tình lần này cho chính quyền thấy, dù thiếu Luật biểu tình do Quốc Hội nhiều lần treo, nhưng người dân đã tự tin hơn trong việc sử dụng quyền phúc quyết của mình, và nếu Luật này tiếp tục bị treo – nó sẽ uy hiếp đến cả sự tồn tại chính thể.
Nói không ngoa, cuộc biểu tình lần này có phần áp lực và thể hiện yêu cầu được chú ý đến quyền lợi như cuộc biểu tình Formosa hay biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2007. Và nói theo sách lịch sử ĐCSVN thì, đây là cuộc diễn tập lớn thứ 3, sau cuộc diễn tập vào năm 2007 – 2014 về lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. Hay nhận định như blogger Lê Anh Hùng, thì ‘cuộc đấu tranh của chúng ta không vô vọng’.