Luật An ninh mạng (ANM) đã được các 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua. Có 15 đại biểu không tán thành và 28 đại biểu không biểu quyết. Luật ANM 2018 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
|
Ảnh minh họa |
Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 13/6/2018
Câu hỏi đặt ra: Hacker mũ đen (tin tặc) có phải là tội phạm mạng? Những blogger, Facebooker là những ‘đối tượng’ mà Luật ANM muốn nhắm đến nhằm để hạn chế quyền phản biện? Liệu có sự trùng lắp về hành vi được cho là ‘phạm tội’ của Luật ANM với Bộ Luật hình sự?
Tội phạm mạng theo cách hiểu của Luật ANM
Trong Luật ANM, các từ ngữ được dùng trong luật này được hiểu như sau: (1). ANM là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (2). Bảo vệ ANM là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm ANM. (3). Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. (4). Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát.
(5). Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm: a) Hệ thống truyền dẫn: hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet; b) Hệ thống các dịch vụ lõi: hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và các hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập internet của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet;
c) Các dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin: dịch vụ trực tuyến, gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia; d) Các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các thành phố thông minh, Internet của vạn vật, hệ thống phức hợp thực – ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
|
Kết quả biểu quyết dự luật an ninh mạng sáng ngày 12.06 |
(6). Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm. (7). Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoặc truy cập trái phép máy tính, hệ thống máy tính hoặc hệ thống thông tin. (8). Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
(9). Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(10). Chiến tranh mạng là một loại hình chiến tranh do một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tiến hành, diễn ra độc lập trên không gian mạng hoặc kết hợp với hoạt động quân sự xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. (11). Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
(12). Nguy cơ đe dọa ANM là dấu hiệu xuất hiện trên không gian mạng có khả năng trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (13). Sự cố ANM là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(14). Tình huống nguy hiểm về ANM là sự việc xảy ra trên không gian mạng ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tính mạng con người.
Luật ANM để… bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận định này không cảm tính. Theo đó, trong 14 cách hiểu về ANM như nói trên, thì Luật ANM nói rằng nguyên tắc bảo vệ ANM được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4.2). Trong đó có những quy định các hành vi bị nghiêm cấm y hệt với nội dung của Bộ Luật hình sự, như là (trích điều 8): Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;…
Bên cạnh những nội dung tương tự như Bộ Luật hình sự, thì ở Luật ANM cho thấy không gian mạng từ đầu năm 2019 tới đây không chỉ là sân chơi phân định giữa chính quyền và người dân, mà còn phân định giữa các phe phái trong chính quyền với nhau.
Với việc 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật ANM vào sáng ngày 12-6, thì từ đầu năm 2019, Bộ Công an chính thức được giao quyền kiểm soát toàn diện đối với không gian mạng. Hoàn toàn có quyền tin rằng họ sẽ có thể ưu ái cho thông tin của nhân vật này và triệt hạ thông tin của nhân vật kia trên chính trường. Kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra là Bộ Công an mạnh tay loại bỏ thông tin có hại cho một nhân vật, nhưng làm ngơ với thông tin có hại cho đối thủ chính trị của nhân vật đó.
Thông tin có lợi hay có hại mang tính phe phái này có thể nằm ở khắp nơi: báo chính thống, báo độc lập, báo đối lập, các trang mạng xã hội, blog, v.v.
Khi Bộ Công an có quyền sinh sát với thông tin trên mạng, họ, trên thực tế, sẽ trở thành một Ban Tuyên giáo thứ hai, quyết định người dùng Internet được tiếp cận với những thông tin gì. Khi đó, những chính trị gia nào không “được lòng” Bộ Công an rất có thể sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng. Họ cũng sẽ trở thành nạn nhân của Luật ANM.
Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 hiện gồm 7 người, trong đó có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
June 13, 2018
Luật An ninh mạng để bảo vệ an ninh của ai: bảo vệ đảng cầm quyền? (kỳ 1)
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Luật An ninh mạng (ANM) đã được các 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua. Có 15 đại biểu không tán thành và 28 đại biểu không biểu quyết. Luật ANM 2018 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 13/6/2018
Câu hỏi đặt ra: Hacker mũ đen (tin tặc) có phải là tội phạm mạng? Những blogger, Facebooker là những ‘đối tượng’ mà Luật ANM muốn nhắm đến nhằm để hạn chế quyền phản biện? Liệu có sự trùng lắp về hành vi được cho là ‘phạm tội’ của Luật ANM với Bộ Luật hình sự?
Tội phạm mạng theo cách hiểu của Luật ANM
Trong Luật ANM, các từ ngữ được dùng trong luật này được hiểu như sau: (1). ANM là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (2). Bảo vệ ANM là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm ANM. (3). Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. (4). Không gian mạng quốc gia là không gian mạng do Nhà nước xác lập, quản lý và kiểm soát.
(5). Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia là hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để tạo lập, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên không gian mạng quốc gia, bao gồm: a) Hệ thống truyền dẫn: hệ thống truyền dẫn quốc gia, hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế, hệ thống vệ tinh, hệ thống truyền dẫn của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet; b) Hệ thống các dịch vụ lõi: hệ thống phân luồng và điều hướng thông tin quốc gia, hệ thống phân giải tên miền quốc gia (DNS), hệ thống chứng thực quốc gia (PKI/CA) và các hệ thống cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập internet của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet;
c) Các dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin: dịch vụ trực tuyến, gồm chính phủ điện tử, thương mại điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, blog; ứng dụng công nghệ thông tin có kết nối mạng phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế, tài chính quan trọng; cơ sở dữ liệu quốc gia; d) Các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các thành phố thông minh, Internet của vạn vật, hệ thống phức hợp thực – ảo, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
(6). Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm. (7). Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoặc truy cập trái phép máy tính, hệ thống máy tính hoặc hệ thống thông tin. (8). Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
(9). Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng internet, hệ thống máy tính hoặc phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(10). Chiến tranh mạng là một loại hình chiến tranh do một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tiến hành, diễn ra độc lập trên không gian mạng hoặc kết hợp với hoạt động quân sự xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. (11). Tài khoản số là thông tin dùng để chứng thực, phân quyền sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng.
(12). Nguy cơ đe dọa ANM là dấu hiệu xuất hiện trên không gian mạng có khả năng trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia, gây tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (13). Sự cố ANM là sự việc bất ngờ xảy ra trên không gian mạng xâm phạm tới an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(14). Tình huống nguy hiểm về ANM là sự việc xảy ra trên không gian mạng ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh quốc gia, gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tính mạng con người.
Luật ANM để… bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận định này không cảm tính. Theo đó, trong 14 cách hiểu về ANM như nói trên, thì Luật ANM nói rằng nguyên tắc bảo vệ ANM được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4.2). Trong đó có những quy định các hành vi bị nghiêm cấm y hệt với nội dung của Bộ Luật hình sự, như là (trích điều 8): Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;…
Bên cạnh những nội dung tương tự như Bộ Luật hình sự, thì ở Luật ANM cho thấy không gian mạng từ đầu năm 2019 tới đây không chỉ là sân chơi phân định giữa chính quyền và người dân, mà còn phân định giữa các phe phái trong chính quyền với nhau.
Với việc 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật ANM vào sáng ngày 12-6, thì từ đầu năm 2019, Bộ Công an chính thức được giao quyền kiểm soát toàn diện đối với không gian mạng. Hoàn toàn có quyền tin rằng họ sẽ có thể ưu ái cho thông tin của nhân vật này và triệt hạ thông tin của nhân vật kia trên chính trường. Kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra là Bộ Công an mạnh tay loại bỏ thông tin có hại cho một nhân vật, nhưng làm ngơ với thông tin có hại cho đối thủ chính trị của nhân vật đó.
Thông tin có lợi hay có hại mang tính phe phái này có thể nằm ở khắp nơi: báo chính thống, báo độc lập, báo đối lập, các trang mạng xã hội, blog, v.v.
Khi Bộ Công an có quyền sinh sát với thông tin trên mạng, họ, trên thực tế, sẽ trở thành một Ban Tuyên giáo thứ hai, quyết định người dùng Internet được tiếp cận với những thông tin gì. Khi đó, những chính trị gia nào không “được lòng” Bộ Công an rất có thể sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng. Họ cũng sẽ trở thành nạn nhân của Luật ANM.
Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 hiện gồm 7 người, trong đó có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.