Luật an ninh mạng được thông qua: tạo bạo lực có chủ ý để thông luật?*

Hôm nay, 12.06, ngày mà 86% ĐBQH nhấn nút thông qua luật An ninh mạng, một dự thảo Luật mà trước đó được đánh giá không chỉ tác động về mặt kinh tế, mà còn đánh thẳng vào quyền tự do ngôn luận.

 

Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 13/6/2018

 

 

Nhưng vì sao vấp phải các quan điểm dư luận khác nhau, từ chuyên gia IT cho đến tầng lớp trí thức, nhà báo, luật sư,… nhưng kết quá các vị ĐBQH lại bấm nút thông qua?

Nỗi sợ hãi và sự trấn áp

Một quan điểm được lan truyền trên Facebook trước khi Luật an ninh mạng được thông qua là: Cuộc biểu tình ngày 10.06 trở thành một cuộc ‘diễn tập đẹp’ cho luận cứ rằng ‘cần có an ninh mạng để bảo vệ an ninh quốc gia.’

‘Bảo vệ an ninh quốc gia và đảng bằng Luật an ninh mạng’ từng bị phủ bác bởi kỹ sư Dương Ngọc Thái, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng đang làm việc tại Silicon Valley (Hoa Kỳ), nhưng kết quả là nỗi sợ hãi mang tên Phan Rí (Bình Thuận) đã diễn ra, khiến các vị ĐBQH dường như bị thuyết phục để ngăn một hiện trạng lớn hơn trong tương lai mà họ tin rằng nó có thể xảy ra.

Trong cuộc biểu tình ngày 10.06, điều đặc biệt là số lượng người biểu tình bị tấn công thấp hơn cả các cuộc biểu tình trước đó, gần nhất là chống lại Formosa. Phía công an cũng hạn chế sử dụng xe buýt (một công cụ để ngắn cản đoàn biểu tình hoặc đưa người biểu tình và câu lưu) trong sự kiện này.

Hơn 86% ĐBQH bấm nút thông qua Luật An ninh mạng.

Tại Tp. HCM, một số hình ảnh từ một nhóm công an viên mặc thường phục xuống xe và trà trộn vào nhóm người biểu tình được ghi hình lại. Nhiều người hiểu ra vai trò – tác dụng của nhóm người này trong sự ‘kích động’ và ‘tạo bạo loạn’ để dễ dàng trấn áp.

Ngay sau đó, phía công an Tp. HCM lập tức cho rằng, có tổ chức phản động giật dây, còn phía Tổng Liên đoàn Lao động thì lên tiếng việc ‘phát hiện truyền đơn kích động công nhân biểu tình’.

Tại Phan Rí (Bình Thuận), đội ngũ lực lượng CSCĐ dường như ‘yếu ớt’ trước đoàn người biểu tình (đến mức lực lượng này cởi bỏ quân phục vứt ra đường ngổn ngang); thậm chí lực lượng vũ trang để tái diễn cảnh ném đá, tràn vào tòa nhà hành chính của tỉnh 2 lần (vào ngày 10.06 – 11.06). Mặc dù không có thương vong, nhưng lãnh đạo Bình Thuận lại đăng đàn nói, trong chừng mực nào đó, đây ‘giống như cuộc bạo loạn’.


Trong khía cạnh khác, một số nhà báo chính thống chia sẻ thông tin cho biết, trong cuộc biểu tình lần này, vắng bóng ‘công văn hỏa tốc’ từ các ban ngành T.Ư.


Đó là những động thái lạ.

Trở về câu chuyện ‘tạo bạo lực’, rõ ràng chính quyền đều hiểu mạng xã hội Facebook liên kết mọi người xuống đường nhằm đòi quyền lợi hợp hiến của mình. Việc bạo lực phát sinh cũng khiến cho chính quyền phải tìm cách kiểm soát mạng xã hội, nhưng đó có phải là lý do?

Lý do lớn nhất là mạng xã hội trở thành một diễn đàn phản biện (phân tích, mổ xẻ bản chất của các sự kiện – hiện tượng tại Việt nam) bao gồm cả Luật về đặc khu. Một Luật mà được Bộ Chính trị gật đầu nhưng gặp phải sự phản ứng lớn từ dư luận thông qua mạng xã hội. Và chính quyền phải chăng đã dùng chiêu thức ‘thổi lửa vào lò’ bằng cách gieo những phát ngôn gây bức xúc vào dư luận, tiếp đó cho người kích động bạo lực, thả lỏng cuộc biểu tình hoặc thậm chí hướng dẫn cuộc biểu tình theo hướng bùng phát bạo lực tại Phan Rí để hình thành nên một bằng chứng sống động về việc cần thiết cho sự ra đời của Luật an ninh mạng với lý do là: cội nguồn bạo lực là do người dân dễ bị kích động trước những luồng thông tin xấu, đặc biệt là những ngày vừa qua. Bản thân bà Chủ tịch Quốc Hội ngay sau đó cũng đăng đàn với quan điểm nhấn mạnh ‘người dân liên quan không hiểu đúng bản chất sự việc, có sự ngộ nhận, hiểu nhầm vấn đề, nên có hành động quá khích’.

Trước đó, trong một nhận định riêng trên Facebook cá nhân trước đó, Luật sư Hà Huy Sơn chia sẻ: Biểu tình 10/6/2018, giống như ở các nước dân chủ. Yếu tố nước ngoài, các tổ chức xh dân sự, dân chủ ko phải là chủ lực. Dường như được “bật đèn xanh” từ 1 nhánh; có bất ngờ như Bình Dương mấy năm trước.

Như vậy, sự biến Phan Rí còn chứa nhiều yếu tố ‘chính trị’ hơn là ‘dân sự’ cần làm rõ trong thời gian tới.

Trở lại với kết quả 86%, với những điều luật ngăn cản quyền tự do ngôn luận nêu trên, khi chính quyền tiến hành thông qua lại Luật về đặc khu, tất cả những ai ‘phản đối’ sẽ nhanh chóng bị áp đặt là ‘chống đối’; những thông tin bất lợi đều bị xóa sổ. Chưa kể, nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước đang bị kiệt quệ từ việc đánh thuế tiền điện tử, bán hàng online, đặt cơ sở của những tập đoàn công nghệ lớn.

Và từ nay, các quan chức nhà nước có thể an tâm ngủ yên, không còn bị cộng đồng mạng bóc mẽ biệt phủ, con cái nước ngoài, nguồn thu bất chính hay kể cả những dự luật có lợi cho ai đó nữa.

Đây là một chiêu trò, và nếu nhà nước thực tế đã thực hiện, thì đó là một chiêu trò khôn lỏi nằm nắm thóp người dân và dư luận, chịu thiệt hại 1 để được lợi 2. Đưa mạng xã hội trở về vòng tay của Ban tuyên giáo Trung ương, dưới sự giám sát tuyệt đối của đội ngũ công an – an ninh.

Cũng trong ngày 12.06, khi các vị ĐBQH ‘sợ hãi’ về một viễn cảnh bị mạng xã hội tấn công, và khép cánh cửa hội nhập (hay bế quan tỏa cảng thời hội nhập) bằng con số 86% thông qua Luật an ninh mạng thì nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã có cuộc hội kiên với Tổng thống Donald Trump, và cho biết, dù biết con đường (hợp tác với Mỹ) sẽ không hề dễ đi, nhưng ‘tôi sẵn sàng làm điều này (hợp tác với Mỹ)’. Bởi theo nhà lãnh đạo này, quá khứ hai nước đã giữ lại chỉ vì ‘những thủ tục và định kiến lỗi thời đã che mắt và bịt tai chúng ta, nhưng chúng ta có thể vượt qua mọi thứ để đến đây hôm nay’.

Triều Tiên mở cánh cửa, Việt nam khép cảnh cửa. Dân tộc Việt nam phải chăng đã đến hồi mạt vận, lấy chính trị bảo vệ đảng và sự áp đặt một đường lối kinh tế rập khuôn về đặc khu lên ngôi?

Và chỉ còn 9% nghĩ về nhân dân! Cách mạng thời kỳ 0.4 được hiện hữu thay vì 4.0.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Nội dung được bảo hộ bởi Điều 19 – Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền.