Ông Chris Hayes, Dân biểu Liên bang Úc vào ngày 14 tháng 6 vừa gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop thúc giục Canberra đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền Việt – Úc sắp được tổ chức tại Việt Nam trong vài tháng tới.
Trong thư, ông Chris Hayes cám ơn Tòa Đại sứ Úc tại Hà Nội vì những nỗ lực lên tiếng cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà, nhà báo Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, và luật gia N guyễn Bắc Truyển.
Hiện tại, dù Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ ông cùng cô Lê Thu Hà đã được sang Đức, nhưng bốn thành viên còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ vẫn còn bị cầm tù trong thời gian dài.
Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hayes, cũng nhắc đến trong thư rằng có nhiều blogger hiện đang bị giam giữ sau đợt đàn áp quyền biểu đạt một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Điển hình là trường hợp của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động Trần Thị Nga, cả hai người bị giam giữ với bản án lên đến 10 năm tù. Ngoài ra còn có anh Nguyễn Văn Hóa, 23 tuổi, phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do cũng bị kết án 7 năm tù.
Ông Chris Hayes bày tỏ lo ngại về Luật An minh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ khiến cho những người có tiếng nói đối lập bị chính quyền cáo buộc là “chống đối lật đổ chính quyền”. Điều này cũng được Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch và Tổ chức ân xá quốc tế quan ngại.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc đến các cuộc biểu biểu tình ôn hòa đang diễn ra trên khắp dải đất chữ S để phản đối Luật An ninh và Luật Đặc khu. Ông cho rằng chính phủ Hà Nội cần đảm bảo và tôn trọng quyền tự do hội họp để người Việt có thể tự do bày tỏ ý kiến và tự do tín ngưỡng.
Cuối thư, ông Chris Hayes nhấn mạnh rằng nước Úc là thành viên của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, do đó phải có trách nhiệm phải thúc đẩy Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho công dân của mình, theo đúng những gì đã ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền, và những cam kết về quyền con người của quốc tế.
Ông hy vọng những điều vừa nêu trong thư sẽ được nhắc đến trong buổi Đối thoại nhân quyền Việt – Úc năm nay.
June 16, 2018
Dân biểu Úc lên tiếng trước khi diễn ra đối thoại nhân quyền Việt – Úc
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Chris Hayes, Dân biểu Liên bang Úc vào ngày 14 tháng 6 vừa gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop thúc giục Canberra đề cập đến vấn đề nhân quyền trong cuộc Đối thoại nhân quyền Việt – Úc sắp được tổ chức tại Việt Nam trong vài tháng tới.
Trong thư, ông Chris Hayes cám ơn Tòa Đại sứ Úc tại Hà Nội vì những nỗ lực lên tiếng cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bao gồm Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà, nhà báo Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, và luật gia N guyễn Bắc Truyển.
Hiện tại, dù Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ ông cùng cô Lê Thu Hà đã được sang Đức, nhưng bốn thành viên còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ vẫn còn bị cầm tù trong thời gian dài.
Dân biểu Liên bang Úc, Chris Hayes, cũng nhắc đến trong thư rằng có nhiều blogger hiện đang bị giam giữ sau đợt đàn áp quyền biểu đạt một cách mạnh mẽ trong những năm qua. Điển hình là trường hợp của blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động Trần Thị Nga, cả hai người bị giam giữ với bản án lên đến 10 năm tù. Ngoài ra còn có anh Nguyễn Văn Hóa, 23 tuổi, phóng viên cộng tác với Đài Á Châu Tự Do cũng bị kết án 7 năm tù.
Ông Chris Hayes bày tỏ lo ngại về Luật An minh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua sẽ khiến cho những người có tiếng nói đối lập bị chính quyền cáo buộc là “chống đối lật đổ chính quyền”. Điều này cũng được Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch và Tổ chức ân xá quốc tế quan ngại.
Bên cạnh đó, ông cũng nhắc đến các cuộc biểu biểu tình ôn hòa đang diễn ra trên khắp dải đất chữ S để phản đối Luật An ninh và Luật Đặc khu. Ông cho rằng chính phủ Hà Nội cần đảm bảo và tôn trọng quyền tự do hội họp để người Việt có thể tự do bày tỏ ý kiến và tự do tín ngưỡng.
Cuối thư, ông Chris Hayes nhấn mạnh rằng nước Úc là thành viên của Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc, do đó phải có trách nhiệm phải thúc đẩy Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho công dân của mình, theo đúng những gì đã ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền, và những cam kết về quyền con người của quốc tế.
Ông hy vọng những điều vừa nêu trong thư sẽ được nhắc đến trong buổi Đối thoại nhân quyền Việt – Úc năm nay.