Các câu hỏi đặt ra: Chính kiến không theo ý đảng có phải là vi phạm pháp luật? Các quan chức vi phạm pháp luật đến mức hầu tòa như ông Đinh La Thăng, hoặc thoát vòng tố tụng như ông Vũ Huy Hoàng, hay tạm chưa vướng lao lý như phó chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang… có phải là những người không yêu nước?
Đảng viên không được đi biểu tình
Người dân nếu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì dứt khoát khi công khai chính kiến bắt buộc tuân thủ theo các nội dung của Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017.
Theo Quy định 102-QĐ/TW, thì trong tất cả các cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều vùng miền trong mấy tuần gần đây, chắc chắn sẽ không có bất kỳ sự góp mặt nào của người dân là đảng viên. Lý do, Điều 23 của Quy định 102-QĐ/TW không những cấm đảng viên tham gia biểu tình, mà còn buộc đảng viên phải có trách nhiệm tố giác bất kỳ ai dự tính tham gia biểu tình.
|
Một biểu mẫu nhận xét đảng viên. Ảnh: internet |
Tuy người dân không đảng viên được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình như nêu tại Điều 25, Hiến pháp 2013, thế nhưng trên thực tế thì ở Chủ nhật 17-6, người dân Sài Gòn mới chỉ có ý định thực hiện quyền hiến định biểu tình là đã bị bắt bớ, và rất nhiều người đã bị lực lượng công an đánh đập dã man. Trong số người dân bị hành hung thô bạo đó, có cả nhà báo và luật sư, song mãi cho đến nay vẫn không có một khởi tố nào về hành vi vi phạm pháp luật hình sự này.
Bộ Luật Hình sự 2015, Điều 167 “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân”, quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Mức phạt cao nhất năm năm tù áp dụng cho tội phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm.
“Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý” là khẩu hiệu được treo ở nhiều giao lộ, trên bảng quảng cáo điện tử ở TP.HCM. Như vậy, với những tường thuật được nêu cụ thể danh tính trên nhiều trang mạng xã hội facebook về loạt vụ vô cớ bắt bớ, đánh đập người dân Sài Gòn hôm Chủ nhật 17-6, phải chăng là những vi phạm pháp luật của cơ quan công quyền, nhưng không bị xử lý vì không có ai làm các đơn từ mang tính thủ tục hành chánh cho việc thưa gửi theo quy định tố tụng?
Câu hỏi đặt ra là nếu có người dũng cảm chấp nhận ‘vô phúc đáo tụng đình’ để bật que diêm, thì con kiến sẽ kiện củ khoai như thế nào đây?
Một luật gia đề nghị không nêu tên nói rằng qua những chia sẻ trên trang cá nhân facebook về các hành vi gồm có đe dọa sử dụng bạo lực, sử dụng bạo lực, các hành vi uy hiếp tinh thần, uy hiếp tính mạng… trong suốt thời gian được gọi là ghi biên bản hành chánh để xử phạt các người dân bị bắt ở trung tâm thành phố Sài Gòn, và đưa vào tạm giữ ở sân banh Hoa Lư, thì (1) công dân trong trường hợp này, sau khi rời cơ quan công quyền, có thể tiến hành những văn thư yêu cầu được bảo vệ các quyền liên quan đã ghi ở Chương II của Hiến pháp 2013.
Viện dẫn pháp lý ở đây là hành vi đe dọa bạo lực, sử dụng bạo lực của cơ quan công quyền đã vi phạm Nghị quyết số 83/2014/QH13 Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 07 tháng 11 năm 2013 tại trụ sở Liên hợp quốc; Thông báo số: 07/2015/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực.
Hành vi đe dọa bạo lực, sử dụng bạo lực của cơ quan công quyền còn vi phạm Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 10. “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể”, và Điều 11. “Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân”.
(2) Nơi nhận các văn bản yêu cầu của công dân (nêu ở phần 1) là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tại địa phương của công dân cư trú (căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Điều 2 “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân”); Đại biểu Quốc hội đã ứng cử tại địa phương của công dân cư trú (căn cứ Luật tổ chức Quốc hội 2014, Điều 28).
“Lưu ý, những tham vấn trên được căn cứ trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vị luật gia này nhấn mạnh như vậy, vì ở Việt Nam người ta vẫn hay nói rằng Công lý là tên của một anh hề, và ‘lâm luật’ vẫn còn được hay sử dụng chốn công quyền.
Sự dè dặt đề nghị không nêu tên của vị luật gia nói trên đã cho thấy dường như việc bị đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất trong một thời gian dài, đã khiến đại bộ phận người dân trở nên thụ động, và dần lơ là với việc nói lên quan điểm của mình. Thêm vào đó, việc các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị bắt giam cũng khiến nhiều người dễ có ác cảm với việc bày tỏ ý kiến và cho rằng nó gây xáo trộn xã hội.
June 23, 2018
Bày tỏ chính kiến và vi phạm pháp luật
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thời gian gần đây tại một số giao lộ ở TP.HCM có các bảng, bảng điện tử treo câu/ chạy câu: “Mọi người dân đều được quyền bày tỏ chính kiến của mình nhưng không vi phạm pháp luật”, “Người yêu nước là người không vi phạm pháp luật”, “Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý”.
Các câu hỏi đặt ra: Chính kiến không theo ý đảng có phải là vi phạm pháp luật? Các quan chức vi phạm pháp luật đến mức hầu tòa như ông Đinh La Thăng, hoặc thoát vòng tố tụng như ông Vũ Huy Hoàng, hay tạm chưa vướng lao lý như phó chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang… có phải là những người không yêu nước?
Đảng viên không được đi biểu tình
Người dân nếu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thì dứt khoát khi công khai chính kiến bắt buộc tuân thủ theo các nội dung của Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017.
Theo Quy định 102-QĐ/TW, thì trong tất cả các cuộc biểu tình diễn ra ở nhiều vùng miền trong mấy tuần gần đây, chắc chắn sẽ không có bất kỳ sự góp mặt nào của người dân là đảng viên. Lý do, Điều 23 của Quy định 102-QĐ/TW không những cấm đảng viên tham gia biểu tình, mà còn buộc đảng viên phải có trách nhiệm tố giác bất kỳ ai dự tính tham gia biểu tình.
Tuy người dân không đảng viên được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình như nêu tại Điều 25, Hiến pháp 2013, thế nhưng trên thực tế thì ở Chủ nhật 17-6, người dân Sài Gòn mới chỉ có ý định thực hiện quyền hiến định biểu tình là đã bị bắt bớ, và rất nhiều người đã bị lực lượng công an đánh đập dã man. Trong số người dân bị hành hung thô bạo đó, có cả nhà báo và luật sư, song mãi cho đến nay vẫn không có một khởi tố nào về hành vi vi phạm pháp luật hình sự này.
Bộ Luật Hình sự 2015, Điều 167 “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân”, quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Mức phạt cao nhất năm năm tù áp dụng cho tội phạm có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm.
Ai sẽ bật lên que diêm?
“Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý” là khẩu hiệu được treo ở nhiều giao lộ, trên bảng quảng cáo điện tử ở TP.HCM. Như vậy, với những tường thuật được nêu cụ thể danh tính trên nhiều trang mạng xã hội facebook về loạt vụ vô cớ bắt bớ, đánh đập người dân Sài Gòn hôm Chủ nhật 17-6, phải chăng là những vi phạm pháp luật của cơ quan công quyền, nhưng không bị xử lý vì không có ai làm các đơn từ mang tính thủ tục hành chánh cho việc thưa gửi theo quy định tố tụng?
Câu hỏi đặt ra là nếu có người dũng cảm chấp nhận ‘vô phúc đáo tụng đình’ để bật que diêm, thì con kiến sẽ kiện củ khoai như thế nào đây?
Một luật gia đề nghị không nêu tên nói rằng qua những chia sẻ trên trang cá nhân facebook về các hành vi gồm có đe dọa sử dụng bạo lực, sử dụng bạo lực, các hành vi uy hiếp tinh thần, uy hiếp tính mạng… trong suốt thời gian được gọi là ghi biên bản hành chánh để xử phạt các người dân bị bắt ở trung tâm thành phố Sài Gòn, và đưa vào tạm giữ ở sân banh Hoa Lư, thì (1) công dân trong trường hợp này, sau khi rời cơ quan công quyền, có thể tiến hành những văn thư yêu cầu được bảo vệ các quyền liên quan đã ghi ở Chương II của Hiến pháp 2013.
Viện dẫn pháp lý ở đây là hành vi đe dọa bạo lực, sử dụng bạo lực của cơ quan công quyền đã vi phạm Nghị quyết số 83/2014/QH13 Phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 07 tháng 11 năm 2013 tại trụ sở Liên hợp quốc; Thông báo số: 07/2015/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực.
Hành vi đe dọa bạo lực, sử dụng bạo lực của cơ quan công quyền còn vi phạm Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 10. “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể”, và Điều 11. “Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân”.
(2) Nơi nhận các văn bản yêu cầu của công dân (nêu ở phần 1) là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tại địa phương của công dân cư trú (căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Điều 2 “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân”); Đại biểu Quốc hội đã ứng cử tại địa phương của công dân cư trú (căn cứ Luật tổ chức Quốc hội 2014, Điều 28).
“Lưu ý, những tham vấn trên được căn cứ trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vị luật gia này nhấn mạnh như vậy, vì ở Việt Nam người ta vẫn hay nói rằng Công lý là tên của một anh hề, và ‘lâm luật’ vẫn còn được hay sử dụng chốn công quyền.
Sự dè dặt đề nghị không nêu tên của vị luật gia nói trên đã cho thấy dường như việc bị đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất trong một thời gian dài, đã khiến đại bộ phận người dân trở nên thụ động, và dần lơ là với việc nói lên quan điểm của mình. Thêm vào đó, việc các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam bị bắt giam cũng khiến nhiều người dễ có ác cảm với việc bày tỏ ý kiến và cho rằng nó gây xáo trộn xã hội.