Vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vói bản án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Đánh dấu một năm kể từ ngày phiên toà sơ thẩm được tiến hành, Civil Rights Defenders (CRD) nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm.
Bị bắt ngày 10 tháng 10 năm 2016, Mẹ Nấm đã bị giam giữ trong nhiều tháng cho đến khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, cô mới được gặp gia đình trước phiên xử. Ngay sau phiên phúc thẩm vàotháng 2 năm 2018, bạn bè và gia đình của cô bị tấn công bên ngoài tòa án. Sau phiên phúc thẩm, chính quyền Việt Nam chuyển cô đến một nhà tù cách Nha Trang, nơi gia đình cô đang ở hơn 1000 km khiến mẹ già rất vất vả trong việc đi thăm nuôi cô. Vào tháng Năm, cô đã thực hiện một cuộc tuyệt thực sáu ngày để phản đối các điều kiện giam giữ.
|
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 29/6/2017, Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án 10 năm tù giam vì các hoạt động ôn hoà của cô. |
Mẹ Nấm bây giờ lo sợ cho sự an toàn của mình. Cô đã nói với mẹ cô rằng cô đang phải đối mặt với sự quấy rối ngày càng tăng trong nhà tù và bị đe dọa từ tù nhân khác. Cô bị giam trong một phòng giam với ba người khác. Ở Việt Nam, một số tù nhân, được gọi là anten, được khuyến khích lạm dụng hoặc quấy rối các tù nhân khác.
Mẹ Nấm là mục tiêu của cuộc đàn áp có động cơ chính trị và bị trả thù vì những hoạt động nhân quyền của cô. Cô bị kết án mười năm tù giam theo Bộ luật Hình sự với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” một điều luật thường được dùng để trừng phạt những người bảo vệ quyền dám nói thẳng. Mẹ Nấm chỉ là một người bảo vệ nhân quyền, hoạt động vì quyền đất đai và môi trường, chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và điều kiện nhà tù. Việc giam giữ độc đoán và đối xử hà khắc đối với cô là một sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ của Việt Nam đối với các công ước quốc tế mà quốc gia này đã ký kết.
CRD phản đối quyết định của Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng khi toà này giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà trong phiên sơ thẩm ngày 30 tháng 11 năm 2017.
July 3, 2018
CRD nhắc lại kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã kết án nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vói bản án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đánh dấu một năm kể từ ngày phiên toà sơ thẩm được tiến hành, Civil Rights Defenders (CRD) nhắc lại lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng với bút danh Mẹ Nấm.
Bị bắt ngày 10 tháng 10 năm 2016, Mẹ Nấm đã bị giam giữ trong nhiều tháng cho đến khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, cô mới được gặp gia đình trước phiên xử. Ngay sau phiên phúc thẩm vàotháng 2 năm 2018, bạn bè và gia đình của cô bị tấn công bên ngoài tòa án. Sau phiên phúc thẩm, chính quyền Việt Nam chuyển cô đến một nhà tù cách Nha Trang, nơi gia đình cô đang ở hơn 1000 km khiến mẹ già rất vất vả trong việc đi thăm nuôi cô. Vào tháng Năm, cô đã thực hiện một cuộc tuyệt thực sáu ngày để phản đối các điều kiện giam giữ.
Mẹ Nấm bây giờ lo sợ cho sự an toàn của mình. Cô đã nói với mẹ cô rằng cô đang phải đối mặt với sự quấy rối ngày càng tăng trong nhà tù và bị đe dọa từ tù nhân khác. Cô bị giam trong một phòng giam với ba người khác. Ở Việt Nam, một số tù nhân, được gọi là anten, được khuyến khích lạm dụng hoặc quấy rối các tù nhân khác.
Mẹ Nấm là mục tiêu của cuộc đàn áp có động cơ chính trị và bị trả thù vì những hoạt động nhân quyền của cô. Cô bị kết án mười năm tù giam theo Bộ luật Hình sự với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” một điều luật thường được dùng để trừng phạt những người bảo vệ quyền dám nói thẳng. Mẹ Nấm chỉ là một người bảo vệ nhân quyền, hoạt động vì quyền đất đai và môi trường, chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và điều kiện nhà tù. Việc giam giữ độc đoán và đối xử hà khắc đối với cô là một sự vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ của Việt Nam đối với các công ước quốc tế mà quốc gia này đã ký kết.
CRD phản đối quyết định của Tòa án Nhân dân Tối cao tại Đà Nẵng khi toà này giữ nguyên bản án sơ thẩm 10 năm tù giam đưa ra bởi Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hoà trong phiên sơ thẩm ngày 30 tháng 11 năm 2017.