Một người dân đi khiếu kiện tự thiêu trước cổng trụ sở Cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ ở số 1, Ngô Thì Ngậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vào sáng hôm nay 2 tháng 7.
Truyền thông trong nước xác nhận thông tin trên, cho biết người tự thiêu có tên Bùi Hữu Tuân (sinh năm 1960), trú tại thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo báo Hà Nội Mới, khoảng 8 giờ 45 phút sáng 2 tháng 7, ông Tuân cùng cùng ông Lương Công Tính (sinh năm 1951, ở xã Hợp Đồng) đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương, để gửi đơn khiếu nại và yêu cầu Giám đốc thẩm một Bản án hình sự phúc thẩm do Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội xét xử.
Ông Tuân và ông Tính được nói đã được cán bộ tiếp và ra về vào lúc 9 giờ 15 phút. Tuy nhiên, khoảng 11 giờ 25 phút cùng ngày, ông Tuân quay trở lại trước cổng trụ sở, dùng một chai nhựa đựng xăng rưới lên người rồi tự thiêu.
Anh Trịnh Bá Phương, một dân oan ở Dương Nội nhận xét nguyên nhân của vụ việc.
Tại trụ sở đây thì chỉ là cơ quan tiếp nhận đơn thư, không phải là cơ quan giải quyết. Mà trong khi đó trụ sở nhân dân chuyển về các cơ quan thì hầu hết là các cơ quan bao che cho nhau rồi họ dồn ép người dân đến bước đường cùng. Cũng xuất phát từ việc mà gửi tiền nhưng không giải quyết các khiếu nại của người dân thôi, khiến cho người dân rất phẫn nộ. Những người trực tiếp ở bộ phận tiếp dân thì đưa những thông tin hoặc thông báo rằng đã dừng, chấm dứt giải quyết do không đủ cơ sở, hoặc đưa ra những cái làm cho người dân bức xúc. Mục đích của họ là chối bỏ trách nhiệm.
Bà Phạm Thị Hòa, một dân oan ở Cát Thành, Phù Cát, Bình Định có mặt tại hiện trường cho biết bà có nhìn thấy đám khói và người tự thiêu bị cháy đen. Bà cho biết thêm về trường hợp khởi kiện của bản thân.
Tôi tới nhiều lần mà nó không có tiếp. Đơn mình tố cáo Hồ Quang Dũng, Chủ tịch tỉnh Bình Định nhưng mà nó không giải quyết, nó đẩy mình về tỉnh. Xã, huyện, tỉnh hợp phe nói là bà muốn đi đâu kiện thì đi chứ xã, huyện, tỉnh là một, không có ai giải quyết cho bà đâu. Tôi ra ngoài này từ năm 2010, đến năm 2016 thì ông Trương Hòa Bình đã đưa giấy về để giải quyết cho dân Bình Định, lấy danh sách này nọ hết nhưng mà không giải quyết. Hôm tháng chạp vừa rồi ở tới ngày 28 tết, ông Hồ Quang Dũng đưa giấy mời về giải quyết mà khi về tới nhà rồi thì cũng không giải quyết. Dân điêu đứng không biết đi đâu hết.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng và người dân nhanh chóng dập tắt ngọn lửa và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hiện ông Tuân được cho biết bị bỏng nặng và chấn thương hệ hô hấp.
Một số trường hợp người dân đi khiếu nại về những vụ việc mà họ cho là bất công, oan ức đối với bản thân và gia đình họ nhưng không hề được giải quyết thỏa đáng đã phải dùng đến biện pháp tự thiêu hay dùng súng bắn cán bộ và tự tử. Có người chết vì tự thiêu như trường hợp một người dân ở Đà Lạt; có trường hợp bị thương tật vĩnh viễn như chị Nguyễn Minh Tân ở Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam…
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai một cách phi pháp, vào ngày 2 tháng 7, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó thủ tướng thường trực, ông Trương Hòa Bình, về xử lý, khắc phục sau thanh tra, khiếu nại, tố cáo của một số công dân ngay tại thủ đô Hà Nội. Đó là vụ việc của người dân Tổ 6, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
Trong vụ việc này, quyết định thu hồi đất trái luật đã bị hủy; tuy nhiên Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội không giao trả đất lại cho người dân sử dụng mà lại giao cho Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất của quận. Hành động này bị chính phủ trung ương cho là không có cơ sở pháp luật.
Một số vụ việc thu hút quan tâm của toàn xã hội như vụ thu hồi đất đầm nuôi hải sản của gia đình ông Đoàn Văn Vương tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đích thân ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng về việc thu hồi sai qui định; thế nhưng ông Đoàn Văn Vươn vẫn bị ra tòa và chịu án tù.
July 3, 2018
Một dân khiếu nại tự thiêu tại Hà Nội
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một người dân đi khiếu kiện tự thiêu trước cổng trụ sở Cơ quan tiếp dân của Thanh tra Chính phủ ở số 1, Ngô Thì Ngậm, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vào sáng hôm nay 2 tháng 7.
Truyền thông trong nước xác nhận thông tin trên, cho biết người tự thiêu có tên Bùi Hữu Tuân (sinh năm 1960), trú tại thôn Đạo Ngạn, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Theo báo Hà Nội Mới, khoảng 8 giờ 45 phút sáng 2 tháng 7, ông Tuân cùng cùng ông Lương Công Tính (sinh năm 1951, ở xã Hợp Đồng) đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương, để gửi đơn khiếu nại và yêu cầu Giám đốc thẩm một Bản án hình sự phúc thẩm do Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội xét xử.
Ông Tuân và ông Tính được nói đã được cán bộ tiếp và ra về vào lúc 9 giờ 15 phút. Tuy nhiên, khoảng 11 giờ 25 phút cùng ngày, ông Tuân quay trở lại trước cổng trụ sở, dùng một chai nhựa đựng xăng rưới lên người rồi tự thiêu.
Anh Trịnh Bá Phương, một dân oan ở Dương Nội nhận xét nguyên nhân của vụ việc.
Tại trụ sở đây thì chỉ là cơ quan tiếp nhận đơn thư, không phải là cơ quan giải quyết. Mà trong khi đó trụ sở nhân dân chuyển về các cơ quan thì hầu hết là các cơ quan bao che cho nhau rồi họ dồn ép người dân đến bước đường cùng. Cũng xuất phát từ việc mà gửi tiền nhưng không giải quyết các khiếu nại của người dân thôi, khiến cho người dân rất phẫn nộ. Những người trực tiếp ở bộ phận tiếp dân thì đưa những thông tin hoặc thông báo rằng đã dừng, chấm dứt giải quyết do không đủ cơ sở, hoặc đưa ra những cái làm cho người dân bức xúc. Mục đích của họ là chối bỏ trách nhiệm.
Bà Phạm Thị Hòa, một dân oan ở Cát Thành, Phù Cát, Bình Định có mặt tại hiện trường cho biết bà có nhìn thấy đám khói và người tự thiêu bị cháy đen. Bà cho biết thêm về trường hợp khởi kiện của bản thân.
Tôi tới nhiều lần mà nó không có tiếp. Đơn mình tố cáo Hồ Quang Dũng, Chủ tịch tỉnh Bình Định nhưng mà nó không giải quyết, nó đẩy mình về tỉnh. Xã, huyện, tỉnh hợp phe nói là bà muốn đi đâu kiện thì đi chứ xã, huyện, tỉnh là một, không có ai giải quyết cho bà đâu. Tôi ra ngoài này từ năm 2010, đến năm 2016 thì ông Trương Hòa Bình đã đưa giấy về để giải quyết cho dân Bình Định, lấy danh sách này nọ hết nhưng mà không giải quyết. Hôm tháng chạp vừa rồi ở tới ngày 28 tết, ông Hồ Quang Dũng đưa giấy mời về giải quyết mà khi về tới nhà rồi thì cũng không giải quyết. Dân điêu đứng không biết đi đâu hết.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng và người dân nhanh chóng dập tắt ngọn lửa và đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hiện ông Tuân được cho biết bị bỏng nặng và chấn thương hệ hô hấp.
Một số trường hợp người dân đi khiếu nại về những vụ việc mà họ cho là bất công, oan ức đối với bản thân và gia đình họ nhưng không hề được giải quyết thỏa đáng đã phải dùng đến biện pháp tự thiêu hay dùng súng bắn cán bộ và tự tử. Có người chết vì tự thiêu như trường hợp một người dân ở Đà Lạt; có trường hợp bị thương tật vĩnh viễn như chị Nguyễn Minh Tân ở Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam…
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất đai một cách phi pháp, vào ngày 2 tháng 7, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó thủ tướng thường trực, ông Trương Hòa Bình, về xử lý, khắc phục sau thanh tra, khiếu nại, tố cáo của một số công dân ngay tại thủ đô Hà Nội. Đó là vụ việc của người dân Tổ 6, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
Trong vụ việc này, quyết định thu hồi đất trái luật đã bị hủy; tuy nhiên Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội không giao trả đất lại cho người dân sử dụng mà lại giao cho Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất của quận. Hành động này bị chính phủ trung ương cho là không có cơ sở pháp luật.
Một số vụ việc thu hút quan tâm của toàn xã hội như vụ thu hồi đất đầm nuôi hải sản của gia đình ông Đoàn Văn Vương tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng. Đích thân ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng về việc thu hồi sai qui định; thế nhưng ông Đoàn Văn Vươn vẫn bị ra tòa và chịu án tù.