Sự im lặng của người thầy
“Công an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?
Hà: Im lặng và nhìn thầy.
Công an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à. Mày nhắc đến 3 từ “mời Luật sư” nữa, tao vả cho vỡ mồm.
Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.
Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn? Tại sao thầy nói với em là thầy không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì Công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ?”.
Trích lá thư của sinh viên Trương Thị Hà gửi Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, Trưởng phòng đào tạo.
Ở đây, người viết tin rằng để được bổ nhiệm chức “phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo đại học, sau đại học và đảm bảo chất lượng” của Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM hôm 17-12-2016, thì chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ phải là người có kiến thức pháp luật, và hiểu rất rõ rằng công dân đều được hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể.
Theo lý lịch khoa học tự khai, ông Phạm Tấn Hạ theo học khoa “Thư viện – thông tin”, có chuyên ngành “Thư viện hướng lịch sử”, và chuyên môn “Lịch sử thư viện”. Như vậy, chắc chắn kiến thức về pháp luật dân sự của ông Phạm Tấn Hạ là vững vàng, và trên cương vị đã hơn 1 năm rưỡi giữ trọng trách phó hiệu trưởng, ông phải biết hành vi công an nhục mạ và đánh cô sinh viên Trương Thị Hà là sai phạm đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, trích Điều 20.1, Hiến pháp 2013.
|
Thầy Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM trong một buổi tư vấn tuyển sinh. |
Trên cương vị phó hiệu trưởng kiêm trưởng phòng đào tạo, chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ đã được biết đến Quyết định số 1359/QĐ-TTg về “Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự”, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2017. Ông Phạm Tấn Hạ chắc chắn cũng nhận được Quyết định số 6239/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của ngành giáo dục”.
Trước đó, tin rằng ông Phạm Tấn Hạ cũng đã nhận được thư mời của Phòng Thanh tra – Pháp chế – Sở hữu trí tuệ phối hợp với Công đoàn Trường tổ chức buổi Báo cáo chuyên đề “Những điểm mới trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 và một số luật mới ban hành”.
Thế nhưng với vốn kiến thức pháp luật lận lưng bắt buộc từ những nội dung văn bản như kể trên, ông Phạm Tấn Hạ đã chọn giải pháp im lặng, khi tận mắt chứng kiến cô sinh viên đang học ở ngôi trường mà ông là hiệu phó, bị nhân viên công lực nhục mạ và đánh thẳng vào mặt.
‘Pháp chế xã hội chủ nghĩa’ và bất tuân dân sự
Cho đến nay, người viết chưa thấy một động thái nào về việc ông Phạm Tấn Hạ có văn bản gửi Công an TP.HCM phản đối về hành vi đánh người.
Từng là sinh viên khoa Thư viện của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ được học hành tử tế về môn Triết học. Khi giữ trọng trách phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, đặc biệt là bậc sau đại học, ông Phạm Tấn Hạ buộc phải vững vàng về chính trị.
Ông Phạm Tấn Hạ từng được học tập nhiều Nghị quyết Đảng để hiểu thêm về một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh là thiết định ‘pháp chế cách mạng’; tức là có pháp luật rồi cần thi hành tốt, thi hành thật đúng để xây dựng một kỷ cương Nhà nước, một trật tự xã hội nghiêm minh, từ đó mới có pháp chế.
Ông Phạm Tấn Hạ đã dửng dưng trước hành vi công an đánh người, nhục mạ nhân phẩm cô sinh viên Trương Thị Hà, cho thấy ông đã lơ là ý thức bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây quả thật là mối nguy cho xã hội, khi ông Phạm Tấn Hạ sẽ tiêm nhiễm sự thờ ơ ý thức bảo vệ pháp luật cho các thế hệ sinh viên mà trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đang đào tạo.
Trách sao xã hội không nảy sinh những bất tuân dân sự.
July 5, 2018
Ông Phạm Tấn Hạ có hành vi không bảo vệ ‘pháp chế xã hội chủ nghĩa’!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trên trang facebook tối hôm 29-6, sinh viên năm 2 Trương Thị Hà, mã số sinh viên 1767010064, khóa 2017- 2020, lớp trưởng lớp 17/2, Khoa Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, có viết rằng thầy hiệu phó Phạm Tấn Hạ chứng kiến một công an đánh vào mặt cô, song thầy đã im lặng…
Trúc Giang, Việt Nam Thời bảo, ngày 05/7/2018
Sự im lặng của người thầy
“Công an 4: Mệt con này quá. Giờ ký nhận được chưa?
Hà: Im lặng và nhìn thầy.
Công an 4 (Vả vào mặt Hà): Bốp. Mày không “hợp tác” à. Mày nhắc đến 3 từ “mời Luật sư” nữa, tao vả cho vỡ mồm.
Thầy: Im lặng…
Thầy ơi, công an tát em, em không đau cả, em đau vì thầy không bênh em, em đau vì thầy không ôm em, em đau vì thầy không che chở em. Em đau vì thầy lặng im trước hành vi chà đạp nhân phẩm và xâm phạm thân thể trắng trợn của công an Quận 1. Có lẽ, thầy sẽ không bao giờ quên gương mặt đáng thương của em tại trại tập trung Tao Đàn ngày hôm đó đâu.
Tại sao thầy ký vào Biên bản do công an soạn sẵn? Tại sao thầy nói với em là thầy không biết Luật, nhưng thầy lại tin những gì Công an nói, chứ không tin đứa sinh viên ngoan của thầy? Tại sao thầy lại quay lưng bỏ lại em một mình ở đấy ạ?”.
Trích lá thư của sinh viên Trương Thị Hà gửi Tiến sỹ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, Trưởng phòng đào tạo.
Sợ hãi bạo quyền?
Ở đây, người viết tin rằng để được bổ nhiệm chức “phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo đại học, sau đại học và đảm bảo chất lượng” của Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM hôm 17-12-2016, thì chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ phải là người có kiến thức pháp luật, và hiểu rất rõ rằng công dân đều được hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể.
Theo lý lịch khoa học tự khai, ông Phạm Tấn Hạ theo học khoa “Thư viện – thông tin”, có chuyên ngành “Thư viện hướng lịch sử”, và chuyên môn “Lịch sử thư viện”. Như vậy, chắc chắn kiến thức về pháp luật dân sự của ông Phạm Tấn Hạ là vững vàng, và trên cương vị đã hơn 1 năm rưỡi giữ trọng trách phó hiệu trưởng, ông phải biết hành vi công an nhục mạ và đánh cô sinh viên Trương Thị Hà là sai phạm đến mức có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, trích Điều 20.1, Hiến pháp 2013.
Trên cương vị phó hiệu trưởng kiêm trưởng phòng đào tạo, chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ đã được biết đến Quyết định số 1359/QĐ-TTg về “Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự”, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 13 tháng 9 năm 2017. Ông Phạm Tấn Hạ chắc chắn cũng nhận được Quyết định số 6239/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 của ngành giáo dục”.
Trước đó, tin rằng ông Phạm Tấn Hạ cũng đã nhận được thư mời của Phòng Thanh tra – Pháp chế – Sở hữu trí tuệ phối hợp với Công đoàn Trường tổ chức buổi Báo cáo chuyên đề “Những điểm mới trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 và một số luật mới ban hành”.
Thế nhưng với vốn kiến thức pháp luật lận lưng bắt buộc từ những nội dung văn bản như kể trên, ông Phạm Tấn Hạ đã chọn giải pháp im lặng, khi tận mắt chứng kiến cô sinh viên đang học ở ngôi trường mà ông là hiệu phó, bị nhân viên công lực nhục mạ và đánh thẳng vào mặt.
‘Pháp chế xã hội chủ nghĩa’ và bất tuân dân sự
Cho đến nay, người viết chưa thấy một động thái nào về việc ông Phạm Tấn Hạ có văn bản gửi Công an TP.HCM phản đối về hành vi đánh người.
Từng là sinh viên khoa Thư viện của trường Đại học Tổng hợp TP.HCM, chắc chắn ông Phạm Tấn Hạ được học hành tử tế về môn Triết học. Khi giữ trọng trách phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, đặc biệt là bậc sau đại học, ông Phạm Tấn Hạ buộc phải vững vàng về chính trị.
Ông Phạm Tấn Hạ từng được học tập nhiều Nghị quyết Đảng để hiểu thêm về một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh là thiết định ‘pháp chế cách mạng’; tức là có pháp luật rồi cần thi hành tốt, thi hành thật đúng để xây dựng một kỷ cương Nhà nước, một trật tự xã hội nghiêm minh, từ đó mới có pháp chế.
Ông Phạm Tấn Hạ đã dửng dưng trước hành vi công an đánh người, nhục mạ nhân phẩm cô sinh viên Trương Thị Hà, cho thấy ông đã lơ là ý thức bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đây quả thật là mối nguy cho xã hội, khi ông Phạm Tấn Hạ sẽ tiêm nhiễm sự thờ ơ ý thức bảo vệ pháp luật cho các thế hệ sinh viên mà trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP.HCM đang đào tạo.
Trách sao xã hội không nảy sinh những bất tuân dân sự.