Vào ngày 5-7, công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, họ đã phá án thành công vụ “khủng bố” bằng quả nổ vào công an phường 12, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh vào giữa tháng 6 vừa qua. Theo đó, công an đã bắt 4 đối tượng khủng bố và 4 đối tượng bán thuốc nổ. Công an Việt Nam cho biết, những kẻ khủng bố đã thực hiện theo kế hoạch của tổ chức hải ngoại Triều đại Việt.
Theo RFA, ngay lập tức, ông Ngô Hùng, tổng tư lệnh tổ chức Triều đại Việt ở Hoa Kỳ đã lên tiếng xác nhận: “Đó là những chiến sĩ của Triều đại Việt, tôi yêu cầu tức khắc phải trả ngay những người đó!”.
|
Thông tin trên cùng một trang tin, cùng một ngày nhưng ‘chọi nhau’. Ảnh: VNTB |
Cho dù công an thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về vụ khủng bố, cho dù ông Ngô Hùng đã lên tiếng, nhưng dư luận ở Việt Nam vẫn hoài nghi về bản chất của vụ án.
Trước tiên, công đồng mạng đã đặt câu hỏi, tại sao vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố camera an ninh của công an phường 12, quận Tân Bình lại không họat động? Tại sao những kẻ khủng bố lại xin đi toilet trong công an phường 12, quận Tân Bình- một hành động chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”- trước khi đặt bom và kích nổ?
Kỹ sư dầu khí đã về hưu Phạm Duy Hiển sống ở Vũng Tàu viết trên mạng xã hội: “Vì đã không tin nhiều thứ, tôi tin khủng bố là dàn dựng”. Facebooker Nguyễn Quang Kế cho rằng: “Đây là màn kịch dàn dựng dấu đầu hở đuôi”.
Những chiêu thức thâm độc
Các chế độ độc tài toàn trị không chỉ thẳng tay đàn áp biểu tình, mà còn rất giỏi trong việc thực hiện các biện pháp phản biểu tình, phản tranh đấu. Phản biểu tình có hàng chục biện pháp. Biện pháp lâu đời nhất là cho người của công quyền, hoặc mua chuộc những thành phần bất hảo trà trộn vào đoàn người biểu tình để thực hiện các hành vi bạo lực như đập phá tài sản của nhà nước, đập phá tài sản của nhà dân, qua đó làm mất đi tính chính danh- tính chính nghĩa của các cuộc biểu tình.
Một biện pháp phản biểu tình- phản tranh đấu mà độc tài toàn trị thỉnh thoảng áp dụng là chủ động tổ chức các hành vi có tính khủng bố như ném bom vào các cơ quan công quyền để đồng nghĩa những người tranh đấu ôn hòa và bất bạo động với những kẻ khủng bố, qua đó tuyên truyền rằng những người tranh đấu ôn hòa chính là những kẻ khủng bố, thực hiện bạo lực. Đây là chiêu thức thâm độc và rất có hiệu quả của các chế độ độc tài, nhất là vào những thời kỳ mà công nghệ chưa được phổ cập đến tận người dân. Độc tài toàn trị chính là những nhà vô địch ẩn danh trong việc cài cắm người ra nước ngoài và tạo lập các tổ chức ngoại vi để dẫn dắt, dàn dựng và thực hiện các vụ “khủng bố” theo ý muốn của họ.
Nhưng, khi công nghệ đã phổ cập và tiến bộ vượt trội, người ta dễ dàng nhận ra những chiêu thức xưa cũ. Hình ảnh được trÍch xuất từ camera vụ khủng bố văn phòng công an phường 12, quận Tân Bình, Sài Gòn cho thấy, hai người đi xe máy đã mang cùng một loại giày( có thể gọi đây là giày đồng phục, hoặc là giày nhận diện), mà loại giày này thường được các lực lượng công quyền khoác áo thường dân mang trong những cuộc đàn áp biểu tình. Từ những hình ảnh chân thực và sống động này, người dân hoàn toàn có quyền đặt ra câu hỏi: chính quyền đã chủ động thực hiện hành vi mang tính khủng bố để thực hiện mục đích phản biểu tình- phản tranh đấu?
Khủng bố là một phương thức lựa chọn tồi tệ, vừa không có lợi cho bên bị khủng bố và cả bên khủng bố, gây nên sự hoảng loạn cho cuộc sống. Tệ hại hơn, hình thức đấu tranh bằng khủng bố sẽ có phần nào đó đánh đồng những người đấu tranh ôn hòa và bất bạo động với những kẻ khủng bố.
Tạo ra các sự kiện khủng bố để phản tranh đấu là phẩm chất của các lực lượng an ninh trong các chế độ độc tài. Họ dẫn dắt và tập hợp một nhóm người khờ khạo và cả tin, sau đó dàn dựng kế hoạch khủng bố cho nhóm người này thực hiện nhưng thương vong ở mức tối thiểu, và sau đó hốt gọn nhóm người này. Sẽ không có sự thật dưới đòn roi và tra tấn, những kẻ bị bắt sẽ khai theo hướng mà an ninh muốn.
Nếu căn cứ vào những gì mà báo chí nhà nước loan tải, có thể nhận định ngay lập tức rằng: chứng cứ của vụ án khủng bố quá yếu và quá thiếu. Có thể phải mất thêm nhiều năm nữa, vụ án này mới được làm sáng tỏ đâu là thật, đâu là giả. Từ lâu, người ta đã không tin vào chính quyền này, thì người ta cũng có quyền nghi ngờ những uẩn khúc của vụ án này.
July 9, 2018
Ai thực hiện hành vi khủng bố? *
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đâu là thực, đâu là hư trong vụ án khủng bố bằng quả nổ vào trụ sở công an phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh?
Tâm Don, Việt Nam Thời báo, ngày 09/7/2018
Những thông tin chọi nhau
Vào ngày 5-7, công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, họ đã phá án thành công vụ “khủng bố” bằng quả nổ vào công an phường 12, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh vào giữa tháng 6 vừa qua. Theo đó, công an đã bắt 4 đối tượng khủng bố và 4 đối tượng bán thuốc nổ. Công an Việt Nam cho biết, những kẻ khủng bố đã thực hiện theo kế hoạch của tổ chức hải ngoại Triều đại Việt.
Theo RFA, ngay lập tức, ông Ngô Hùng, tổng tư lệnh tổ chức Triều đại Việt ở Hoa Kỳ đã lên tiếng xác nhận: “Đó là những chiến sĩ của Triều đại Việt, tôi yêu cầu tức khắc phải trả ngay những người đó!”.
Cho dù công an thành phố Hồ Chí Minh đã thông tin về vụ khủng bố, cho dù ông Ngô Hùng đã lên tiếng, nhưng dư luận ở Việt Nam vẫn hoài nghi về bản chất của vụ án.
Trước tiên, công đồng mạng đã đặt câu hỏi, tại sao vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố camera an ninh của công an phường 12, quận Tân Bình lại không họat động? Tại sao những kẻ khủng bố lại xin đi toilet trong công an phường 12, quận Tân Bình- một hành động chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”- trước khi đặt bom và kích nổ?
Nghi ngờ của cộng đồng mạng ở Việt Nam xuất phát từ những thông tin khác nhau mà chính công an thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho báo chí. Chỉ trong một ngày, tờ báo mạng của nhà nước vnexpress. net đã có hai thông tin khác nhau : “hai người chở nhau trên xe máy màu đen đã ném vật lạ vào trụ sở công an”(https://vnexpress.net/tin- tuc/phap-luat/hanh-trinh-truy- bat-nhom-khung-bo-tru-so-cong- an-o-tp-hcm-3773383.html) ,nhưng rồi lại thông tin rằng: “Hôm đó, Nam cùng đồng phạm giả làm người dân đến làm việc, xin đi nhờ vệ sinh bên trong trụ sở để đặt chất nổ. Vừa cài xong quả bom thứ hai thì bất ngờ phát nổ khiến quả kia nổ theo. Nam bỏ chạy nhưng vẫn bị mảnh vỡ gây thương tích ở mặt”(https://vnexpress.net/tin -tuc/phap-luat/ke-khung-bo-dat -chat-no-trong-tru-so-cong-an- o-tp-hcm-nhu-the-nao-3773588. html.).
Kỹ sư dầu khí đã về hưu Phạm Duy Hiển sống ở Vũng Tàu viết trên mạng xã hội: “Vì đã không tin nhiều thứ, tôi tin khủng bố là dàn dựng”. Facebooker Nguyễn Quang Kế cho rằng: “Đây là màn kịch dàn dựng dấu đầu hở đuôi”.
Những chiêu thức thâm độc
Các chế độ độc tài toàn trị không chỉ thẳng tay đàn áp biểu tình, mà còn rất giỏi trong việc thực hiện các biện pháp phản biểu tình, phản tranh đấu. Phản biểu tình có hàng chục biện pháp. Biện pháp lâu đời nhất là cho người của công quyền, hoặc mua chuộc những thành phần bất hảo trà trộn vào đoàn người biểu tình để thực hiện các hành vi bạo lực như đập phá tài sản của nhà nước, đập phá tài sản của nhà dân, qua đó làm mất đi tính chính danh- tính chính nghĩa của các cuộc biểu tình.
Một biện pháp phản biểu tình- phản tranh đấu mà độc tài toàn trị thỉnh thoảng áp dụng là chủ động tổ chức các hành vi có tính khủng bố như ném bom vào các cơ quan công quyền để đồng nghĩa những người tranh đấu ôn hòa và bất bạo động với những kẻ khủng bố, qua đó tuyên truyền rằng những người tranh đấu ôn hòa chính là những kẻ khủng bố, thực hiện bạo lực. Đây là chiêu thức thâm độc và rất có hiệu quả của các chế độ độc tài, nhất là vào những thời kỳ mà công nghệ chưa được phổ cập đến tận người dân. Độc tài toàn trị chính là những nhà vô địch ẩn danh trong việc cài cắm người ra nước ngoài và tạo lập các tổ chức ngoại vi để dẫn dắt, dàn dựng và thực hiện các vụ “khủng bố” theo ý muốn của họ.
Nhưng, khi công nghệ đã phổ cập và tiến bộ vượt trội, người ta dễ dàng nhận ra những chiêu thức xưa cũ. Hình ảnh được trÍch xuất từ camera vụ khủng bố văn phòng công an phường 12, quận Tân Bình, Sài Gòn cho thấy, hai người đi xe máy đã mang cùng một loại giày( có thể gọi đây là giày đồng phục, hoặc là giày nhận diện), mà loại giày này thường được các lực lượng công quyền khoác áo thường dân mang trong những cuộc đàn áp biểu tình. Từ những hình ảnh chân thực và sống động này, người dân hoàn toàn có quyền đặt ra câu hỏi: chính quyền đã chủ động thực hiện hành vi mang tính khủng bố để thực hiện mục đích phản biểu tình- phản tranh đấu?
Khủng bố là một phương thức lựa chọn tồi tệ, vừa không có lợi cho bên bị khủng bố và cả bên khủng bố, gây nên sự hoảng loạn cho cuộc sống. Tệ hại hơn, hình thức đấu tranh bằng khủng bố sẽ có phần nào đó đánh đồng những người đấu tranh ôn hòa và bất bạo động với những kẻ khủng bố.
Tạo ra các sự kiện khủng bố để phản tranh đấu là phẩm chất của các lực lượng an ninh trong các chế độ độc tài. Họ dẫn dắt và tập hợp một nhóm người khờ khạo và cả tin, sau đó dàn dựng kế hoạch khủng bố cho nhóm người này thực hiện nhưng thương vong ở mức tối thiểu, và sau đó hốt gọn nhóm người này. Sẽ không có sự thật dưới đòn roi và tra tấn, những kẻ bị bắt sẽ khai theo hướng mà an ninh muốn.
Nếu căn cứ vào những gì mà báo chí nhà nước loan tải, có thể nhận định ngay lập tức rằng: chứng cứ của vụ án khủng bố quá yếu và quá thiếu. Có thể phải mất thêm nhiều năm nữa, vụ án này mới được làm sáng tỏ đâu là thật, đâu là giả. Từ lâu, người ta đã không tin vào chính quyền này, thì người ta cũng có quyền nghi ngờ những uẩn khúc của vụ án này.
* Bài viết phản ảnh quan điểm riêng của tác giả về sự kiện được cho là ‘khủng bố’ thời gian qua. Nội dung được bảo hộ bởi Điều 19 – Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền.