Tuyệt thực là ‘quyền tự quyết’
Không ai muốn tự hủy hoại bản thân mình, nhất là sự tự hủy hoại đó phía sau là cả một gia đình gồm mẹ và hai con nhỏ. Nhưng khi lựa chọn giữa sống vinh hay chết nhục, giữa bị nhục mạ hay đứng lên để thay đổi thì Mẹ Nấm lựa chọn sự đứng lên – bằng con đường tuyệt thực.
Vũ Đông Hà, tác giả trên trang Danlambao đã đúng khi thốt lên: Quỳnh ơi, Em phải sống!
Có hàng trăm lý do để Mẹ Nấm cần phải sống, hai trong số đó là vì người mẹ già và vì hai đứa con nhỏ. Nhưng cũng vì cần sống, nên Mẹ Nấm càng phải tuyệt thực, bởi sự nén nhịn 10 năm tù đày không đồng nghĩa với việc nhẫn nhịn trước những thủ đoạn hèn hạ nhằm khủng bố tinh thần trong cuộc sống trại giam.
|
Ảnh: Facebook Nguyễn Ngọc Lụa |
Tuyệt thực là ‘quyền tự quyết’, tuyệt thực từng được coi là ‘hình thái văn hóa được tổ chức để kiếm tìm công lý trong thế kỷ 20’ [*] khi những nhà đấu tranh đòi cải thiện vấn đề nhân quyền từ trong lao tù, và tuyệt thực gần đây là nhằm đấu tranh cho quyền sống như con người trong lao tù.
Nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng khi bị giam giữ và đối diện với những trò khủng bố trong trại giam đã đạp mạnh vào cửa trại và hét lên: ‘đây là trại giam hay là trại súc vật!’.
Và nay, nhà đấu tranh Mẹ Nấm bằng hành động bất tuân dân sự, cắt đứt đường ăn uống để đưa ‘trại súc vật’ về lại trại giam dành cho con người.
Mẹ Nấm phải sống, nhưng người viết cũng ủng hộ quá trình tuyệt thực của Mẹ Nấm. Bởi cuộc chiến này là cuộc chiến dài, nhưng khi trong trại giam tiếp tục đối mặt với sự khủng bố và bôi nhọ về danh dự, nhân phẩm thì nó là ‘trận chiến cuối cùng’ về mặt phẩm giá. Cũng giống như những con cá nằm trên thớt, nằm yên là chết, quẫy là sống. Cuộc chiến của những nhà tù nhân lương tâm luôn là cuộc chiến sống-còn, là giữa trạng thái bị động – chủ động; là trạng thái của sự khuất phục và bất phục.
Tuyệt thực không phải là lựa chọn mang tính tối ưu, nhưng nó là biểu tượng của sự bất phục, bởi nó nằm sát yếu tố tự sát. Tuy nhiên, cận tự sát là để chống lại cái chết về tinh thần, và như vậy, tuyệt thực chính là một cách thức để duy trì thế đứng của sự sống và công bằng về sự sống.
Không ai quyết định một người tuyệt thực hay không trừ chính họ. Nhưng khi lựa chọn được đưa ra, thì đồng nghĩa họ nhận thức những tiêu cực sẽ diễn ra khi thực hiện về hành vi đó; về mặt tư tưởng thì những giá trị về mặt đấu tranh tiếp tục được nâng cao, và những tù nhân lương tâm đã biến những nhà tù trở thành một trường học về sự bất tuân dân sự; lòng kiên cường; giữ gìn phẩm giá của một con người;… và vô vàng những ý nghĩa khác mà ngoài đời không thể kiểm đếm được.
Việt nam là vậy, các nước khác thì sao?
Không phải chỉ tại trại giam ở Việt nam mới xuất hiện tình trạng tuyệt thực, mà tuyệt thực hiện diện ở những nơi mà người bị giam cảm thấy bất công, và phi lý. Tất nhiên, góc nhìn lẫn nhu cầu (về vật chất, lẫn tinh thần) của người bị giam ở các nước tiên tiến có phần khác Việt nam.
Tại bang California (Mỹ), vào năm 2013, cũng diễn ra cuộc tuyệt thực tại nhà tù Susanville (nhà tù giam giữ các phạm nhân cấp độ IV) để yêu cầu ‘ cơ sở giam giữ sạch hơn, thức ăn tốt hơn và tiếp cận tốt hơn với thư viện’. Tất nhiên, cuộc tuyệt thực này khiến các nhà lập pháp Mỹ đi tới sự đồng ý tổ chức phiên điều trần công khai về các điều kiện trong các nhà tù an ninh (có mức độ an ninh cao) của bang California.
Vào tháng 5.1972, những tù nhân thuộc nhóm Vũ trang Cộng hòa IRA (Bắc Ireland) – bị áp tội danh ‘khủng bố’ đã tuyệt thực để đòi quyền đối xử như ‘tù nhân chiến tranh’, trong cuộc tuyệt thực đầu, các tù nhân đã yêu cầu: quyền mặc quần áo của mình; quyền không làm công việc nhà tù; quyền tự do hiệp hội; quyền tổ chức các hoạt động giải trí của riêng mình; và quyền khôi phục quyền giảm án.
Như vậy, trong khi các loại tội phạm nghiêm trọng ở các nước đòi hỏi nâng cao quyền được tiếp cận nhà tù tốt hơn; thì ở Việt nam – các tù nhân chính trị tiếp tục trong cuộc chiến gian khổ trong đòi quyền được giam với nhu cầu tối thiểu, trong đó có quyền được bảo vệ mạng sống bằng chính… mạng sống của mình.
July 9, 2018
‘Quỳnh ơi, Em phải sống!’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Khi Mẹ Nấm tuyệt thực vì bị đối xử bất công trong trại giam, nếu gắn nó với sự thúc đẩy dân chủ – nhân quyền tại Việt nam, người viết nghĩ về cái gọi là ‘quyền đấu tranh’.
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 09/7/2018
Tuyệt thực là ‘quyền tự quyết’
Không ai muốn tự hủy hoại bản thân mình, nhất là sự tự hủy hoại đó phía sau là cả một gia đình gồm mẹ và hai con nhỏ. Nhưng khi lựa chọn giữa sống vinh hay chết nhục, giữa bị nhục mạ hay đứng lên để thay đổi thì Mẹ Nấm lựa chọn sự đứng lên – bằng con đường tuyệt thực.
Vũ Đông Hà, tác giả trên trang Danlambao đã đúng khi thốt lên: Quỳnh ơi, Em phải sống!
Có hàng trăm lý do để Mẹ Nấm cần phải sống, hai trong số đó là vì người mẹ già và vì hai đứa con nhỏ. Nhưng cũng vì cần sống, nên Mẹ Nấm càng phải tuyệt thực, bởi sự nén nhịn 10 năm tù đày không đồng nghĩa với việc nhẫn nhịn trước những thủ đoạn hèn hạ nhằm khủng bố tinh thần trong cuộc sống trại giam.
Tuyệt thực là ‘quyền tự quyết’, tuyệt thực từng được coi là ‘hình thái văn hóa được tổ chức để kiếm tìm công lý trong thế kỷ 20’ [*] khi những nhà đấu tranh đòi cải thiện vấn đề nhân quyền từ trong lao tù, và tuyệt thực gần đây là nhằm đấu tranh cho quyền sống như con người trong lao tù.
Nhà đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng khi bị giam giữ và đối diện với những trò khủng bố trong trại giam đã đạp mạnh vào cửa trại và hét lên: ‘đây là trại giam hay là trại súc vật!’.
Và nay, nhà đấu tranh Mẹ Nấm bằng hành động bất tuân dân sự, cắt đứt đường ăn uống để đưa ‘trại súc vật’ về lại trại giam dành cho con người.
Ủng hộ hay phản đối
Mẹ Nấm phải sống, nhưng người viết cũng ủng hộ quá trình tuyệt thực của Mẹ Nấm. Bởi cuộc chiến này là cuộc chiến dài, nhưng khi trong trại giam tiếp tục đối mặt với sự khủng bố và bôi nhọ về danh dự, nhân phẩm thì nó là ‘trận chiến cuối cùng’ về mặt phẩm giá. Cũng giống như những con cá nằm trên thớt, nằm yên là chết, quẫy là sống. Cuộc chiến của những nhà tù nhân lương tâm luôn là cuộc chiến sống-còn, là giữa trạng thái bị động – chủ động; là trạng thái của sự khuất phục và bất phục.
Tuyệt thực không phải là lựa chọn mang tính tối ưu, nhưng nó là biểu tượng của sự bất phục, bởi nó nằm sát yếu tố tự sát. Tuy nhiên, cận tự sát là để chống lại cái chết về tinh thần, và như vậy, tuyệt thực chính là một cách thức để duy trì thế đứng của sự sống và công bằng về sự sống.
Không ai quyết định một người tuyệt thực hay không trừ chính họ. Nhưng khi lựa chọn được đưa ra, thì đồng nghĩa họ nhận thức những tiêu cực sẽ diễn ra khi thực hiện về hành vi đó; về mặt tư tưởng thì những giá trị về mặt đấu tranh tiếp tục được nâng cao, và những tù nhân lương tâm đã biến những nhà tù trở thành một trường học về sự bất tuân dân sự; lòng kiên cường; giữ gìn phẩm giá của một con người;… và vô vàng những ý nghĩa khác mà ngoài đời không thể kiểm đếm được.
Việt nam là vậy, các nước khác thì sao?
Không phải chỉ tại trại giam ở Việt nam mới xuất hiện tình trạng tuyệt thực, mà tuyệt thực hiện diện ở những nơi mà người bị giam cảm thấy bất công, và phi lý. Tất nhiên, góc nhìn lẫn nhu cầu (về vật chất, lẫn tinh thần) của người bị giam ở các nước tiên tiến có phần khác Việt nam.
Tại bang California (Mỹ), vào năm 2013, cũng diễn ra cuộc tuyệt thực tại nhà tù Susanville (nhà tù giam giữ các phạm nhân cấp độ IV) để yêu cầu ‘ cơ sở giam giữ sạch hơn, thức ăn tốt hơn và tiếp cận tốt hơn với thư viện’. Tất nhiên, cuộc tuyệt thực này khiến các nhà lập pháp Mỹ đi tới sự đồng ý tổ chức phiên điều trần công khai về các điều kiện trong các nhà tù an ninh (có mức độ an ninh cao) của bang California.
Vào tháng 5.1972, những tù nhân thuộc nhóm Vũ trang Cộng hòa IRA (Bắc Ireland) – bị áp tội danh ‘khủng bố’ đã tuyệt thực để đòi quyền đối xử như ‘tù nhân chiến tranh’, trong cuộc tuyệt thực đầu, các tù nhân đã yêu cầu: quyền mặc quần áo của mình; quyền không làm công việc nhà tù; quyền tự do hiệp hội; quyền tổ chức các hoạt động giải trí của riêng mình; và quyền khôi phục quyền giảm án.
Như vậy, trong khi các loại tội phạm nghiêm trọng ở các nước đòi hỏi nâng cao quyền được tiếp cận nhà tù tốt hơn; thì ở Việt nam – các tù nhân chính trị tiếp tục trong cuộc chiến gian khổ trong đòi quyền được giam với nhu cầu tối thiểu, trong đó có quyền được bảo vệ mạng sống bằng chính… mạng sống của mình.
Chú thích:
[*] Tuyệt thực có ý nghĩa gì trong thế giới hiện đại?