Tóm tắt
Kể từ đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần trước vào năm 2014, chính quyền Việt Nam thể hiện rất ít mối quan tâm đối với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền. Chính quyền tiếp tục hạn chế các quyền tự do cơ bản về ngôn luận, lập hội, nhóm họp và tôn giáo. Chính quyền sở hữu và kiểm soát truyền thông trong nước, ngăn chặn hay phá sập các trang mạng phê phán chính quyền, và khởi tố những người sử dụng mạng truyền thông xã hội để phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang cầm quyền. ĐCSVN độc quyền lãnh đạo mọi thiết chế công và sử dụng các thiết chế này để duy trì quyền lực của mình. Kể từ khi nắm quyền vào năm 1954, ĐCSVN chưa từng cho phép một cuộc bầu cử tự do và công bằng nào. Hầu như toàn bộ đại biểu Quốc hội đều là đảng viên ĐCSVN do chính đảng chọn lựa. Hệ thống tòa án và các bộ trong Chính phủ đều chịu sự kiểm soát của ĐCSVN. Công đoàn độc lập bị cấm và các tổ chức xã hội, tôn giáo và dân sự đều phải chịu các quy định ngặt nghèo.
Quyền Tự do Ngôn luận và Tù nhân Chính trị
Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Trong đó bao gồm “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 109); “Phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 116), “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 117), và “Phá rối an ninh” (điều 118). Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người vận động cho nhân quyền, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (điều 331) và “gây rối trật tự công cộng” (điều 318). Chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 136 người trong tù vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được nhà cầm quyền phê chuẩn hay tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị ĐCS coi là mối đe dọa với thế độc tôn quyền lực của mình. Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2018, chính quyền Việt Nam đã xét xử và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động và blogger nhân quyền dựa trên các điều luật hà khắc.
Trong đợt UPR lần trước vào năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị nhằm “bảo đảm rằng Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, và việc thực thi các bộ luật này sẽ phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình” (143.34) và “sửa đổi các điều khoản liên quan đến các tội danh về an ninh quốc gia có thể gây cản trở quyền tự do ngôn luận, kể cả trên mạng Internet, đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự, để đảm bảo phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)” (143.157).
Tuy nhiên, thay vì phải loại bỏ các điều luật hà khắc này, thì vào tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam lại thông qua bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung nới rộng hơn nữa trách nhiệm hình sự của các nhà hoạt động và blogger về nhân quyền cũng như những người giúp đỡ họ. Trong đó có các điều khoản mới hình sự hóa các hành vi chuẩn bị phạm tội mà không xác định cụ thể. Ví dụ như, một khoản mới trong điều 109 (trước đây là điều 79), và điều 117 (trước đây là điều 88) quy định rằng “người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt tù từ một đến năm năm.” Tương tự như vậy, những người có các hành vi chuẩn bị “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 116, trước đây là điều 87) hay “phá rối an ninh” (điều 118, trước đây là điều 89) “sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều này có nghĩa là một người dân có thể bị bỏ tù chỉ vì chuẩn bị phê phán chính quyền hay chuẩn bị tham gia một nhóm tôn giáo hoặc chính trị độc lập mà chính quyền không công nhận. Thay vì hủy bỏ hay sửa đổi các điều luật có phạm vi áp dụng quá rộng, cho phù hợp với các khuyến nghị đã được chính quyền Việt Nam chấp thuận trong đợt UPR trước, thì Việt Nam lại làm ngược lại, tức là nới rộng hơn nữa khả năng áp dụng các quy định pháp lý này. Bộ luật hình sự sửa đổi, có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2018, cũng quy trách nhiệm hình sự cho các luật sư nếu họ không tố cáo chính các thân chủ của mình với nhà cầm quyền về một số tội danh, trong đó có các tội về an ninh quốc gia (điều 19).
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam cũng đã chấp thuận một khuyến nghị về “bảo đảm quyền được thăm gặp và hỗ trợ pháp lý, nhất là trong thời gian điều tra” (143.137). Nhưng Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định rằng Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thể quyết định tạm giam nghi can phạm tội về an ninh quốc gia cho đến khi kết thúc điều tra (điều 173, khoản 5), và có thể không cho can phạm tiếp xúc với người bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra (điều 74). Trên thực tế, điều này có nghĩa là những người bị tình nghi phạm các tội về an ninh quốc gia có thể và đang bị công an giam, giữ mà không được tiếp xúc với luật sư với thời gian dài tùy ý chính quyền. Công an bắt giữ nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà từ tháng Mười hai năm 2015 và tạm giữ họ suốt gần hai năm mà không cho họ tiếp xúc với luật sư cho đến mãi cuối năm 2017. Vào tháng Tư năm 2018, hai người bị kết án lần lượt là 15 năm và 9 năm tù. Chủ yếu do sức ép quốc tế, sau khi xét xử hai tháng, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà bị trục xuất sang Đức. Tính đến tháng Sáu năm 2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận có ít nhất 16 nhà hoạt động nhân quyền vẫn bị công an giam giữ chưa xét xử, nhiều người trong số đó từ tháng Mười một năm 2016 như Nguyễn Văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh.
Khuyến nghị:
- Ngay lập tức phóng thích toàn bộ những người đang bị giam, giữ chỉ vì đã thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, hay tham gia các nhóm chính trị và tôn giáo không được chính quyền chuẩn thuận.
- Hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331, và sửa đổi Bộ luật Hình sự cho phù hợp với ICCPR;
- Hủy bỏ các điều 74 và 173 của Bộ luật Tố tụng Hình sự và cho phép tất cả những người bị tạm giam vì bất cứ hành vi vi phạm gì được lập tức tiếp xúc với nguồn trợ giúp pháp lý ngay khi bị bắt.
Tự do Truyền thông và Quyền Tiếp cận Thông tin
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị nhằm bảo đảm tự do báo chí và Internet, bao gồm việc “bảo đảm rằng mọi quy định pháp luật về Internet phải phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Việt Nam với tư cách một quốc gia thành viên của ICCPR” (143.4); “Chủ động tăng cường các bước nhằm bảo đảm quyền tự do biểu đạt, cũng như quyền tự do và tính độc lập của báo chí, kể cả trên mạng Internet” (143.146); sửa đổi “Nghị định 72” nhằm “bảo đảm phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền” (143.154); đảm bảo rằng “các quy định pháp luật liên quan tới mạng Internet phù hợp với quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin” (143.148); và nhiều nội dung khuyến nghị khác nhằm bảo đảm quyền tự do biểu đạt trên mạng cũng như trên thực tế, bao gồm các điều 143.158, 143.159, 143.164, 143.165, 143.171.
Nhưng chính quyền Việt Nam tiếp tục cấm mọi hoạt động của các kênh báo chí tư nhân và độc lập. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ các kênh truyền thanh, truyền hình và ấn phẩm. Có sẵn các tội danh hình sự để áp dụng cho những ai phát tán các tài liệu bị coi là chống chính quyền, đe dọa an ninh quốc gia, hay tuyên truyền các ý tưởng “phản động.” Chính quyền chặn đường truy cập các trang mạng nhạy cảm về chính trị và thường xuyên tìm cách đóng các blog, hay yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet gỡ bỏ các nội dung hoặc tài khoản mạng xã hội mà chính quyền tùy tiện cho là không chấp nhận được về chính trị.
Tháng Sáu năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một bộ luật an ninh mạng rất rộng và mơ hồ, có nội dung trao cho chính quyền khả năng rộng rãi trong việc quyết định khi nào thì các hành vi ngôn luận cần bị kiểm duyệt vì “trái pháp luật.” Theo bộ luật mới này, sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2019, các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung vi phạm trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an. Các yêu cầu buộc công ty internet lưu trữ dữ liệu trong nước, “xác thực” thông tin người sử dụng, hay cung cấp thông tin về người sử dụng cho chính quyền mà không cần có lệnh của tòa án, cũng đe dọa quyền riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc vận động trên mạng.
Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trên mạng. Tháng Bảy năm 2017, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cho biết “Google và Facebook đã gỡ 3.367 clip có nội dung xấu độc theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Facebook xóa hơn 600 tài khoản có nội dung vi phạm.”
Chính phủ đã huy động một đội quân đông đảo gồm những “cộng tác viên dư luận xã hội,” thường được gọi là “dư luận viên” được trả lương để khuếch trương đường lối tuyên truyền chính thống và chống lại các quan điểm bị coi là thù địch với đảng cầm quyền và chính phủ. Trong một diễn biến khác, vào tháng Mười hai năm 2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố rằng Lực lượng 47, một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách được thành lập từ đầu năm 2016 để đấu tranh với các ý kiến phê phán chính quyền trên mạng, đã có hơn 10.000 thành viên “hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái.”
Khuyến nghị:
- Xây dựng luật báo chí truyền thông cho phù hợp với điều 19 của ICCPR;
- Cho phép xuất bản các tờ báo và tạp chí tư nhân, độc lập và không bị kiểm duyệt;
- Gỡ bỏ mọi hạn chế về sử dụng Internet, như chặn lọc, theo dõi, và trả tự do cho những người bị tù giam vì đã phát tán quan điểm của mình trên mạng Internet một cách ôn hòa;
- Sửa đổi Luật An ninh mạng cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, trong đó có ICCPR.
Quyền Tự do Nhóm họp và Lập hội
Trong đợt UPR lần trước, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị về tôn trọng và thúc đẩy hoặc có các biện pháp bảo đảm quyền tự do lập hội và/hoặc nhóm họp (các khuyến nghị 143.144; 143.145; 143.147; 143.171; 143.172; 143.175), nhưng các đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức nhân quyền độc lập vẫn tiếp tục bị chính quyền cấm thành lập hoặc hoạt động. Những người tổ chức công đoàn độc lập phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa và trả thù. Chính quyền xét xử và kết án các nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trương Minh Đức mức án 12 năm tù giam vào tháng Tư và Hoàng Đức Bình mức án 14 năm vào tháng Hai năm 2018. Chính quyền yêu cầu phải đăng ký trước đối với các buổi tụ tập đông người, và từ chối một cách có hệ thống việc cấp giấy phép cho các buổi gặp gỡ, tuần hành hay nhóm họp đông người nếu bị coi là không hợp ý chính quyền về mặt chính trị. Trong tháng Sáu năm 2018, nhiều người cho biết đã bị sách nhiễu, câu lưu và hành hung vì đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp đất nước Việt Nam để phản đối dự luật về các đặc khu kinh tế.
Khuyến nghị:
- Ngay lập tức công nhận các công đoàn độc lập
- Phê chuẩn các Công ước ILO số 87 (Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền được lập hội) và số 98 (Quyền Lập hội và Thương lượng Tập thể).
- Đưa các quy định pháp luật điều chỉnh việc tụ tập nơi công cộng và biểu tình cho phù hợp với các quyền tự do nhóm họp và lập hội nêu trong điều 21 và 22 của công ước ICCPR.
Đè nén Quyền Thực hành Tôn giáo và Tín ngưỡng
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Chính quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ, nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo mà nhà cầm quyền tùy tiện quy kết là đi ngược lại với “lợi ích quốc gia,” “trật tự công cộng,” hay “khối đại đoàn kết dân tộc.”
Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi đàn áp mạnh tay đối với các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài hệ thống tôn giáo chính thức do nhà nước kiểm soát. Các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ tại gia của đạo Tin Lành và Công Giáo độc lập, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không ngừng bị theo dõi, sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù. Trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2018, có ít nhất 10 nhà hoạt động thuộc Phật giáo Hòa Hảo độc lập bị kết án nhiều năm tù vì phê phán chính quyền và tổ chức biểu tình chống đàn áp tôn giáo.
Ngày 22 tháng Sáu năm 2018, nhiều người mặc thường phục xông vào nhà của nhà hoạt động tôn giáo Cao Đài Hứa Phi ở tỉnh Lâm Đồng, đánh đập và cắt râu ông.
Những người Thượng ở Tây Nguyên bị theo dõi liên tục và chịu nhiều hình thức đe dọa, kiểm điểm trước dân, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi khi bị lực lượng an ninh giam giữ. Trong lúc bị bắt giữ, họ bị chính quyền chất vấn về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn khỏi Việt Nam hay không.
Khuyến nghị:
- Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và tự quản lý. Các cơ sở thờ tự, dòng tu không muốn gia nhập một trong các tổ chức tôn giáo chính thức được công nhận, với ban trị sự do chính quyền phê chuẩn, phải được cho phép hoạt động độc lập.
- Chấm dứt sách nhiễu, ép buộc từ bỏ tín ngưỡng, bắt bớ, truy tố, bỏ tù và ngược đãi người dân vì họ là tín đồ của các tôn giáo không vừa ý nhà nước, và phóng thích tất cả những người đang bị giam giữ vì đã thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, biểu đạt, nhóm họp và lập hội.
Công an bạo hành
Trên khắp các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong chỉ bị câu lưu vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, đôi khi về những hành vi họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình về nạn công an bạo hành vào tháng Chín năm 2014, dường như những cán bộ công an đã gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu những hậu quả nghiêm trọng tương xứng theo luật định.
Tháng Mười một năm 2014, Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn và các Hình thức Đối xử Độc ác, Phi nhân tính và Ngược đãi khác. Tháng Mười một năm 2015, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi có quy định buộc phải ghi âm hay ghi hình các cuộc hỏi cung nghi can tại trại tạm giam hay trụ sở cơ quan điều tra, có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2018.
Dù đã có các biện pháp nói trên, các trường hợp bạo hành vẫn đầy rẫy. Tháng Năm năm 2017, công an tỉnh Vĩnh Long bắt ông Nguyễn Hữu Tấn với cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi bắt giữ, công an thông báo với gia đình rằng ông đã tự tử bằng cách dùng dao cắt cổ mình. Theo công an, ông tìm được dao trong cặp của điều tra viên, người đã rời phòng hỏi cung trong chốc lát. Gia đình đã phản đối lời giải thích nguyên nhân tử vong, và chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn giữa các dấu vết tìm thấy trên thi thể ông Nguyễn Hữu Tấn và một cuốn băng video không rõ hình do công an ghi lại. Tháng Tám năm 2017, Trần Anh Doanh cho biết công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bắt vì nghi anh tội trộm cắp. Trong mấy tiếng bị tạm giữ, được biết anh bị công an đánh dã man và ép cung buộc nhận tội. Vào tháng Chín năm 2017, Võ Tấn Minh, (bị bắt từ tháng Tư năm 2017 vì sở hữu một lượng nhỏ heroin) chết trong khi bị tạm giam ở công an Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Theo gia đình nạn nhân, có nhiều vết bầm trên lưng, chân và tay. Ban đầu, công an nói rằng Võ Tấn Minh tham gia một vụ xô xát, nhưng sau đó đình chỉ năm công an và mở vụ điều tra về hành vi “dùng nhục hình.” Tháng Mười một năm 2017, công an tỉnh Tiền Giang bắt Nguyễn Ngọc Nhân, 29 tuổi, vì nghi tàng trữ ma túy trái phép. Anh bị chết ở trụ sở công an sau đó chỉ vài giờ. Công an công bố anh chết vì nhồi máu cơ tim, nhưng gia đình đã cung cấp cho báo chí nhà nước các tấm ảnh chụp nạn nhân với nhiều vết bầm khắp cơ thể.
Khuyến nghị:
- Thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp nhận những khiếu nại của người dân, và giám sát các cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” của công an. Ủy ban này cần phải là pháp nhân có chức năng pháp lý có thể truy tố hoặc áp đặt kỷ luật nếu cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” không làm được việc đó trong các sự vụ đã có thông tin khiếu nại đáng tin cậy;
- Sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hay người trợ giúp pháp lý có mặt ngay sau khi bắt giữ, tạm giam, sao cho:
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý chỉ cần xuất trình thẻ căn cước và một bản sao có công chứng của giấy phép hành nghề là có thể gặp thân chủ.
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ ở nơi kín đáo và không hạn chế thời gian.
- Luật sư hay người trợ giúp pháp lý phải có mặt tại tất cả các buổi lấy cung giữa công an và nghi can.
July 23, 2018
Tờ trình cho đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam: HRW
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tờ trình cho đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Việt Nam
Phiên thứ 32, tháng Giêng năm 2019
Human Rights Watch, July 23, 3018
Tóm tắt
Kể từ đợt kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần trước vào năm 2014, chính quyền Việt Nam thể hiện rất ít mối quan tâm đối với việc cải thiện hồ sơ nhân quyền. Chính quyền tiếp tục hạn chế các quyền tự do cơ bản về ngôn luận, lập hội, nhóm họp và tôn giáo. Chính quyền sở hữu và kiểm soát truyền thông trong nước, ngăn chặn hay phá sập các trang mạng phê phán chính quyền, và khởi tố những người sử dụng mạng truyền thông xã hội để phê phán chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang cầm quyền. ĐCSVN độc quyền lãnh đạo mọi thiết chế công và sử dụng các thiết chế này để duy trì quyền lực của mình. Kể từ khi nắm quyền vào năm 1954, ĐCSVN chưa từng cho phép một cuộc bầu cử tự do và công bằng nào. Hầu như toàn bộ đại biểu Quốc hội đều là đảng viên ĐCSVN do chính đảng chọn lựa. Hệ thống tòa án và các bộ trong Chính phủ đều chịu sự kiểm soát của ĐCSVN. Công đoàn độc lập bị cấm và các tổ chức xã hội, tôn giáo và dân sự đều phải chịu các quy định ngặt nghèo.
Quyền Tự do Ngôn luận và Tù nhân Chính trị
Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa. Trong đó bao gồm “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 109); “Phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 116), “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 117), và “Phá rối an ninh” (điều 118). Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người vận động cho nhân quyền, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (điều 331) và “gây rối trật tự công cộng” (điều 318). Chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 136 người trong tù vì thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được nhà cầm quyền phê chuẩn hay tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị ĐCS coi là mối đe dọa với thế độc tôn quyền lực của mình. Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2018, chính quyền Việt Nam đã xét xử và bỏ tù ít nhất 26 nhà hoạt động và blogger nhân quyền dựa trên các điều luật hà khắc.
Trong đợt UPR lần trước vào năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị nhằm “bảo đảm rằng Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, và việc thực thi các bộ luật này sẽ phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình” (143.34) và “sửa đổi các điều khoản liên quan đến các tội danh về an ninh quốc gia có thể gây cản trở quyền tự do ngôn luận, kể cả trên mạng Internet, đặc biệt là các điều 79, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự, để đảm bảo phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)” (143.157).
Tuy nhiên, thay vì phải loại bỏ các điều luật hà khắc này, thì vào tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam lại thông qua bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung nới rộng hơn nữa trách nhiệm hình sự của các nhà hoạt động và blogger về nhân quyền cũng như những người giúp đỡ họ. Trong đó có các điều khoản mới hình sự hóa các hành vi chuẩn bị phạm tội mà không xác định cụ thể. Ví dụ như, một khoản mới trong điều 109 (trước đây là điều 79), và điều 117 (trước đây là điều 88) quy định rằng “người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt tù từ một đến năm năm.” Tương tự như vậy, những người có các hành vi chuẩn bị “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 116, trước đây là điều 87) hay “phá rối an ninh” (điều 118, trước đây là điều 89) “sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều này có nghĩa là một người dân có thể bị bỏ tù chỉ vì chuẩn bị phê phán chính quyền hay chuẩn bị tham gia một nhóm tôn giáo hoặc chính trị độc lập mà chính quyền không công nhận. Thay vì hủy bỏ hay sửa đổi các điều luật có phạm vi áp dụng quá rộng, cho phù hợp với các khuyến nghị đã được chính quyền Việt Nam chấp thuận trong đợt UPR trước, thì Việt Nam lại làm ngược lại, tức là nới rộng hơn nữa khả năng áp dụng các quy định pháp lý này. Bộ luật hình sự sửa đổi, có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2018, cũng quy trách nhiệm hình sự cho các luật sư nếu họ không tố cáo chính các thân chủ của mình với nhà cầm quyền về một số tội danh, trong đó có các tội về an ninh quốc gia (điều 19).
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam cũng đã chấp thuận một khuyến nghị về “bảo đảm quyền được thăm gặp và hỗ trợ pháp lý, nhất là trong thời gian điều tra” (143.137). Nhưng Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định rằng Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao có thể quyết định tạm giam nghi can phạm tội về an ninh quốc gia cho đến khi kết thúc điều tra (điều 173, khoản 5), và có thể không cho can phạm tiếp xúc với người bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra (điều 74). Trên thực tế, điều này có nghĩa là những người bị tình nghi phạm các tội về an ninh quốc gia có thể và đang bị công an giam, giữ mà không được tiếp xúc với luật sư với thời gian dài tùy ý chính quyền. Công an bắt giữ nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà từ tháng Mười hai năm 2015 và tạm giữ họ suốt gần hai năm mà không cho họ tiếp xúc với luật sư cho đến mãi cuối năm 2017. Vào tháng Tư năm 2018, hai người bị kết án lần lượt là 15 năm và 9 năm tù. Chủ yếu do sức ép quốc tế, sau khi xét xử hai tháng, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà bị trục xuất sang Đức. Tính đến tháng Sáu năm 2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận có ít nhất 16 nhà hoạt động nhân quyền vẫn bị công an giam giữ chưa xét xử, nhiều người trong số đó từ tháng Mười một năm 2016 như Nguyễn Văn Đức Độ và Lưu Văn Vịnh.
Khuyến nghị:
Tự do Truyền thông và Quyền Tiếp cận Thông tin
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị nhằm bảo đảm tự do báo chí và Internet, bao gồm việc “bảo đảm rằng mọi quy định pháp luật về Internet phải phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Việt Nam với tư cách một quốc gia thành viên của ICCPR” (143.4); “Chủ động tăng cường các bước nhằm bảo đảm quyền tự do biểu đạt, cũng như quyền tự do và tính độc lập của báo chí, kể cả trên mạng Internet” (143.146); sửa đổi “Nghị định 72” nhằm “bảo đảm phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền” (143.154); đảm bảo rằng “các quy định pháp luật liên quan tới mạng Internet phù hợp với quyền tự do biểu đạt và tự do thông tin” (143.148); và nhiều nội dung khuyến nghị khác nhằm bảo đảm quyền tự do biểu đạt trên mạng cũng như trên thực tế, bao gồm các điều 143.158, 143.159, 143.164, 143.165, 143.171.
Nhưng chính quyền Việt Nam tiếp tục cấm mọi hoạt động của các kênh báo chí tư nhân và độc lập. Chính quyền kiểm soát chặt chẽ các kênh truyền thanh, truyền hình và ấn phẩm. Có sẵn các tội danh hình sự để áp dụng cho những ai phát tán các tài liệu bị coi là chống chính quyền, đe dọa an ninh quốc gia, hay tuyên truyền các ý tưởng “phản động.” Chính quyền chặn đường truy cập các trang mạng nhạy cảm về chính trị và thường xuyên tìm cách đóng các blog, hay yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet gỡ bỏ các nội dung hoặc tài khoản mạng xã hội mà chính quyền tùy tiện cho là không chấp nhận được về chính trị.
Tháng Sáu năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một bộ luật an ninh mạng rất rộng và mơ hồ, có nội dung trao cho chính quyền khả năng rộng rãi trong việc quyết định khi nào thì các hành vi ngôn luận cần bị kiểm duyệt vì “trái pháp luật.” Theo bộ luật mới này, sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2019, các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung vi phạm trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an. Các yêu cầu buộc công ty internet lưu trữ dữ liệu trong nước, “xác thực” thông tin người sử dụng, hay cung cấp thông tin về người sử dụng cho chính quyền mà không cần có lệnh của tòa án, cũng đe dọa quyền riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc vận động trên mạng.
Related Content
Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trên mạng. Tháng Bảy năm 2017, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, cho biết “Google và Facebook đã gỡ 3.367 clip có nội dung xấu độc theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Facebook xóa hơn 600 tài khoản có nội dung vi phạm.”
Chính phủ đã huy động một đội quân đông đảo gồm những “cộng tác viên dư luận xã hội,” thường được gọi là “dư luận viên” được trả lương để khuếch trương đường lối tuyên truyền chính thống và chống lại các quan điểm bị coi là thù địch với đảng cầm quyền và chính phủ. Trong một diễn biến khác, vào tháng Mười hai năm 2017, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa công bố rằng Lực lượng 47, một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách được thành lập từ đầu năm 2016 để đấu tranh với các ý kiến phê phán chính quyền trên mạng, đã có hơn 10.000 thành viên “hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái.”
Khuyến nghị:
Quyền Tự do Nhóm họp và Lập hội
Trong đợt UPR lần trước, Việt Nam đã chấp thuận các khuyến nghị về tôn trọng và thúc đẩy hoặc có các biện pháp bảo đảm quyền tự do lập hội và/hoặc nhóm họp (các khuyến nghị 143.144; 143.145; 143.147; 143.171; 143.172; 143.175), nhưng các đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức nhân quyền độc lập vẫn tiếp tục bị chính quyền cấm thành lập hoặc hoạt động. Những người tổ chức công đoàn độc lập phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa và trả thù. Chính quyền xét xử và kết án các nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trương Minh Đức mức án 12 năm tù giam vào tháng Tư và Hoàng Đức Bình mức án 14 năm vào tháng Hai năm 2018. Chính quyền yêu cầu phải đăng ký trước đối với các buổi tụ tập đông người, và từ chối một cách có hệ thống việc cấp giấy phép cho các buổi gặp gỡ, tuần hành hay nhóm họp đông người nếu bị coi là không hợp ý chính quyền về mặt chính trị. Trong tháng Sáu năm 2018, nhiều người cho biết đã bị sách nhiễu, câu lưu và hành hung vì đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp đất nước Việt Nam để phản đối dự luật về các đặc khu kinh tế.
Khuyến nghị:
Đè nén Quyền Thực hành Tôn giáo và Tín ngưỡng
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Chính quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ, nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo mà nhà cầm quyền tùy tiện quy kết là đi ngược lại với “lợi ích quốc gia,” “trật tự công cộng,” hay “khối đại đoàn kết dân tộc.”
Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi đàn áp mạnh tay đối với các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài hệ thống tôn giáo chính thức do nhà nước kiểm soát. Các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ tại gia của đạo Tin Lành và Công Giáo độc lập, các chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không ngừng bị theo dõi, sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù. Trong tháng Giêng và tháng Hai năm 2018, có ít nhất 10 nhà hoạt động thuộc Phật giáo Hòa Hảo độc lập bị kết án nhiều năm tù vì phê phán chính quyền và tổ chức biểu tình chống đàn áp tôn giáo.
Ngày 22 tháng Sáu năm 2018, nhiều người mặc thường phục xông vào nhà của nhà hoạt động tôn giáo Cao Đài Hứa Phi ở tỉnh Lâm Đồng, đánh đập và cắt râu ông.
Những người Thượng ở Tây Nguyên bị theo dõi liên tục và chịu nhiều hình thức đe dọa, kiểm điểm trước dân, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi khi bị lực lượng an ninh giam giữ. Trong lúc bị bắt giữ, họ bị chính quyền chất vấn về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn khỏi Việt Nam hay không.
Khuyến nghị:
Công an bạo hành
Trên khắp các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong chỉ bị câu lưu vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, đôi khi về những hành vi họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình về nạn công an bạo hành vào tháng Chín năm 2014, dường như những cán bộ công an đã gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu những hậu quả nghiêm trọng tương xứng theo luật định.
Tháng Mười một năm 2014, Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn và các Hình thức Đối xử Độc ác, Phi nhân tính và Ngược đãi khác. Tháng Mười một năm 2015, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi có quy định buộc phải ghi âm hay ghi hình các cuộc hỏi cung nghi can tại trại tạm giam hay trụ sở cơ quan điều tra, có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2018.
Dù đã có các biện pháp nói trên, các trường hợp bạo hành vẫn đầy rẫy. Tháng Năm năm 2017, công an tỉnh Vĩnh Long bắt ông Nguyễn Hữu Tấn với cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi bắt giữ, công an thông báo với gia đình rằng ông đã tự tử bằng cách dùng dao cắt cổ mình. Theo công an, ông tìm được dao trong cặp của điều tra viên, người đã rời phòng hỏi cung trong chốc lát. Gia đình đã phản đối lời giải thích nguyên nhân tử vong, và chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn giữa các dấu vết tìm thấy trên thi thể ông Nguyễn Hữu Tấn và một cuốn băng video không rõ hình do công an ghi lại. Tháng Tám năm 2017, Trần Anh Doanh cho biết công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bắt vì nghi anh tội trộm cắp. Trong mấy tiếng bị tạm giữ, được biết anh bị công an đánh dã man và ép cung buộc nhận tội. Vào tháng Chín năm 2017, Võ Tấn Minh, (bị bắt từ tháng Tư năm 2017 vì sở hữu một lượng nhỏ heroin) chết trong khi bị tạm giam ở công an Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Theo gia đình nạn nhân, có nhiều vết bầm trên lưng, chân và tay. Ban đầu, công an nói rằng Võ Tấn Minh tham gia một vụ xô xát, nhưng sau đó đình chỉ năm công an và mở vụ điều tra về hành vi “dùng nhục hình.” Tháng Mười một năm 2017, công an tỉnh Tiền Giang bắt Nguyễn Ngọc Nhân, 29 tuổi, vì nghi tàng trữ ma túy trái phép. Anh bị chết ở trụ sở công an sau đó chỉ vài giờ. Công an công bố anh chết vì nhồi máu cơ tim, nhưng gia đình đã cung cấp cho báo chí nhà nước các tấm ảnh chụp nạn nhân với nhiều vết bầm khắp cơ thể.
Khuyến nghị: