Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch vào ngày 23 tháng 7 ra thông cáo cho biết trong bản khuyến nghị gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và thực thi cam kết tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản.
Việt Nam sẽ đáo hạn phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm 2019.
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên 227 nội dung khuyến nghị của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, tháng Sáu năm 2017, Việt Nam lại thông qua một bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung nới rộng hơn nữa trách nhiệm hình sự của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có các điều khoản mới hình sự hóa các hành vi chuẩn bị phạm tội mà không xác định cụ thể.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng “Việt Nam dường như đang thi đua để giành danh hiệu một trong những chính quyền hà khắc nhất châu Á”.
Ông Robertson lập luận rằng thay vì hủy bỏ hay cải tổ nhiều quy định pháp luật vi phạm nhân quyền cho phù hợp với các khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam đã làm điều ngược lại và làm lơ quy trình đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Cũng vào năm 2014, Việt Nam chấp thuận các khuyến nghị về bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do Internet, nhưng Tháng Sáu năm nay, Việt Nam đã thông qua một bộ luật an ninh mạng có nội dung cản trở nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt trên mạng internet.
Các quyền tự do nhóm họp và lập hội cũng bị cản trở nghiêm trọng. Các nhà hoạt động độc lập vì quyền lợi của công nhân như Hoàng Đức Bình và Trương Minh Đức đã bị xử các mức án tù nặng nề. Những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công tư gia của nhà vận động cho quyền lợi người lao động và cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh mà công an không hề can thiệp. Công an thường xuyên sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình đông người.
Tháng 6/2018, anh William Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ, bị bắt khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 20/7/2018, tòa án ra lệnh trục xuất anh khỏi Việt Nam ngay lập tức trong một phiên tòa chỉ diễn ra vẻn vẹn vài giờ đồng hồ.
Trong tờ trình gửi tới UPR, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đưa ra các khuyến nghị cụ thể với Việt Nam về việc trả tự do cho tù nhân chính trị và tiến hành cải tổ pháp luật nhằm đảm bảo các quyền tự do biểu đạt, thông tin, lập hội, nhóm họp và tôn giáo, và chấm dứt tình trạng bạo hành của công an.
July 24, 2018
Việt Nam cần cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch vào ngày 23 tháng 7 ra thông cáo cho biết trong bản khuyến nghị gửi tới Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và thực thi cam kết tôn trọng các quyền dân sự và chính trị cơ bản.
Việt Nam sẽ đáo hạn phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm 2019.
Trong đợt UPR năm 2014, Việt Nam đã chấp thuận 182 trên 227 nội dung khuyến nghị của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, tháng Sáu năm 2017, Việt Nam lại thông qua một bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung nới rộng hơn nữa trách nhiệm hình sự của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có các điều khoản mới hình sự hóa các hành vi chuẩn bị phạm tội mà không xác định cụ thể.
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch nói rằng “Việt Nam dường như đang thi đua để giành danh hiệu một trong những chính quyền hà khắc nhất châu Á”.
Ông Robertson lập luận rằng thay vì hủy bỏ hay cải tổ nhiều quy định pháp luật vi phạm nhân quyền cho phù hợp với các khuyến nghị của Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam đã làm điều ngược lại và làm lơ quy trình đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Cũng vào năm 2014, Việt Nam chấp thuận các khuyến nghị về bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do Internet, nhưng Tháng Sáu năm nay, Việt Nam đã thông qua một bộ luật an ninh mạng có nội dung cản trở nghiêm trọng quyền tự do biểu đạt trên mạng internet.
Các quyền tự do nhóm họp và lập hội cũng bị cản trở nghiêm trọng. Các nhà hoạt động độc lập vì quyền lợi của công nhân như Hoàng Đức Bình và Trương Minh Đức đã bị xử các mức án tù nặng nề. Những kẻ côn đồ lạ mặt tấn công tư gia của nhà vận động cho quyền lợi người lao động và cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh mà công an không hề can thiệp. Công an thường xuyên sử dụng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình đông người.
Tháng 6/2018, anh William Nguyễn, một công dân Hoa Kỳ, bị bắt khi tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 20/7/2018, tòa án ra lệnh trục xuất anh khỏi Việt Nam ngay lập tức trong một phiên tòa chỉ diễn ra vẻn vẹn vài giờ đồng hồ.
Trong tờ trình gửi tới UPR, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đưa ra các khuyến nghị cụ thể với Việt Nam về việc trả tự do cho tù nhân chính trị và tiến hành cải tổ pháp luật nhằm đảm bảo các quyền tự do biểu đạt, thông tin, lập hội, nhóm họp và tôn giáo, và chấm dứt tình trạng bạo hành của công an.