Với việc tiến cử Thứ trưởng Lê Khánh Hải, giải thích cho sự thoái lui của mình, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia, cho biết: “Vừa qua, tôi đã được các thành viên giới thiệu ra ứng cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII. Do VFF trong suốt nhiệm kỳ VII và thời gian qua xảy ra nhiều bất cập, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tôi thấy Đại hội VFF nhất thiết phải có một đồng chí lãnh đạo Bộ VH-TT-DL ra đảm trách chức chủ tịch VFF. Do vậy, tôi đã chính thức làm đơn xin rút không ứng cử”.
Như vậy, hiện tại cuộc đua vào ghế Chủ tịch VFF còn lại… mỗi ứng viên là Thứ trưởng Lê Khánh Hải, vì cả ông Lê Quý Phượng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM, và nguyên phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), nhà báo Nguyễn Công Khế đều đã gửi đơn rút lui.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải là người đứng vị trí thứ hai sau Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Về mặt Đảng, ông Lê Khánh Hải là Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ VH-TT-DL, Bí thư Đảng bộ Bộ VH-TT-DL. Ông Lê Khánh Hải được phân công phụ trách các lãnh vực: Thể dục thể thao; Thanh tra; Văn phòng; Thi đua, khen thưởng; Cải cách hành chính; Đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Công tác cơ chế, chính sách; Đảng, Đoàn thể; Quốc phòng – An ninh của Bộ.
|
Ảnh minh họa. |
Thứ trưởng Lê Khánh Hải trực tiếp phụ trách các đơn vị: Tổng cục Thể dục thể thao; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Vụ Thi đua và Khen thưởng; Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; Khu Liên hợp thể thao quốc gia; Các doanh nghiệp. Ngoài ra ở khối địa phương, Thứ trưởng Lê Khánh Hải còn phụ trách các tỉnh khu vực miền Trung.
Câu hỏi đặt ra: với hàng loạt trọng trách như vậy, nếu ông Lê Khánh Hải ngồi vào ghế Chủ tịch VFF, ông sẽ còn khoảng trống thời gian nào dành cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam? Hơn nữa, một quan chức làm công tác quản lý nhà nước, nếu quan chức này kiêm nhiệm sang làm người đứng đầu tổ chức xã hội nghề nghiệp như VFF, thì không khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Không cảm tính, người viết có thể đoan chắc rằng một quan chức bề bộn trọng trách như Thứ trưởng Lê Khánh Hải, dù có ‘ba đầu, sáu tay’, ông sẽ không thể nào đủ sức đảm đương thêm việc ‘xay lúa – ẳm em’ ở VFF, hay bất kỳ tổ chức xã hội nghề nghiệp nào tương tự!
“VFF là tổ chức xã hội, ông đang là Thứ trưởng, là Bí thư Đảng bộ Bộ VH-TT-DL thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Ông nhảy vào ghế chủ tịch để trốn việc à? Vào đó ông sẽ tiếp tục điều hành VFF theo kiểu nhà nước. Như vậy càng kéo lùi và kìm hãm sự phát triển của bóng đá Việt Nam mà thôi!
Nếu ông có tâm và đủ tầm và thực sự yêu bóng đá Việt Nam, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam thì ông hãy từ chức Thứ trưởng rồi ứng cử vào chức Chủ tịch VFF. Như vậy chắc sẽ được mọi người ủng hộ”. Ông Nguyễn Ngọc Anh, một bình luận viên bóng đá, chia sẻ cảm nghĩ.
Xét thuần túy về mặt quy định của pháp luật, thì việc đề cử bất kỳ quan chức đương nhiệm nào từ cơ quan quản lý nhà nước sang làm người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đều không phù hợp luật định.
Thứ nhất, Nghị định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chỉ có 28 tổ chức hội đặc thù mới có thể có cán bộ, công chức điều động sang, trong đó không có Liên đoàn Bóng đá Việt Nam [tải về tại http://bit.ly/2LSi6Vi]
Thứ hai, Điều lệ VFF [tải về tại http://bit.ly/2OIu81F] không có bất kỳ điều khoản nào về việc đương nhiên chấp nhận việc ‘bổ nhiệm’ người đứng đầu VFF từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Sở dĩ dùng từ ‘bổ nhiệm’ là vì chỉ 1 ứng viên vào ghế chủ tịch, thì lá phiếu bầu không hề có sự lựa chọn.
Nếu buộc phải vỗ tay ủng hộ Thứ trưởng Lê Khánh Hải ngồi vào ghế Chủ tịch VFF, có lẽ người viết đành chọn lập luận này để vừa ý… Tuyên giáo của quan phó Trương Minh Tuấn: Có hề chi khi Thứ trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch VFF, vì ông đâu cần “sờ vào việc”, chỉ cần định hướng thôi, miễn sao các cấp phó hỗ trợ thật tốt, và đội ngũ thư ký giúp việc phụ tá cho ông thật “lực” thì công việc sẽ trôi chảy, bóng đá Việt Nam sẽ sớm cải thiện thôi mà (?!).
Dĩ nhiên hệ lụy của cách nói kiểu ‘thuận ý Đảng’, là một khi không nắm sát việc, chỉ thông qua báo cáo của cấp dưới thì sẽ thua trắng; đó là chưa kể tới tình trạng cấp dưới báo cáo láo, qua mặt hoặc để cho hài lòng cấp trên. Cũng xin nói thẳng rằng nếu phải có cấp trưởng trong khi phần lớn việc nhờ cấp phó làm cả rồi thì cần cấp trưởng làm gì nữa?!
August 5, 2018
Đảng cài người vào tổ chức hội đoàn dân sự để làm gì?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chiều 2-8 cho biết đã “thống nhất cử Thứ trưởng Lê Khánh Hải ra ứng cử làm Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) khóa VIII”.
Với việc tiến cử Thứ trưởng Lê Khánh Hải, giải thích cho sự thoái lui của mình, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia, cho biết: “Vừa qua, tôi đã được các thành viên giới thiệu ra ứng cử Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII. Do VFF trong suốt nhiệm kỳ VII và thời gian qua xảy ra nhiều bất cập, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tôi thấy Đại hội VFF nhất thiết phải có một đồng chí lãnh đạo Bộ VH-TT-DL ra đảm trách chức chủ tịch VFF. Do vậy, tôi đã chính thức làm đơn xin rút không ứng cử”.
Như vậy, hiện tại cuộc đua vào ghế Chủ tịch VFF còn lại… mỗi ứng viên là Thứ trưởng Lê Khánh Hải, vì cả ông Lê Quý Phượng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Thể dục Thể thao TP.HCM, và nguyên phó Chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), nhà báo Nguyễn Công Khế đều đã gửi đơn rút lui.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải là người đứng vị trí thứ hai sau Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. Về mặt Đảng, ông Lê Khánh Hải là Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ VH-TT-DL, Bí thư Đảng bộ Bộ VH-TT-DL. Ông Lê Khánh Hải được phân công phụ trách các lãnh vực: Thể dục thể thao; Thanh tra; Văn phòng; Thi đua, khen thưởng; Cải cách hành chính; Đổi mới và phát triển doanh nghiệp; Công tác cơ chế, chính sách; Đảng, Đoàn thể; Quốc phòng – An ninh của Bộ.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải trực tiếp phụ trách các đơn vị: Tổng cục Thể dục thể thao; Thanh tra Bộ; Văn phòng Bộ; Vụ Thi đua và Khen thưởng; Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch; Khu Liên hợp thể thao quốc gia; Các doanh nghiệp. Ngoài ra ở khối địa phương, Thứ trưởng Lê Khánh Hải còn phụ trách các tỉnh khu vực miền Trung.
Câu hỏi đặt ra: với hàng loạt trọng trách như vậy, nếu ông Lê Khánh Hải ngồi vào ghế Chủ tịch VFF, ông sẽ còn khoảng trống thời gian nào dành cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam? Hơn nữa, một quan chức làm công tác quản lý nhà nước, nếu quan chức này kiêm nhiệm sang làm người đứng đầu tổ chức xã hội nghề nghiệp như VFF, thì không khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi.
Không cảm tính, người viết có thể đoan chắc rằng một quan chức bề bộn trọng trách như Thứ trưởng Lê Khánh Hải, dù có ‘ba đầu, sáu tay’, ông sẽ không thể nào đủ sức đảm đương thêm việc ‘xay lúa – ẳm em’ ở VFF, hay bất kỳ tổ chức xã hội nghề nghiệp nào tương tự!
“VFF là tổ chức xã hội, ông đang là Thứ trưởng, là Bí thư Đảng bộ Bộ VH-TT-DL thực hiện vai trò quản lý nhà nước. Ông nhảy vào ghế chủ tịch để trốn việc à? Vào đó ông sẽ tiếp tục điều hành VFF theo kiểu nhà nước. Như vậy càng kéo lùi và kìm hãm sự phát triển của bóng đá Việt Nam mà thôi!
Nếu ông có tâm và đủ tầm và thực sự yêu bóng đá Việt Nam, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam thì ông hãy từ chức Thứ trưởng rồi ứng cử vào chức Chủ tịch VFF. Như vậy chắc sẽ được mọi người ủng hộ”. Ông Nguyễn Ngọc Anh, một bình luận viên bóng đá, chia sẻ cảm nghĩ.
Xét thuần túy về mặt quy định của pháp luật, thì việc đề cử bất kỳ quan chức đương nhiệm nào từ cơ quan quản lý nhà nước sang làm người đứng đầu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đều không phù hợp luật định.
Thứ nhất, Nghị định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chỉ có 28 tổ chức hội đặc thù mới có thể có cán bộ, công chức điều động sang, trong đó không có Liên đoàn Bóng đá Việt Nam [tải về tại http://bit.ly/2LSi6Vi]
Thứ hai, Điều lệ VFF [tải về tại http://bit.ly/2OIu81F] không có bất kỳ điều khoản nào về việc đương nhiên chấp nhận việc ‘bổ nhiệm’ người đứng đầu VFF từ phía cơ quan quản lý nhà nước. Sở dĩ dùng từ ‘bổ nhiệm’ là vì chỉ 1 ứng viên vào ghế chủ tịch, thì lá phiếu bầu không hề có sự lựa chọn.
Nếu buộc phải vỗ tay ủng hộ Thứ trưởng Lê Khánh Hải ngồi vào ghế Chủ tịch VFF, có lẽ người viết đành chọn lập luận này để vừa ý… Tuyên giáo của quan phó Trương Minh Tuấn: Có hề chi khi Thứ trưởng kiêm nhiệm Chủ tịch VFF, vì ông đâu cần “sờ vào việc”, chỉ cần định hướng thôi, miễn sao các cấp phó hỗ trợ thật tốt, và đội ngũ thư ký giúp việc phụ tá cho ông thật “lực” thì công việc sẽ trôi chảy, bóng đá Việt Nam sẽ sớm cải thiện thôi mà (?!).
Dĩ nhiên hệ lụy của cách nói kiểu ‘thuận ý Đảng’, là một khi không nắm sát việc, chỉ thông qua báo cáo của cấp dưới thì sẽ thua trắng; đó là chưa kể tới tình trạng cấp dưới báo cáo láo, qua mặt hoặc để cho hài lòng cấp trên. Cũng xin nói thẳng rằng nếu phải có cấp trưởng trong khi phần lớn việc nhờ cấp phó làm cả rồi thì cần cấp trưởng làm gì nữa?!