Ân xá Quốc tế, ngày 03/8/2018
Phản ứng trước báo cáo về cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam, bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân xá Quốc tế nói:
“Ân xá Quốc tế hối thúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở một cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một người nông dân ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6.”
Tổ chức nhân quyền Defend the Defenders báo cáo rằng Hoàng Anh, 35 tuổi, được phát hiện là đã tử vong sau khi một vài cán bộ công an tỉnh Kiên Giang tới nhà anh vào ngày 02 tháng 08, phía công an sau đó cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tự sát. Tuy nhiên, các vết thương trên đầu, cổ và bụng được tìm thấy tạo ra nghi vấn rằng ông Hoàng Anh có thể đã bị tra tấn đến chết.
“Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định trọng điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị, chính quyền Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền hợp pháp này bởi nó được quy định tại điều 25 trong hiến pháp Việt Nam. Chính quyền cũng cần phải bảo vệ mọi lúc các quyền tuyệt đối như quyền được sống và quyền không bị tra tấn và các hình thức đối xử vô nhân đạo khác, điều này cũng có nghĩa cần phải triển khai ngay lập tức các cuộc điều tra hiệu quả, độc lập đối với các trường hợp nạn nhân bị chết khi đang giam giữ trong đồn công an.”
Quyền được sống và được bảo vệ bởi luật pháp đồng thời cũng được ghi tại điều số 6 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị và Công ước chống Tra tấn của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên từ năm 2013.
Thông tin thêm
Trong dịp cuối tuần ngày 9 và 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người đã biểu tình trên các con phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác tại Việt Nam để phản đối 2 điều luật: một về Đặc khu Kinh tế và một về An ninh Mạng. Hàng trăm người biểu tình đã bị đánh đập, bắt bớ và tra khảo bởi công an, khoảng 40 người đã bị buộc tội và kết án tù từ 8 tháng tới 3 năm rưỡi với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 bộ luật hình sự.
Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định tại điều 22 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam chịu sự ràng buộc vì là một thành viên, và còn được đặt trong hiến pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền và công an vẫn tiếp tục kìm kẹp các cuộc biểu tình công cộng và những người biểu tình ôn hòa trên đường phố vẫn thường xuyên bị giam giữ, truy tố, tăng cường giám sát và tấn công.
Sử dụng các đoạn phim về cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh để nhận dạng người biểu tình, công an Việt Nam đã tiếp tục bắt bớ và điều tra những người tham gia vào sự kiện đó trong các tuần tiếp theo. Hàng trăm người đã bị bắt bớ với cáo buộc gây rối hoặc các cáo buộc giả mạo khác như “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại liên quan đến nhân quyền của bộ luật An Ninh Mạng mới được thông qua gần đây. https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/06/viet-nam-cybersecurity-law-devastating-blow-freedom-of-expression/
August 6, 2018
VIỆT NAM: ÂN XÁ QUỐC TẾ HỐI THÚC MỞ CUỘC ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP TỨC THÌ VỀ CÁI CHẾT CỦA MỘT NGƯỜI BIỂU TÌNH
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ân xá Quốc tế, ngày 03/8/2018
Phản ứng trước báo cáo về cái chết của Hứa Hoàng Anh, người nông dân đã tham gia các cuộc biểu tình quy mô lớn gần đây tại Việt Nam, bà Clare Algar, Giám đốc Cao cấp Điều phối Toàn cầu của Ân xá Quốc tế nói:
“Ân xá Quốc tế hối thúc chính quyền các cấp ở Việt Nam ngay lập tức mở một cuộc điều tra sâu rộng và công minh về nghi vấn các sĩ quan cảnh sát đã tra tấn và làm chết Hứa Hoàng Anh, một người nông dân ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, người đã tham dự cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6.”
Tổ chức nhân quyền Defend the Defenders báo cáo rằng Hoàng Anh, 35 tuổi, được phát hiện là đã tử vong sau khi một vài cán bộ công an tỉnh Kiên Giang tới nhà anh vào ngày 02 tháng 08, phía công an sau đó cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết là do tự sát. Tuy nhiên, các vết thương trên đầu, cổ và bụng được tìm thấy tạo ra nghi vấn rằng ông Hoàng Anh có thể đã bị tra tấn đến chết.
“Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định trọng điều 21 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị, chính quyền Việt Nam cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền hợp pháp này bởi nó được quy định tại điều 25 trong hiến pháp Việt Nam. Chính quyền cũng cần phải bảo vệ mọi lúc các quyền tuyệt đối như quyền được sống và quyền không bị tra tấn và các hình thức đối xử vô nhân đạo khác, điều này cũng có nghĩa cần phải triển khai ngay lập tức các cuộc điều tra hiệu quả, độc lập đối với các trường hợp nạn nhân bị chết khi đang giam giữ trong đồn công an.”
Quyền được sống và được bảo vệ bởi luật pháp đồng thời cũng được ghi tại điều số 6 của Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị và Công ước chống Tra tấn của Liên hiệp quốc mà Việt Nam là một thành viên từ năm 2013.
Thông tin thêm
Trong dịp cuối tuần ngày 9 và 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người đã biểu tình trên các con phố ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác tại Việt Nam để phản đối 2 điều luật: một về Đặc khu Kinh tế và một về An ninh Mạng. Hàng trăm người biểu tình đã bị đánh đập, bắt bớ và tra khảo bởi công an, khoảng 40 người đã bị buộc tội và kết án tù từ 8 tháng tới 3 năm rưỡi với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 bộ luật hình sự.
Quyền tự do hội họp ôn hòa được quy định tại điều 22 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam chịu sự ràng buộc vì là một thành viên, và còn được đặt trong hiến pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền và công an vẫn tiếp tục kìm kẹp các cuộc biểu tình công cộng và những người biểu tình ôn hòa trên đường phố vẫn thường xuyên bị giam giữ, truy tố, tăng cường giám sát và tấn công.
Sử dụng các đoạn phim về cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh để nhận dạng người biểu tình, công an Việt Nam đã tiếp tục bắt bớ và điều tra những người tham gia vào sự kiện đó trong các tuần tiếp theo. Hàng trăm người đã bị bắt bớ với cáo buộc gây rối hoặc các cáo buộc giả mạo khác như “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Ân xá Quốc tế đã ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại liên quan đến nhân quyền của bộ luật An Ninh Mạng mới được thông qua gần đây. https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/06/viet-nam-cybersecurity-law-devastating-blow-freedom-of-expression/