Mới đây nhất, ông Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã đề nghị đưa ra quy định cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội nhằm bảo vệ danh dự của tổ chức, cá nhân có liên quan.
‘Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm’.
Quan điểm của ông Bí thư Bắc Ninh không phải không có lý, bởi ngay trong Điều 122 Bộ Luật hình sự sửa đổi (2015) có quy định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp… Gần hơn là điểm D, khoản 1, Diều 5 Nghị định 72, trong đó: nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
|
Người dân có xu hướng sử dụng mạng xã hội là phương tiện để truyền tải đơn thư tố cáo của mình trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, đặt trong trường hợp đơn tố cáo là đúng sự thật và có chứng cứ đi kèm, nghĩa là bản thân người tố cáo không nhằm mục đích ‘bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt’. Ngoài ra, bản thân người tố cáo khi đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội cũng tuân thủ đầy đủ khoản 2, Điều 9, Chương II của Luật Tố cáo về nghĩa vụ của người tố cáo trong khai trung thực các thông tin cá nhân và nội dung tố cáo cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì làm sao có thể chặn hành vi đưa đơn tố cáo đó lên mạng xã hội được.
Vấn đề là tại sao người dân có xu hướng đưa đơn thư tố cáo lên mạng xã hội?
Thực trạng trước mắt là, gửi đơn tố cáo hiện nay gặp một vấn đề, đó là gây áp lực lên chính người bị tố cáo (bị trù dập, trả thù) khi đơn thư tố cáo bỗng nhiên bị… lộ. Một trường hợp được báo chí nhà nước đưa tin là, từ đêm 12 đến ngày 13-12, gia đình chị Trần Thị Ngọc Trang (SN 1983, trú tại tổ dân phố 2, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị một nhóm côn đồ kéo đến ‘khủng bố’. Đáng lưu ý, trước đó một ngày chị Trang gửi đơn tố cáo sự việc chồng mình bị hành hung dẫn đến thương tích đến nhiều cơ quan là UBND tỉnh, Công an tỉnh Gia Lai, Công an TP Pleiku và Công an phường Ia Kring.
Trong mảng tố cáo tham nhũng ở Việt nam lại càng có vấn đề hơn, khi người tố cáo là dân thường, nếu tố cáo theo đường chính thống được quy định trong Luật tố cáo thì sự việc chìm xuồng hoặc đi xa hơn là phản tác dụng đối với người tố cáo. Thậm chí thời gian vừa qua đã cho thấy một mặt khác của tố cáo tham nhũng theo đường chính thống là, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tiết lộ tin người tố cáo; Chi Cục thuế Nghĩa Đàn (Nghệ An), Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An) theo báo Lao Động, cũng ‘hồn nhiên công khai họ tên người tố cáo’.
Hiện tượng trù dập, trả thù người tố cáo diễn biến phức tạp, trong khi chế tài xử lý tố cáo lại chậm chạp đến mức độ Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) trong buổi thảo luận gần đây về Luật tố cáo (sửa đổi) cho rằng việc trả thù, trù dập người tố cáo tinh vi đến tầm văn minh, nên cần xem xét đơn thư nặc danh.
Đứng trước vấn đề này, ai sẽ còn động lực tố cáo nữa, hay họ sẽ bắt đầu ‘ngậm bồ hòn làm ngọt?’.
Tiếp đó, thực trạng ‘cả họ làm quan’ vẫn đang tồn tại ở Việt nam, trải dài ở nhiều tỉnh thành. Ngay như trường hợp ông Bí thư Bắc Ninh, giả sử rằng có một công dân của tỉnh tố cáo một nhân viên nằm trong hệ thống chính trị của tỉnh nhà là tham nhũng [1]. Nhưng cơ quan tiếp nhận tố cáo sẽ thụ lý ra sao, có thực sự công tâm và minh bạch hay không khi mà người bị tố cáo (giả sử) lại ‘toàn người nhà cả’. Hay đúng hơn, cá nhân đơn lẻ tố cáo với hệ thống ‘cả nhà làm quan’ thì ai bảo vệ người tố cáo, mặc dù họ tố cáo đúng sự thật? Bởi chính quy trình và và những người có trách nhiệm thực thi công vụ lại là đối tượng bị tố cáo!?.
Chính vì vậy, cần phải phân biệt giữa tố cáo đúng sự thật và sai sự thật; nếu một người đáp ứng đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà Luật tố cáo quy định thì việc đưa đơn thư tố cáo lên mạng xã hội cũng không có gì là sai, nhất là trong hệ thống tình trạng như nêu ở trên. Chưa kể, mạng xã hội giờ đây cho thấy tiếng nói ủng hộ, sát cánh đối với những trường hợp thân cô thế cô.
Cũng nhân câu chuyện Bí thư Bắc Ninh đề cập về Tố cáo, nó đã phần nào cho thấy hội chứng sợ mạng xã hội Facebook. Mới đây, ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cũng đánh tiếng về thực trạng này, đó là, cán bộ giờ sợ mạng xã hội. Và quả thực, thực trạng sợ này cũng phần nhiều xuất phát từ chuyện cán bộ làm sai, làm không đúng. Bởi nếu minh bạch, không tư lợi, thì sợ gì mạng xã hội, sợ gì công dân đăng đơn thư tố cáo lên mạng xã hội cả.
August 10, 2018
Khi cán bộ sợ Facebook, sợ đơn thư tố cáo
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Kể từ thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng (2014) thừa nhận ngăn cấm các trang mạng xã hội như Facebook chẳng hạn là điều không thể thực hiện. Cho đến nay, hội chứng sợ Facebook vẫn diễn ra trong đội ngũ quan chức Nhà nước Việt nam.
Mới đây nhất, ông Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã đề nghị đưa ra quy định cấm đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội nhằm bảo vệ danh dự của tổ chức, cá nhân có liên quan.
‘Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm’.
Quan điểm của ông Bí thư Bắc Ninh không phải không có lý, bởi ngay trong Điều 122 Bộ Luật hình sự sửa đổi (2015) có quy định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp… Gần hơn là điểm D, khoản 1, Diều 5 Nghị định 72, trong đó: nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Tuy nhiên, đặt trong trường hợp đơn tố cáo là đúng sự thật và có chứng cứ đi kèm, nghĩa là bản thân người tố cáo không nhằm mục đích ‘bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt’. Ngoài ra, bản thân người tố cáo khi đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội cũng tuân thủ đầy đủ khoản 2, Điều 9, Chương II của Luật Tố cáo về nghĩa vụ của người tố cáo trong khai trung thực các thông tin cá nhân và nội dung tố cáo cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì làm sao có thể chặn hành vi đưa đơn tố cáo đó lên mạng xã hội được.
Vấn đề là tại sao người dân có xu hướng đưa đơn thư tố cáo lên mạng xã hội?
Thực trạng trước mắt là, gửi đơn tố cáo hiện nay gặp một vấn đề, đó là gây áp lực lên chính người bị tố cáo (bị trù dập, trả thù) khi đơn thư tố cáo bỗng nhiên bị… lộ. Một trường hợp được báo chí nhà nước đưa tin là, từ đêm 12 đến ngày 13-12, gia đình chị Trần Thị Ngọc Trang (SN 1983, trú tại tổ dân phố 2, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị một nhóm côn đồ kéo đến ‘khủng bố’. Đáng lưu ý, trước đó một ngày chị Trang gửi đơn tố cáo sự việc chồng mình bị hành hung dẫn đến thương tích đến nhiều cơ quan là UBND tỉnh, Công an tỉnh Gia Lai, Công an TP Pleiku và Công an phường Ia Kring.
Trong mảng tố cáo tham nhũng ở Việt nam lại càng có vấn đề hơn, khi người tố cáo là dân thường, nếu tố cáo theo đường chính thống được quy định trong Luật tố cáo thì sự việc chìm xuồng hoặc đi xa hơn là phản tác dụng đối với người tố cáo. Thậm chí thời gian vừa qua đã cho thấy một mặt khác của tố cáo tham nhũng theo đường chính thống là, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tiết lộ tin người tố cáo; Chi Cục thuế Nghĩa Đàn (Nghệ An), Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An) theo báo Lao Động, cũng ‘hồn nhiên công khai họ tên người tố cáo’.
Hiện tượng trù dập, trả thù người tố cáo diễn biến phức tạp, trong khi chế tài xử lý tố cáo lại chậm chạp đến mức độ Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) trong buổi thảo luận gần đây về Luật tố cáo (sửa đổi) cho rằng việc trả thù, trù dập người tố cáo tinh vi đến tầm văn minh, nên cần xem xét đơn thư nặc danh.
Đứng trước vấn đề này, ai sẽ còn động lực tố cáo nữa, hay họ sẽ bắt đầu ‘ngậm bồ hòn làm ngọt?’.
Tiếp đó, thực trạng ‘cả họ làm quan’ vẫn đang tồn tại ở Việt nam, trải dài ở nhiều tỉnh thành. Ngay như trường hợp ông Bí thư Bắc Ninh, giả sử rằng có một công dân của tỉnh tố cáo một nhân viên nằm trong hệ thống chính trị của tỉnh nhà là tham nhũng [1]. Nhưng cơ quan tiếp nhận tố cáo sẽ thụ lý ra sao, có thực sự công tâm và minh bạch hay không khi mà người bị tố cáo (giả sử) lại ‘toàn người nhà cả’. Hay đúng hơn, cá nhân đơn lẻ tố cáo với hệ thống ‘cả nhà làm quan’ thì ai bảo vệ người tố cáo, mặc dù họ tố cáo đúng sự thật? Bởi chính quy trình và và những người có trách nhiệm thực thi công vụ lại là đối tượng bị tố cáo!?.
Chính vì vậy, cần phải phân biệt giữa tố cáo đúng sự thật và sai sự thật; nếu một người đáp ứng đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà Luật tố cáo quy định thì việc đưa đơn thư tố cáo lên mạng xã hội cũng không có gì là sai, nhất là trong hệ thống tình trạng như nêu ở trên. Chưa kể, mạng xã hội giờ đây cho thấy tiếng nói ủng hộ, sát cánh đối với những trường hợp thân cô thế cô.
Cũng nhân câu chuyện Bí thư Bắc Ninh đề cập về Tố cáo, nó đã phần nào cho thấy hội chứng sợ mạng xã hội Facebook. Mới đây, ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cũng đánh tiếng về thực trạng này, đó là, cán bộ giờ sợ mạng xã hội. Và quả thực, thực trạng sợ này cũng phần nhiều xuất phát từ chuyện cán bộ làm sai, làm không đúng. Bởi nếu minh bạch, không tư lợi, thì sợ gì mạng xã hội, sợ gì công dân đăng đơn thư tố cáo lên mạng xã hội cả.
Ghi chú:
[1] https://kimdunghn.wordpres s.com/2017/06/01/ca-nha-bi- thu-tinh-uy-bac-ninh-lam-quan/