Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, vào ngày 12 tháng 8 tiết lộ trên mạng xã hội là ông đang bị toà soạn nơi ông công tác “xem xét kỷ luật vì các bài đăng trên Facebook.”
Theo Thông báo của tờ Tuổi Trẻ, cơ quan truyền thông trực thuộc Thành đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh, đề ngày 24/7, do ông Nguyễn Ngọc Vinh công bố thì những bài đăng của ông Vinh có “dấu hiệu thông tin không đúng sự thật, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
Ngoài ra, bài đăng trên trang cá nhân viết về “Tổng bí thư phải là người miền Bắc có lý luận” bị cho là “có dấu hiệu đưa thông tin gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc“.
Thông báo do ông Hoàng Đại Thắng, Chánh Văn Phòng Báo Tuổi Trẻ thừa lệnh Tổng Biên Tập ký, yêu cầu chậm nhất đến ngày 31 tháng 7, ông Nguyễn Ngọc Vinh phải nộp bản kiểm điểm về Phòng Tổ chức Nhân sự của báo.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh vào ngày 14 tháng 8 nói với Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Tôi cảm thấy không hợp lý. Họ quy chụp thiếu chứng cứ. Tôi tuân thủ các quy định của báo Tuổi Trẻ chứ không có vi phạm. Họ không chỉ dẫn ra một quy định của báo Tuổi Trẻ về sử dụng internet là Facebook mà họ dẫn nhiều văn bản pháp luật khác nữa rồi 10 điều đạo đức của nhà báo để cho rằng tôi vi phạm nhưng tôi thấy không rõ ràng và thiếu thuyết phục”
Ông Nguyễn Ngọc Vinh cho biết ông không làm bản tự kiểm điểm theo yêu cầu của báo Tuổi Trẻ vì ông không sai như bản thông báo.
Bản thân ông Nguyễn Ngọc Vinh trong trả lời phóng viên BBC Thái Lan hôm 13 tháng 8, cho rằng ông có cảm giác mình như người lính ra trận bị chỉ huy bắn vào lưng vậy, và đó là cảm giác cực kỳ đau đớn. Ông cho rằng cách hành xử của vị Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ là thiếu tình người, tình đồng nghiệp.
Ông Vinh cũng nhắc nhớ đến thời kỳ mà báo Tuổi Trẻ được cho là mang tính dân chủ, nhân bản với các Tổng Biên Tập như bà Kim Hạnh, các ông Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng.
Hôm 16/7, báo Tuổi trẻ Online bị đình bản 3 tháng vì đã đăng tải nội dung bị cáo buộc “không đúng sự thật và gây mất đoàn kết dân tộc“.
Hồi tháng 9/2015, nhà báo Đỗ Hùng – Phó Tổng Thư ký Thanh Niên Online cũng bị thu hồi thẻ nhà báo, cách chức vì một dòng trạng thái về ngày 2-9, tức ngày quốc khánh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nói với Đài Á Châu Tự Do rằng “rất nhiều nhà báo Việt Nam hiện nay đã chuyển tải thông điệp của họ lên mạng xã hội về những vấn đề mà họ khó nói được trên báo chính thống”
Việt Nam hiện có hơn 900 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động, theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông. Tất cả những cơ quan báo chí hoạt động theo phép tại Việt Nam đều phải chịu sự kiểm duyệt về nội dung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong báo cáo thường niên về tự do báo chí toàn cầu công bố hồi tháng 4 năm nay của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, Việt Nam bị xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia, tức không có tự do báo chí
August 15, 2018
Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ bị xem xét kỷ luật
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, vào ngày 12 tháng 8 tiết lộ trên mạng xã hội là ông đang bị toà soạn nơi ông công tác “xem xét kỷ luật vì các bài đăng trên Facebook.”
Theo Thông báo của tờ Tuổi Trẻ, cơ quan truyền thông trực thuộc Thành đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh, đề ngày 24/7, do ông Nguyễn Ngọc Vinh công bố thì những bài đăng của ông Vinh có “dấu hiệu thông tin không đúng sự thật, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
Ngoài ra, bài đăng trên trang cá nhân viết về “Tổng bí thư phải là người miền Bắc có lý luận” bị cho là “có dấu hiệu đưa thông tin gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc“.
Thông báo do ông Hoàng Đại Thắng, Chánh Văn Phòng Báo Tuổi Trẻ thừa lệnh Tổng Biên Tập ký, yêu cầu chậm nhất đến ngày 31 tháng 7, ông Nguyễn Ngọc Vinh phải nộp bản kiểm điểm về Phòng Tổ chức Nhân sự của báo.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh vào ngày 14 tháng 8 nói với Đài Á Châu Tự Do như sau:
“Tôi cảm thấy không hợp lý. Họ quy chụp thiếu chứng cứ. Tôi tuân thủ các quy định của báo Tuổi Trẻ chứ không có vi phạm. Họ không chỉ dẫn ra một quy định của báo Tuổi Trẻ về sử dụng internet là Facebook mà họ dẫn nhiều văn bản pháp luật khác nữa rồi 10 điều đạo đức của nhà báo để cho rằng tôi vi phạm nhưng tôi thấy không rõ ràng và thiếu thuyết phục”
Ông Nguyễn Ngọc Vinh cho biết ông không làm bản tự kiểm điểm theo yêu cầu của báo Tuổi Trẻ vì ông không sai như bản thông báo.
Bản thân ông Nguyễn Ngọc Vinh trong trả lời phóng viên BBC Thái Lan hôm 13 tháng 8, cho rằng ông có cảm giác mình như người lính ra trận bị chỉ huy bắn vào lưng vậy, và đó là cảm giác cực kỳ đau đớn. Ông cho rằng cách hành xử của vị Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ là thiếu tình người, tình đồng nghiệp.
Ông Vinh cũng nhắc nhớ đến thời kỳ mà báo Tuổi Trẻ được cho là mang tính dân chủ, nhân bản với các Tổng Biên Tập như bà Kim Hạnh, các ông Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng.
Hôm 16/7, báo Tuổi trẻ Online bị đình bản 3 tháng vì đã đăng tải nội dung bị cáo buộc “không đúng sự thật và gây mất đoàn kết dân tộc“.
Hồi tháng 9/2015, nhà báo Đỗ Hùng – Phó Tổng Thư ký Thanh Niên Online cũng bị thu hồi thẻ nhà báo, cách chức vì một dòng trạng thái về ngày 2-9, tức ngày quốc khánh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Vinh nói với Đài Á Châu Tự Do rằng “rất nhiều nhà báo Việt Nam hiện nay đã chuyển tải thông điệp của họ lên mạng xã hội về những vấn đề mà họ khó nói được trên báo chính thống”
Việt Nam hiện có hơn 900 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động, theo thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông. Tất cả những cơ quan báo chí hoạt động theo phép tại Việt Nam đều phải chịu sự kiểm duyệt về nội dung của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Trong báo cáo thường niên về tự do báo chí toàn cầu công bố hồi tháng 4 năm nay của tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, Việt Nam bị xếp hạng 175 trên tổng số 180 quốc gia, tức không có tự do báo chí