Theo đơn kêu cứu được đăng tải trên Facebook của ông Đinh Tiến Đạt, đất của gia đình ông có tổng diện tích 3.426m2 tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM đã bị cưỡng chế vào ngày 15.08. Trong lá đơn cầu cứu khẩn cấp gửi truyền hình Pháp luật Việt nam, mẹ của ông Đinh Tiến Đạt là bà Đỗ Thị Hằng cho biết thêm, vào năm 2005, khi UBND TP. HCM triển khai cầu Phú Mỹ nối quận 7 sang quận 2 và yêu cầu giải tỏa 985m2 đất, gia đình bà đã chấp hành.
Đến năm 2015, công ty CP Thạnh Mỹ Lợi (202 Lý Chính Thắng, Phường 9, quận 3) xin quy hoạch khu đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi, trong đó có thửa đất của bà để phân lô bán nền. Theo quy định của Luật đất đai 2013, thì khi triển khai dự án thương mại, chủ đầu tư phải thương lượng bồi thường với dân… Tuy nhiên, UBND Quận 2 vẫn ra Quyết định số 2728 để cưỡng chế đất gia đình bà với mức đền bù thấp, ép dân cư phải lấy chung cư, còn đất thu hồi thì phân lô bán theo thị trường. Công ty này sau đó để tự tạo một tài khoản ngân hàng mang tên bà và chuyển tiền vào số tài khoản đó để kết thúc giao dịch đất.
Vào năm 2017, Quận 2 tiến hành cưỡng chế khu đất mà không có lấy một ‘giấy tờ văn bản nào’, tự động cho ‘xe đào vào đập sập nhà, đặt máy bơm cát vào khu đất’.
Vào ngày 7.8.2018 có mời Phường Thạnh Mỹ Lợi có mời bà Đỗ Thị Hằng và chủ đầu tư lên làm việc, dù chưa thống nhất về mặt kết quả nhưng đến ngày 15.08, trong tình trạng không có văn bản, phường Thạnh Mỹ Lợi đã ‘kéo quân’ xuống để cưỡng chế đất.
Trong livestreams ngày 15.08, Đinh Tiến Đạt đã chia sẻ: Đất mình ở mà sao người ta vào lấy??? Là sao ta? Chú công an ơi!!! Chú ở đâu???
Đinh Tiến Đạt là một nghệ sĩ trẻ (rapper), hoạt động nghệ thuật tại Tp. HCM. Vì là nghệ sĩ, nên những người thuộc nhóm này thường ít có xu hướng quan tâm đến chính trị, bởi họ muốn tránh những rắc rối có liên quan từ phía chính quyền.
Nhưng giờ đây, nghệ sĩ Đinh Tiến Đạt hiểu rõ hơn ai hết về chính trị, và sự bất công của điều Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nói cách khác, anh và gia đình sắp gia nhập vào đoàn quân dân oan trên cả nước.
Bất công trong Luật đất đai với điều luật đẫm máu nêu trên, vốn làm lợi cho các cá nhân ở chính quyền địa phương nay tròng vào cổ gia đình anh Đinh Tiến Đạt. Cách anh livestreams với trạng thái kêu cứu như một người mất hồn, và giờ đây, anh nhận rõ rằng: đất đai đã bị cướp với cách thức như thế nào.
Facebooker Nguyễn Phúc Huy Gia trong chia sẻ về video của Đinh Tiến Đạt đã bày tỏ rằng: Tôi chợt tự hỏi? biết bao nhiêu cuộc dân oan bị cướp đất trước đây, anh có share hay kêu gọi cho họ lần nào không? Anh làm ca sĩ, có tiếng nói nhất định với số đông người, anh có bao giờ lên tiếng vì bất công cho người khác khi bị chính quyền cướp đất hay đàn áp không?
Câu hỏi của Nguyễn Phúc Huy Gia phản ánh đúng thực trạng im lặng của giới nghệ sĩ.
Giới nghệ sĩ hiện nay, trong hàng trăm nghệ sĩ thì chỉ có một vài cá nhân đơn lẻ dám lên tiếng trước thực trạng bất công của đất nước. Như Mai Khôi, Văn Mai Hương, Nguyễn Tín… Còn con số còn lại chỉ mải mê ‘đàn ca sáo nhị’.
Trong một bài viết cách đây không lâu với tựa đề ‘Khi văn nghệ sĩ bày tỏ quan điểm: đó là sự can đảm đáng trân quý’ đăng trên Việt Nam thời báo. Tác giả đã bày tỏ về sự can đảm của cô nàng ca sĩ này, vì khi cô lên tiếng về luật an ninh mạng, lập tức có hàng chục đến hàng trăm phản hồi lăng mạ, xỉ nhục nhân phẩm của cô.
Thực ra, một người nghệ sĩ lên tiếng vì đất nước là một lựa chọn hết sức khó khăn, vì đặc tính nghề nghiệp dễ bị tổn thương của họ. Mới đây nhất, ca sĩ Nguyễn Tín đã bị an ninh quận 3 (Tp. HCM) tập kết tại buổi nhạc riêng của anh và mời về làm việc vào tối ngày 15.08.
Những câu chuyện như Nguyễn Tín, Mai Khôi hay cả Văn Mai Hương như một đòn răn đe, và càng làm cho giới nghệ sĩ hạn chế các hoạt động lên tiếng của mình. Nhưng rồi, chính chính trị và những bất công hiện hữu trong luật lệ nhà nước và cả thể chế hiện tại sẽ tìm đến họ, bằng nhiều cách khác nhau. Nếu không đến họ, sẽ là gia đình họ. Đúng như câu nói của Napoleon – ‘Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt’.
Và tất nhiên, những người đó, là những người im lặng cam chịu, luôn nghĩ rằng những dự luật, luật không ảnh hưởng tới mình.
Dù sao, ở một góc độ nào đó có thể ‘cảm thông’ với giới nghệ sĩ, bởi sau họ còn có ‘miếng cơm manh áo’, và bản chất của sự dễ tổn thương mà ngành nghề họ đang gánh chịu. Tuy nhiên, nếu không lên tiếng, thì cũng đừng nên xu nịnh, điều này đáng bị lên án.
Trong chương trình 60 phút mở ngày 05/8/2016 với chủ đề: ‘Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ đối với lứa tuổi học sinh’. Chương trình với sự tham gia của khách mời của nghệ sỹ hài Xuân Bắc; Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội. Anh đã gây phẫn nộ dư luận khi cho rằng, nhiều hình ảnh đẹp của CSGT không được nhân rộng như đưa người già ra đường, trong khi ‘chỉ có vài hiện tượng’ như mãi lộ, có hành động không đẹp lại được nhân lên.
‘Vài hiện tượng’ mà nghệ sĩ Xuân Bắc nhấn mạnh thực tế là sự tràn lan các tiêu cực trong ngành CSGT. Vào năm 2012, theo kết quả cuộc điều tra xã hội học ‘Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’ do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Chính trị, hãy chủ động tìm hiểu chính trị và quan tâm chính trị, bởi nếu không, một ngày chính sự thờ ơ đó sẽ khiến quyền lợi công dân bị xâm hại. Một trong số đó bao gồm cả những mảnh đất màu mỡ do mồ hôi, xương máu bỏ ra sẽ được ‘cưỡng chế’ cho những nhóm lợi ích đất đai nhân danh nhà nước.
August 17, 2018
Khi nghệ sĩ được ‘chính trị’ hỏi thăm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Chính trị không chừa một ai! Ai cũng có thể là nạn nhân của chủ trương, chính sách bất công nếu họ vẫn mãi giữ ‘quyền im lặng’ và chấp nhận sự bất công, phi lý đó.
Cưỡng chế
Theo đơn kêu cứu được đăng tải trên Facebook của ông Đinh Tiến Đạt, đất của gia đình ông có tổng diện tích 3.426m2 tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM đã bị cưỡng chế vào ngày 15.08. Trong lá đơn cầu cứu khẩn cấp gửi truyền hình Pháp luật Việt nam, mẹ của ông Đinh Tiến Đạt là bà Đỗ Thị Hằng cho biết thêm, vào năm 2005, khi UBND TP. HCM triển khai cầu Phú Mỹ nối quận 7 sang quận 2 và yêu cầu giải tỏa 985m2 đất, gia đình bà đã chấp hành.
Đến năm 2015, công ty CP Thạnh Mỹ Lợi (202 Lý Chính Thắng, Phường 9, quận 3) xin quy hoạch khu đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi, trong đó có thửa đất của bà để phân lô bán nền. Theo quy định của Luật đất đai 2013, thì khi triển khai dự án thương mại, chủ đầu tư phải thương lượng bồi thường với dân… Tuy nhiên, UBND Quận 2 vẫn ra Quyết định số 2728 để cưỡng chế đất gia đình bà với mức đền bù thấp, ép dân cư phải lấy chung cư, còn đất thu hồi thì phân lô bán theo thị trường. Công ty này sau đó để tự tạo một tài khoản ngân hàng mang tên bà và chuyển tiền vào số tài khoản đó để kết thúc giao dịch đất.
Vào năm 2017, Quận 2 tiến hành cưỡng chế khu đất mà không có lấy một ‘giấy tờ văn bản nào’, tự động cho ‘xe đào vào đập sập nhà, đặt máy bơm cát vào khu đất’.
Vào ngày 7.8.2018 có mời Phường Thạnh Mỹ Lợi có mời bà Đỗ Thị Hằng và chủ đầu tư lên làm việc, dù chưa thống nhất về mặt kết quả nhưng đến ngày 15.08, trong tình trạng không có văn bản, phường Thạnh Mỹ Lợi đã ‘kéo quân’ xuống để cưỡng chế đất.
Trong livestreams ngày 15.08, Đinh Tiến Đạt đã chia sẻ: Đất mình ở mà sao người ta vào lấy??? Là sao ta? Chú công an ơi!!! Chú ở đâu???
Ông Đinh Tiến Đạt là ai?
Đinh Tiến Đạt là một nghệ sĩ trẻ (rapper), hoạt động nghệ thuật tại Tp. HCM. Vì là nghệ sĩ, nên những người thuộc nhóm này thường ít có xu hướng quan tâm đến chính trị, bởi họ muốn tránh những rắc rối có liên quan từ phía chính quyền.
Nhưng giờ đây, nghệ sĩ Đinh Tiến Đạt hiểu rõ hơn ai hết về chính trị, và sự bất công của điều Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nói cách khác, anh và gia đình sắp gia nhập vào đoàn quân dân oan trên cả nước.
Bất công trong Luật đất đai với điều luật đẫm máu nêu trên, vốn làm lợi cho các cá nhân ở chính quyền địa phương nay tròng vào cổ gia đình anh Đinh Tiến Đạt. Cách anh livestreams với trạng thái kêu cứu như một người mất hồn, và giờ đây, anh nhận rõ rằng: đất đai đã bị cướp với cách thức như thế nào.
Facebooker Nguyễn Phúc Huy Gia trong chia sẻ về video của Đinh Tiến Đạt đã bày tỏ rằng: Tôi chợt tự hỏi? biết bao nhiêu cuộc dân oan bị cướp đất trước đây, anh có share hay kêu gọi cho họ lần nào không? Anh làm ca sĩ, có tiếng nói nhất định với số đông người, anh có bao giờ lên tiếng vì bất công cho người khác khi bị chính quyền cướp đất hay đàn áp không?
Câu hỏi của Nguyễn Phúc Huy Gia phản ánh đúng thực trạng im lặng của giới nghệ sĩ.
Giới nghệ sĩ hiện nay, trong hàng trăm nghệ sĩ thì chỉ có một vài cá nhân đơn lẻ dám lên tiếng trước thực trạng bất công của đất nước. Như Mai Khôi, Văn Mai Hương, Nguyễn Tín… Còn con số còn lại chỉ mải mê ‘đàn ca sáo nhị’.
Can đảm và xu nịnh
Trong một bài viết cách đây không lâu với tựa đề ‘Khi văn nghệ sĩ bày tỏ quan điểm: đó là sự can đảm đáng trân quý’ đăng trên Việt Nam thời báo. Tác giả đã bày tỏ về sự can đảm của cô nàng ca sĩ này, vì khi cô lên tiếng về luật an ninh mạng, lập tức có hàng chục đến hàng trăm phản hồi lăng mạ, xỉ nhục nhân phẩm của cô.
Thực ra, một người nghệ sĩ lên tiếng vì đất nước là một lựa chọn hết sức khó khăn, vì đặc tính nghề nghiệp dễ bị tổn thương của họ. Mới đây nhất, ca sĩ Nguyễn Tín đã bị an ninh quận 3 (Tp. HCM) tập kết tại buổi nhạc riêng của anh và mời về làm việc vào tối ngày 15.08.
Những câu chuyện như Nguyễn Tín, Mai Khôi hay cả Văn Mai Hương như một đòn răn đe, và càng làm cho giới nghệ sĩ hạn chế các hoạt động lên tiếng của mình. Nhưng rồi, chính chính trị và những bất công hiện hữu trong luật lệ nhà nước và cả thể chế hiện tại sẽ tìm đến họ, bằng nhiều cách khác nhau. Nếu không đến họ, sẽ là gia đình họ. Đúng như câu nói của Napoleon – ‘Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt’.
Và tất nhiên, những người đó, là những người im lặng cam chịu, luôn nghĩ rằng những dự luật, luật không ảnh hưởng tới mình.
Dù sao, ở một góc độ nào đó có thể ‘cảm thông’ với giới nghệ sĩ, bởi sau họ còn có ‘miếng cơm manh áo’, và bản chất của sự dễ tổn thương mà ngành nghề họ đang gánh chịu. Tuy nhiên, nếu không lên tiếng, thì cũng đừng nên xu nịnh, điều này đáng bị lên án.
Trong chương trình 60 phút mở ngày 05/8/2016 với chủ đề: ‘Xử phạt vi phạm giao thông đường bộ đối với lứa tuổi học sinh’. Chương trình với sự tham gia của khách mời của nghệ sỹ hài Xuân Bắc; Phòng cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội. Anh đã gây phẫn nộ dư luận khi cho rằng, nhiều hình ảnh đẹp của CSGT không được nhân rộng như đưa người già ra đường, trong khi ‘chỉ có vài hiện tượng’ như mãi lộ, có hành động không đẹp lại được nhân lên.
‘Vài hiện tượng’ mà nghệ sĩ Xuân Bắc nhấn mạnh thực tế là sự tràn lan các tiêu cực trong ngành CSGT. Vào năm 2012, theo kết quả cuộc điều tra xã hội học ‘Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’ do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố thì CSGT là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất.
Chính trị, hãy chủ động tìm hiểu chính trị và quan tâm chính trị, bởi nếu không, một ngày chính sự thờ ơ đó sẽ khiến quyền lợi công dân bị xâm hại. Một trong số đó bao gồm cả những mảnh đất màu mỡ do mồ hôi, xương máu bỏ ra sẽ được ‘cưỡng chế’ cho những nhóm lợi ích đất đai nhân danh nhà nước.
Chú thích:
– Facebook Đinh Tiến Đạt: https://www.facebook.com/