Một nguồn tin từ thân nhân của ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết, ông đang chuẩn bị viết đơn gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bày tỏ nguyện vọng hai cơ quan này kháng nghị bản án đã tuyên đối với ông. Lý do: Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Điểm chung của Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển: doanh nhân, trí thức
Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Đầu năm 1993, ông Thức khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng vi tính nhỏ mang tên EIS. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của ông đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên.
Nhờ chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi, doanh thu của EIS tăng nhanh, EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường Sài Gòn vào năm 1994.
Tháng 2 năm 2003, One Connection Singapore của Trần Huỳnh Duy Thức nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kể từ đó Trần Huỳnh Duy Thức thường được mời và đối đãi trọng thị của cơ quan phát triển kinh tế Singapore, theo chính sách thu hút nhân tài và đầu tư của họ.
Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM ra quyết định buộc One Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị.
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền”.
|
Ông Trần Huỳnh Duy Thức (trái) và Nguyễn Bắc Truyển (phải) |
Sau đó cơ quan điều tra nói rằng vào năm 2005, ông Thức cùng một số nhân vật lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn, thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Từ đầu tháng 11 năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet: Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại.
Cũng theo cơ quan điều tra, tháng 3 năm 2009, ông Thức đi Phuket, Thái Lan. Tại đây ông gặp một số nhân vật trí thức khác, cùng họ thành lập tổ chức chính trị nhằm thay thế Đảng cộng sản Việt Nam khi xảy ra biến cố chính trị trong tương lai, có tên Đảng xã hội Việt Nam. Sau khi về nước, ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách “Con đường nước Việt”, trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn Sĩ Bình viết về phần cải cách Xã hội, còn ông Thức viết về phần cải cách Kinh tế.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ông bị đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, tuyên án 16 năm tù giam.
Tương tự ông Trần Huỳnh Duy Thức, khi nhận bản án tù đầu tiên, ông Nguyễn Bắc Truyển là một doanh nhân.
Ngày 10-5-2007, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã đưa vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ra xét xử và tuyên phạt Lê Nguyên Sang (SN 1959, bác sĩ) 5 năm, Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Việt Thịnh Phú, quận Phú Nhuận) 4 năm, và Huỳnh Nguyên Đạo (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Liên hiệp Huỳnh) 3 năm tù giam cùng về tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Đến năm 2017, theo cáo buộc của cơ quan điều tra, ngày 24 tháng 4 năm 2013, cùng với các ông như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Trần Đức Thạch…, ông Nguyễn Bắc Truyển xúc tiến thành lập một tổ chức mang tên Hội Anh em Dân chủ. Tuy nhiên sau đó, ông Truyển đã rời tổ chức này ngay khi vừa thành lập. Thế nhưng vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức bị bắt, và truy tố vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Nhìn từ vụ án “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
Ông Trần Huỳnh Duy Thức nhận bản án tuyên vào tháng 01-2010. Ông Nguyễn Bắc Truyển nhận bản án tuyên vào tháng 06-2018. Cả hai đều được xét xử theo Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999. Như vậy liệu đề xuất kháng nghị từ nội dung của Bộ Luật hình sự 2015 có hợp lý?
Và tình tiết nào cho thấy cả hai phiên tòa hình sự xử ông Thức và ông Truyển đã cùng vi phạm cả 3 nội dung thường dùng để làm căn cứ kháng nghị: (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (2) Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Một dẫn chứng điển hình cho củng cố cả 3 nội dung như vừa nêu, đó là bản án tuyên vào chiều 22-8-2018, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.
|
Ông Nguyễn James Han tại phiên tòa (hàng trên, ngoài cùng, từ phải qua). Ảnh: Phan Thương (TNO) |
Theo nội dung vụ án được công tố trình bày, thì lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá, bạo động vũ trang với mục đích phá hoại, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong vụ án này, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) đã truyền đạt chỉ thị của Đào Minh Quân, chủ động bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác thực hiện như: rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa…
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyen James Han, Phan Angle mức án 14 năm tù, trục xuất 2 bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. Các bị cáo còn lại có mức án 11 năm đến 5 năm tù.
Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 109, Bộ Luật hình sự 2015
Trở lại với vụ án ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển. Kết luận điều tra và cáo trạng tại các phiên xét xử đều cho thấy cả hai không có hành vi, hay ý định cho hành động bằng vũ lực để “lật đổ chính quyền nhân dân” như ở vụ án tuyên hôm chiều 22-8 đã nói ở trên.
Cả hai ông đều không trực thuộc một tổ chức vũ trang nào đang hướng đến việc ‘lật đổ chế độ cộng sản’, chứ chưa vội nói tới ‘chính quyền nhân dân’ như việc làm của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đang được cho là ‘lật đổ chế độ’ Việt Nam hiện nay.
Như vậy, nếu không vì chuyện ngần ngại đền bù oan sai, chấp nhận kháng nghị giám đốc, có lẽ các vị trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã có thể tuyên rằng chưa đủ cơ sở pháp lý để xem hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức là “lật đổ chính quyền nhân dân”; vì việc kêu gọi cải cách kinh tế, cải cách đường lối chính trị của ông Thức không nhằm thay đổi “chính quyền nhân dân”, mà chỉ nhằm giúp đất nước phát triển tốt hơn – tương tự như kêu gọi một cuộc cách mạng 4.0 hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
|
Điều 109, Bộ Luật hình sự 2015 |
Tương tự, hoàn toàn không thuyết phục khi người được cho là ‘đầu vụ án’ lại được phóng thích với yêu cầu phải rời Việt Nam, thì ông Nguyễn Bắc Truyển lại tiếp tục chịu mức án tù 11 năm về những hành vi được chính các bút lục vụ án thể hiện, là ông đã rời Hội Anh em dân chủ ngay khi Hội này vừa thành lập, và ông cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào trong phạm vi điều chỉnh của Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999.
Trong trường hợp ‘vuốt mặt nể mũi’, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có thể vận dụng Công văn số 04/TANDTC-PC, do phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ông Nguyễn Trí Tuệ ký ngày 09 tháng 01 năm 2018.
Theo đó, “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm và thi hành án hình sự cần áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau [trích]: (…) b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.
So với vụ án “lật đổ chính quyền nhân dân” tuyên hôm chiều 22-8-2018, thì cả ông Thức lẫn ông Truyển, nếu vẫn giữ nguyên cáo buộc về tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân”, thì chỉ có thể tuyên hai ông mức án tại khoản 3, Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Cả ông Thức và ông Truyển đều có thể được trả tự do theo đúng quy định của pháp luật, mà không cần viện dẫn đến Luật Đặc xá.
August 24, 2018
Căn cứ nào để kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một nguồn tin từ thân nhân của ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết, ông đang chuẩn bị viết đơn gửi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bày tỏ nguyện vọng hai cơ quan này kháng nghị bản án đã tuyên đối với ông. Lý do: Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Điểm chung của Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Bắc Truyển: doanh nhân, trí thức
Ông Trần Huỳnh Duy Thức sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, tại Sài Gòn. Năm 1990, ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Đầu năm 1993, ông Thức khởi nghiệp bằng việc mở một cửa hàng vi tính nhỏ mang tên EIS. Chỉ một vài tháng sau, cửa hàng của ông đã có thể tự lắp ráp những chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên.
Nhờ chất lượng sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi, doanh thu của EIS tăng nhanh, EIS trở thành thương hiệu chi phối phân khúc máy tính gia đình trên thị trường Sài Gòn vào năm 1994.
Tháng 2 năm 2003, One Connection Singapore của Trần Huỳnh Duy Thức nhanh chóng nổi lên thành một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên môi trường Internet toàn cầu. Nhờ thành công về thương mại của công ty, các hãng thông tấn quốc tế và Singapore bắt đầu đưa tin sự kiện công nghệ Việt Nam xuất hiện cạnh tranh vững chãi trên thị trường toàn cầu. Kể từ đó Trần Huỳnh Duy Thức thường được mời và đối đãi trọng thị của cơ quan phát triển kinh tế Singapore, theo chính sách thu hút nhân tài và đầu tư của họ.
Tháng 3 năm 2009, sở Thông tin – Truyền thông TP.HCM ra quyết định buộc One Connection Việt Nam ngừng cung cấp dịch vụ và xử phạt hành chính, tịch thu các máy móc thiết bị.
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2009, Trần Huỳnh Duy Thức bất ngờ bị bắt với thông tin ban đầu là trộm cước viễn thông. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau cả Lê Công Định, Lê Thăng Long đều lần lượt bị bắt và cùng với ông bị chính quyền cáo buộc tội “lật đổ chính quyền”.
Sau đó cơ quan điều tra nói rằng vào năm 2005, ông Thức cùng một số nhân vật lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn, thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Từ đầu tháng 11 năm 2008, ông lập hai Blog trên mạng internet: Change We Need và Trần Ðông Chấn xuất hiện nhiều bài viết và bình luận về lãnh đạo cũng như nền chính trị Việt Nam, với tổng cộng khoảng 49 bài viết. Thông tin ở đây được một số hãng thông tấn quốc tế đăng lại.
Cũng theo cơ quan điều tra, tháng 3 năm 2009, ông Thức đi Phuket, Thái Lan. Tại đây ông gặp một số nhân vật trí thức khác, cùng họ thành lập tổ chức chính trị nhằm thay thế Đảng cộng sản Việt Nam khi xảy ra biến cố chính trị trong tương lai, có tên Đảng xã hội Việt Nam. Sau khi về nước, ông cùng với ông Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình hợp tác viết cuốn sách “Con đường nước Việt”, trong đó Lê Công Định viết phần cải cách Tư pháp, Nguyễn Sĩ Bình viết về phần cải cách Xã hội, còn ông Thức viết về phần cải cách Kinh tế.
Ông bị bắt vào ngày 24 tháng 5 năm 2009 với tội danh ban đầu là trộm cắp cước điện thoại, sau đó với các cáo buộc hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ông bị đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, tuyên án 16 năm tù giam.
Tương tự ông Trần Huỳnh Duy Thức, khi nhận bản án tù đầu tiên, ông Nguyễn Bắc Truyển là một doanh nhân.
Ngày 10-5-2007, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã đưa vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” ra xét xử và tuyên phạt Lê Nguyên Sang (SN 1959, bác sĩ) 5 năm, Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Việt Thịnh Phú, quận Phú Nhuận) 4 năm, và Huỳnh Nguyên Đạo (SN 1968, giám đốc Công ty TNHH Liên hiệp Huỳnh) 3 năm tù giam cùng về tội: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Đến năm 2017, theo cáo buộc của cơ quan điều tra, ngày 24 tháng 4 năm 2013, cùng với các ông như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Trần Đức Thạch…, ông Nguyễn Bắc Truyển xúc tiến thành lập một tổ chức mang tên Hội Anh em Dân chủ. Tuy nhiên sau đó, ông Truyển đã rời tổ chức này ngay khi vừa thành lập. Thế nhưng vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, ông Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức bị bắt, và truy tố vì tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Nhìn từ vụ án “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”
Ông Trần Huỳnh Duy Thức nhận bản án tuyên vào tháng 01-2010. Ông Nguyễn Bắc Truyển nhận bản án tuyên vào tháng 06-2018. Cả hai đều được xét xử theo Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999. Như vậy liệu đề xuất kháng nghị từ nội dung của Bộ Luật hình sự 2015 có hợp lý?
Và tình tiết nào cho thấy cả hai phiên tòa hình sự xử ông Thức và ông Truyển đã cùng vi phạm cả 3 nội dung thường dùng để làm căn cứ kháng nghị: (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (2) Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Một dẫn chứng điển hình cho củng cố cả 3 nội dung như vừa nêu, đó là bản án tuyên vào chiều 22-8-2018, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Theo nội dung vụ án được công tố trình bày, thì lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá, bạo động vũ trang với mục đích phá hoại, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Trong vụ án này, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) đã truyền đạt chỉ thị của Đào Minh Quân, chủ động bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho các bị cáo khác thực hiện như: rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa…
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyen James Han, Phan Angle mức án 14 năm tù, trục xuất 2 bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam. Các bị cáo còn lại có mức án 11 năm đến 5 năm tù.
Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 109, Bộ Luật hình sự 2015
Trở lại với vụ án ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển. Kết luận điều tra và cáo trạng tại các phiên xét xử đều cho thấy cả hai không có hành vi, hay ý định cho hành động bằng vũ lực để “lật đổ chính quyền nhân dân” như ở vụ án tuyên hôm chiều 22-8 đã nói ở trên.
Cả hai ông đều không trực thuộc một tổ chức vũ trang nào đang hướng đến việc ‘lật đổ chế độ cộng sản’, chứ chưa vội nói tới ‘chính quyền nhân dân’ như việc làm của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đang được cho là ‘lật đổ chế độ’ Việt Nam hiện nay.
Như vậy, nếu không vì chuyện ngần ngại đền bù oan sai, chấp nhận kháng nghị giám đốc, có lẽ các vị trong Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã có thể tuyên rằng chưa đủ cơ sở pháp lý để xem hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức là “lật đổ chính quyền nhân dân”; vì việc kêu gọi cải cách kinh tế, cải cách đường lối chính trị của ông Thức không nhằm thay đổi “chính quyền nhân dân”, mà chỉ nhằm giúp đất nước phát triển tốt hơn – tương tự như kêu gọi một cuộc cách mạng 4.0 hiện nay của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tương tự, hoàn toàn không thuyết phục khi người được cho là ‘đầu vụ án’ lại được phóng thích với yêu cầu phải rời Việt Nam, thì ông Nguyễn Bắc Truyển lại tiếp tục chịu mức án tù 11 năm về những hành vi được chính các bút lục vụ án thể hiện, là ông đã rời Hội Anh em dân chủ ngay khi Hội này vừa thành lập, và ông cũng không thực hiện bất kỳ hành động nào trong phạm vi điều chỉnh của Điều 79, Bộ Luật Hình sự 1999.
Trong trường hợp ‘vuốt mặt nể mũi’, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao có thể vận dụng Công văn số 04/TANDTC-PC, do phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, ông Nguyễn Trí Tuệ ký ngày 09 tháng 01 năm 2018.
Theo đó, “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), khi xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm và thi hành án hình sự cần áp dụng Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau [trích]: (…) b) Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích”.
So với vụ án “lật đổ chính quyền nhân dân” tuyên hôm chiều 22-8-2018, thì cả ông Thức lẫn ông Truyển, nếu vẫn giữ nguyên cáo buộc về tội danh “lật đổ chính quyền nhân dân”, thì chỉ có thể tuyên hai ông mức án tại khoản 3, Điều 109 Bộ Luật hình sự 2015: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Cả ông Thức và ông Truyển đều có thể được trả tự do theo đúng quy định của pháp luật, mà không cần viện dẫn đến Luật Đặc xá.