(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính phủ Australia cần gây sức ép để chính phủ Việt Nam phóng thích những người bị giam, giữ vì lý do chính trị, chấm dứt đàn áp quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội; và áp dụng các biện pháp nhằm chấm dứt nạn công an bạo hành.
Đợt đối thoại nhân quyền Australia-Việt Nam lần thứ 15 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng Tám năm 2018 tại Hà Nội.
“Trong năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy có sự tăng vọt về số lượng các án tù nặng nề đối với những người ôn hòa kêu gọi dân chủ và chấm dứt chế độ độc đảng ở Việt Nam,” Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Australia cần gây sức ép để Việt Nam ấn định các mốc cụ thể và khả chứng nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của mình.”
Trong tám tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã kết án ít nhất là 28 nhà hoạt động và blogger, cao hơn con số 24 của cả năm 2017.
Trong một tờ trình gửi chính phủ Australia hồi tháng Bảy, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị rằng chính phủ Australia cần tập trung để đạt kết quả về yêu cầu phóng thích những người bị giam, giữ vì lý do chính trị ở Việt Nam và gây sức ép khiến chính quyền Việt Nam chấm dứt nạn bạo hành của công an. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đề nghị chính phủ Australia gây sức ép để Việt Nam chấm dứt việc hạn chế một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do nhóm họp, tự do đi lại và tự do tôn giáo.
Tại các phiên tòa khác nhau ngay trong tháng Tư, các tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát đã kết án tám thành viên của Hội Anh em Dân chủ, nhiều người trong đó là nhà bất đồng chính kiến đã từng bị tù đày, từ 7 đến 15 năm tù giam. Họ là Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân. Chủ yếu do sức ép quốc tế, vào tháng Sáu, chính quyền Việt Nam cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đi lưu vong tại Đức. Chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động tôn giáo Đinh Diêm 16 năm tù trong một phiên tòa vào tháng Bảy, và nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng 20 năm tù vào tháng Tám.
“Rất nhiều người dân Việt Nam đang bị giam, giữ chỉ vì thực hành các quyền cơ bản mà người dân Australia đương nhiên được hưởng,” cô Pearson nói. “Chính quyền Australia cần gây sức ép với các nhà lãnh đạo Việt Nam, cả trong những dịp công khai và gặp riêng tư, để phóng thích ngay lập tức những người bị giam, giữ vì lý do chính trị.”
Chính quyền Việt Nam cũng gia tăng đàn áp trên mạng. Tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam thông qua một bộ luật an ninh mạng có rất nhiều vấn đề, và bị phê phán rộng rãi ở cả trong nước Việt Nam và trên thế giới. Theo bộ luật mới này, sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2019, các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải dỡ bỏ các nội dung có vấn đề trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an.
Các công ty cung cấp internet cũng bị yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, xác thực thông tin người sử dụng, và cung cấp thông tin người sử dụng khi nhà cầm quyền yêu cầu, mà không cần có văn bản của tòa án, tất cả các nội dung đó đều đe dọa quyền bảo mật thông tin cá nhân và có thể tạo điều kiện cho chính quyền đàn áp mạnh tay hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc hoạt động trên mạng.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xét nội dung Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương giữa Australia và Việt Nam, là thỏa thuận có bao gồm các điều khoản bảo vệ thông tin cá nhân, chính phủ Australia cần nêu quan ngại về các tác hại của bộ luật an ninh mạng và yêu cầu Việt Nam hoãn thực thi bộ luật này.
Tháng Ba, Australia và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ theo một hiệp định đối tác chiến lược mới, nhưng tuyên bố chung không đề cập gì tới nhân quyền ngoài việc đơn thuần ghi nhận đối thoại thường niên.
“Với hồ sơ nhân quyền tồi tệ lâu dài của Việt Nam, Australia không nên tưởng thưởng Việt Nam bằng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn và các hợp đồng thương mại nếu không đạt được các tiến bộ khả chứng về nhân quyền,” cô Pearson nói. “Nhân quyền không nên bị hạ cấp thành các cuộc đối thoại kín hàng năm, mà cần được đặt vào vị trí trung tâm và tiền cảnh của mọi cuộc thảo luận giữa các quan chức cao cấp hai nước Australia và Việt Nam.”
August 27, 2018
Australia: Hãy gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền có hệ thống
by Nhan Quyen • [Human Rights]
(Sydney) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính phủ Australia cần gây sức ép để chính phủ Việt Nam phóng thích những người bị giam, giữ vì lý do chính trị, chấm dứt đàn áp quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội; và áp dụng các biện pháp nhằm chấm dứt nạn công an bạo hành.
Đợt đối thoại nhân quyền Australia-Việt Nam lần thứ 15 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28 tháng Tám năm 2018 tại Hà Nội.
“Trong năm vừa qua, chúng tôi nhận thấy có sự tăng vọt về số lượng các án tù nặng nề đối với những người ôn hòa kêu gọi dân chủ và chấm dứt chế độ độc đảng ở Việt Nam,” Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Australia cần gây sức ép để Việt Nam ấn định các mốc cụ thể và khả chứng nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền yếu kém của mình.”
Trong tám tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã kết án ít nhất là 28 nhà hoạt động và blogger, cao hơn con số 24 của cả năm 2017.
Trong một tờ trình gửi chính phủ Australia hồi tháng Bảy, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị rằng chính phủ Australia cần tập trung để đạt kết quả về yêu cầu phóng thích những người bị giam, giữ vì lý do chính trị ở Việt Nam và gây sức ép khiến chính quyền Việt Nam chấm dứt nạn bạo hành của công an. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đề nghị chính phủ Australia gây sức ép để Việt Nam chấm dứt việc hạn chế một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến, tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do nhóm họp, tự do đi lại và tự do tôn giáo.
Related Content
Tại các phiên tòa khác nhau ngay trong tháng Tư, các tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát đã kết án tám thành viên của Hội Anh em Dân chủ, nhiều người trong đó là nhà bất đồng chính kiến đã từng bị tù đày, từ 7 đến 15 năm tù giam. Họ là Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân. Chủ yếu do sức ép quốc tế, vào tháng Sáu, chính quyền Việt Nam cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đi lưu vong tại Đức. Chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động tôn giáo Đinh Diêm 16 năm tù trong một phiên tòa vào tháng Bảy, và nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng 20 năm tù vào tháng Tám.
“Rất nhiều người dân Việt Nam đang bị giam, giữ chỉ vì thực hành các quyền cơ bản mà người dân Australia đương nhiên được hưởng,” cô Pearson nói. “Chính quyền Australia cần gây sức ép với các nhà lãnh đạo Việt Nam, cả trong những dịp công khai và gặp riêng tư, để phóng thích ngay lập tức những người bị giam, giữ vì lý do chính trị.”
Vào tháng Sáu, các cuộc biểu tình nổ ra khắp toàn quốc để phản đối dự luật của chính quyền Việt Nam về các đặc khu kinh tế và an ninh mạng. Các lực lượng an ninh Việt Nam đánh đập và bắt giữ nhiều người biểu tình.
Các nhà hoạt động và blogger là nạn nhân thường xuyên của các vụ hành hung. Vào tháng Sáu nhiều người mặc thường phục xông vào tư gia của nhà hoạt động tôn giáo đạo Cao Đài, Hứa Phi, rồi đánh đập và cắt râu ông. Ông Hứa Phi kể với phóng viên Đài Á châu Tự do rằng ông nghĩ vụ tấn công có thể liên quan đến việc ông được mời tới gặp các nhà ngoại giao Australia vào ngày 25 tháng Sáu ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn chuẩn bị cho cuộc đối thoại nhân quyền.
Trong tháng Sáu và tháng Bảy, cũng ở tỉnh Lâm Đồng, những người lạ mặt ném đá và vật liệu nổ tự tạo vào nhà riêng của một nhà hoạt động vì người lao động cũng là một cựu tù nhân chính trị, Đỗ Thị Minh Hạnh. Tháng Tám, an ninh đánh đập tàn bạo blogger Phạm Đoan Trang, ca sĩ Nguyễn Tín, và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Đăng Cao Đại sau khi bố ráp một buổi biểu diễn ca nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính quyền Việt Nam cũng gia tăng đàn áp trên mạng. Tháng Sáu, Quốc hội Việt Nam thông qua một bộ luật an ninh mạng có rất nhiều vấn đề, và bị phê phán rộng rãi ở cả trong nước Việt Nam và trên thế giới. Theo bộ luật mới này, sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2019, các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải dỡ bỏ các nội dung có vấn đề trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an.
Các công ty cung cấp internet cũng bị yêu cầu phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, xác thực thông tin người sử dụng, và cung cấp thông tin người sử dụng khi nhà cầm quyền yêu cầu, mà không cần có văn bản của tòa án, tất cả các nội dung đó đều đe dọa quyền bảo mật thông tin cá nhân và có thể tạo điều kiện cho chính quyền đàn áp mạnh tay hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc hoạt động trên mạng.
Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xét nội dung Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương giữa Australia và Việt Nam, là thỏa thuận có bao gồm các điều khoản bảo vệ thông tin cá nhân, chính phủ Australia cần nêu quan ngại về các tác hại của bộ luật an ninh mạng và yêu cầu Việt Nam hoãn thực thi bộ luật này.
Tháng Ba, Australia và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ theo một hiệp định đối tác chiến lược mới, nhưng tuyên bố chung không đề cập gì tới nhân quyền ngoài việc đơn thuần ghi nhận đối thoại thường niên.
“Với hồ sơ nhân quyền tồi tệ lâu dài của Việt Nam, Australia không nên tưởng thưởng Việt Nam bằng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn và các hợp đồng thương mại nếu không đạt được các tiến bộ khả chứng về nhân quyền,” cô Pearson nói. “Nhân quyền không nên bị hạ cấp thành các cuộc đối thoại kín hàng năm, mà cần được đặt vào vị trí trung tâm và tiền cảnh của mọi cuộc thảo luận giữa các quan chức cao cấp hai nước Australia và Việt Nam.”