Anh Lê Văn Thương, từng sĩ quan pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp bậc thượng úy), và anh cũng là đảng viên đảng CSVN. Vài năm trước, anh Thương đã tự nguyện xin rời bỏ quân ngũ quân đội, cũng như bỏ đảng bằng cách từ bỏ sinh hoạt đảng, để dấn thân tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
|
Nhà hoạt động Trịnh Kim Tiến cũng có người cha là nạn nhân của nạn ‘chết bất kỳ tử trong đồn công an’ vào năm 2011. Ảnh: OnTheNet |
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 28/8/2018
Gần đây, anh nhận được giấy mời ‘làm việc’ của Công an Tp. Quảng Ngãi. Lo ngại cho sự an toàn của mình, anh Thương viết trên Facebook: ‘Nếu ngày mai mình không về, không có tương tác trên hoạt động Facebook, kính nhờ các anh chị em chia sẻ giúp thông điệp này để mọi người được biết. Địa chỉ của mình: thôn An Tân, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi’.
Từng là một sĩ quan quân đội, được huấn luyện trong môi trường kỷ luật thép, những chính bản thân anh Thương cũng nhận thức sự ‘thiếu an oàn’ khi làm việc với bên công an, trong bối cảnh, nhiều cái chết bất ngờ đã và đang tiếp tục xảy ra ở nhiều đồn công an trên khắp tỉnh thành Việt nam.
Công an và giấy mời với vỏn vẹn hai chữ ‘làm việc’, dĩ nhiên, cách đưa giấy mời này thể hiện thái độ trịch trượng, vừa thể hiện tính chất không tôn trọng luật pháp (mà ở đây là Bộ luật tố tụng hình sự). Nhưng thái độ và cung cách làm việc kiểu ‘quan liêu’ này vẫn duy trì trong rất nhiều thập niên qua, bởi công an trong thể chế XHCN luôn mang trong mình sự kiêu ngạo cộng sản.
|
Nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị bức tử bởi 5 công an thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) vào năm 2014 đã gây phẫn nộ dư luận đến mức đích thân ông Chủ tịch nước Trường Tấn Sang đã yêu cầu xử lý nghiêm vụ sử dụng nhục hình này. Ảnh: PLO |
Nạn nhân khi ra khỏi đồn với đầy vết thương tích trên người vô tình tạo nên hình ảnh công an là hung thần, tương đương với hung thần xa lộ, nơi những cái chết không hề được báo trước. Nhưng tính hung thần này được xem là đặc quyền bất khả xâm phạm, nên bấy lâu nay, nếu ai đụng chạm hay chạm vạch vào những sai phạm về mặt quyền lực của giới công an, không sớm thì muộn sẽ phải ‘trả giá bất ngờ’.
Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) với số tù nặng tay trong phiên tòa từ sơ thẩm đến phúc thẩm có một phần từ hoạt động ghi nhận những cái chết bất tử trong đồn công an, sau đó bà đã gửi đến các đại sứ nước ngoài nhằm lên án nó. Những hoạt động này của Mẹ Nấm được xem như là hành vi ‘bôi nhọ’ giới công an, và lệ thường được hiểu là một ‘hành vi tăng nặng’ khi phán xét tội.
Chạm tới công an và những lợi ích của họ được xem như một hành vi vượt barrie đỏ, và trạng thái này chỉ được thấy trong một hệ xã hội ‘công an trị’.
Chính yếu tố sợ hãi, kiềm kẹp và vùng cấm, đã tạo nên một hệ thống giúp đảm bảo giữ vững an ninh chính trị của nhà nước Việt nam hiện tại. Chỉ cần gữ được hệ thống công an với sức chiến đấu tối đa cho giới cầm quyền, thì chế độ sẽ còn tiếp tục được trường tồn cùng dân tộc.
Ở một góc nhìn nào đó, Công an Việt nam thừa kế tốt nhất đặc tính hiếu chiến của người Việt và thói kiêu ngạo của chủ nghĩa cộng sản. Một hình hài rất tốt và đảm bảo một sự quyết liệt cần thiết để tiến hành các hoạt động ‘trấn áp và trấn áp’.
Nếu được lựa chọn, thì có lẽ công an Việt nam xứng đáng là học trò xuất sắc của ngành công an Liên Xô, những người được V.Lenin khai sinh để củng cố quyền lực Bolshevik, điều tra những người ‘phản kháng’, dập tắt sự chống đối trong chế độ. Những người mà dưới tài năng của ‘lãnh tụ Stalin’, tập hợp trong cái gọi là ‘Cơ quan Nội vụ nhân dân’, tiến hành hoạt động khủng bố từ những năm 1930 với khẩu hiệu rất gắt gao: ‘kẻ thù xảo quyệt… hãy cảnh giác’.
Nhóm công an, trong đó có đội ngũ mật vụ Liên Xô đã tìm cách lật tung lý lịch cá nhân và gia định những nghi phạm trong mắt họ bao gồm: trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu cũ; người được giáo dục trước cách mạng vĩ đại (1917); người bất đồng chính kiến; người nước ngoài; người có người thân nước ngoài; và tín đồ tôn giáo.
|
Đỗ Đăng Dư (SN 1998 ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong sau 2 tháng tạm giam vì bị phù nề não, sưng gáy, tím 2 bên vùng thái dương do bị đánh. Ảnh: Facebook |
Họ bắt đầu như thế nào? Đó là bắt đầu với các nghi phạm thông thường, nếu như ‘kẻ thù’ che giấu ý định của họ, thì công an Liên Xô sẽ bắt đầu bằng thứ mà không ai có thể che giấu: lịch sử cá nhân và gia đình.
Con số 5% hay được dùng trong một cuộc cách mạng chuyển đổi chế độ hiện nay có thể xuất phát từ mục tiêu 5% mà Stalin đặt ra để đánh giá ‘đạt được’ nếu đó là số lượng người bị giết/ bắt giữ là ‘kẻ thù’. Và khi Stalin qua đời, các nghi phạm thông thường không còn bị giết hoặc bị cầm tù , nhưng họ vẫn bị giám sát – tình trạng này ở Việt nam gọi là ‘giám sát từ xa’ hay như cách gọi của các nhà hoạt động Việt nam là ‘bánh canh’.
Lenin hay Stalin luôn khuyến khích sử dụng khủng bố và bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Vào năm 1938, hơn 12 triệu người đã bị bắt, vì bị coi là ‘Kẻ thù của nhân dân’ hay ‘kẻ thù của nhà nước’.
Thực tế, Công an Việt nam cũng vậy, nhưng tính chất giai cấp giảm đi, trong khi tính bảo vệ đặc quyền thân hữu lại gia tăng lên, tất nhiên – núp bóng dưới cái gọi là ‘bảo vệ chế độ, nhà nước’. Và khi tình trạng kinh tế – xã hội càng bất ổn, thì nạn bắt bớ càng gia tăng với mức chóng mặt. Sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook (công cụ gián tiếp phát tiếng nói người dân) chỉ làm ‘khựng’ lại tạm thời các hoạt động bạo lực, chứ không làm dừng hẳn hoạt động bạo lực.
Triệt tiêu trong bạo lực?
Công an và nhiệm vụ công an dựa trên sự thu thập tin tức, đặc biệt là trong dân. Nhưng khi tình trạng ‘cái chết bất đắc dĩ’ trong đồn công an liên tiếp xảy ra, do vậy – nó đồng thời tạo nên hai thái cực: vừa phẫn nộ, lại vừa sợ hãi.
Trong một hệ thống thể chế mà người dân không liên hệ được với nhau, sự sợ hãi gia tăng mạnh hơn sự phẫn nộ. Nhưng khi những chủ thể đơn lẻ được kết nối qua mạng xã hội thì điều này lại hoàn toàn khác, sự phẫn nộ gia tăng trước trạng thái bạo lực.
Vấn đề đi xa hơi, tình trạng bạo lực của công an gây ra sự chán ghét và quay lưng của người dân. Một trạng thái bất hợp tác vô hình được xác lập trong họ, và chính từ đây, bản thân phía công an mất dần đi cái gọi là ‘nguồn tin trong nhân dân’.
Phía công an có thể tìm cách gia tăng số lượng người để kiểm soát hoạt động trong xã hội, ví dụ 5 dân bị kiểm soát bởi 1 công an. Nhưng chỉ số dân tiếp tục tăng lên, hoạt động bạo lực gia tăng, tính thông tin trong dân giảm, và công an buộc gia tăng số lượng đến mức không kiểm soát số lượng. Cho đến một lúc, lợi quyền của phía công an do ngân sách quốc gia buộc phải chi ra không còn đủ, thì mối quan hệ giữa nội bộ công an và chính quyền sẽ xuất hiện vết nứt (đây là hai thực thể, không phải là một – bản thân ngành Công an là siêu bộ).
|
Hiện trường nam thanh niên chết trong nhà giam Công an huyện Đại Lộc. Ảnh: VTCnews |
Không phải ngẫu nhiên mà công an xã, hay thậm chí là hệ thống công an viên ở cấp xã không phải là một vị trí ‘đẹp đẽ’ mà nhiều người muốn ngồi vào. Lý do: lương thấp, phúc lợi so với công an chính quy kém, trong khi hình ảnh trong người dân có phần xấu đi. Và khi đồng tiền không đủ nuôi, thì nhiều công an viên cũng buộc phải xin thôi việc để ra ngoài kiếm sống. Nếu nhìn rộng hơn, bộ máy công an không dừng lại ở số lượng giới hạn, buộc phải gia tăng, buộc phải phát triển một nguồn lực lớn để giữ vững an ninh chính trị, nhất là hệ thống an ninh nhằm kiểm soát số lượng người bất đồng chính kiến đang gia tăng nhanh trong xã hội. Và bằng cách này, bản chất bạo lực bạo lực càng gia tăng, khiến phía công an càng đưa mình vào chỗ chết, chết vì đánh mất niềm tin trong dân, chết vì ngân khố quốc gia đang ngày càng cạn kiệt.
Khi dân còn e ngại sự an toàn khi lên làm việc với công an với số lượng ngày càng gia tăng, thì công an có thể sẽ dần chuyển biến sang trạng thái bạo lực mới, mà trong mắt người dân là – ‘khủng bố’. Và điều này như đã đề cập trên, nó thực sự không tốt. Ít nhất bạo lực sẽ chôn vùi bạo lực, kiêu ngạo sẽ chôn vùi sự kiêu ngạo.
August 28, 2018
Đối diện với công an: từ sợ hãi đến lo ngại!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Anh Lê Văn Thương, từng sĩ quan pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam (cấp bậc thượng úy), và anh cũng là đảng viên đảng CSVN. Vài năm trước, anh Thương đã tự nguyện xin rời bỏ quân ngũ quân đội, cũng như bỏ đảng bằng cách từ bỏ sinh hoạt đảng, để dấn thân tham gia đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 28/8/2018
Gần đây, anh nhận được giấy mời ‘làm việc’ của Công an Tp. Quảng Ngãi. Lo ngại cho sự an toàn của mình, anh Thương viết trên Facebook: ‘Nếu ngày mai mình không về, không có tương tác trên hoạt động Facebook, kính nhờ các anh chị em chia sẻ giúp thông điệp này để mọi người được biết. Địa chỉ của mình: thôn An Tân, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi’.
Lo ngại sự an toàn
Từng là một sĩ quan quân đội, được huấn luyện trong môi trường kỷ luật thép, những chính bản thân anh Thương cũng nhận thức sự ‘thiếu an oàn’ khi làm việc với bên công an, trong bối cảnh, nhiều cái chết bất ngờ đã và đang tiếp tục xảy ra ở nhiều đồn công an trên khắp tỉnh thành Việt nam.
Công an và giấy mời với vỏn vẹn hai chữ ‘làm việc’, dĩ nhiên, cách đưa giấy mời này thể hiện thái độ trịch trượng, vừa thể hiện tính chất không tôn trọng luật pháp (mà ở đây là Bộ luật tố tụng hình sự). Nhưng thái độ và cung cách làm việc kiểu ‘quan liêu’ này vẫn duy trì trong rất nhiều thập niên qua, bởi công an trong thể chế XHCN luôn mang trong mình sự kiêu ngạo cộng sản.
Nạn nhân khi ra khỏi đồn với đầy vết thương tích trên người vô tình tạo nên hình ảnh công an là hung thần, tương đương với hung thần xa lộ, nơi những cái chết không hề được báo trước. Nhưng tính hung thần này được xem là đặc quyền bất khả xâm phạm, nên bấy lâu nay, nếu ai đụng chạm hay chạm vạch vào những sai phạm về mặt quyền lực của giới công an, không sớm thì muộn sẽ phải ‘trả giá bất ngờ’.
Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) với số tù nặng tay trong phiên tòa từ sơ thẩm đến phúc thẩm có một phần từ hoạt động ghi nhận những cái chết bất tử trong đồn công an, sau đó bà đã gửi đến các đại sứ nước ngoài nhằm lên án nó. Những hoạt động này của Mẹ Nấm được xem như là hành vi ‘bôi nhọ’ giới công an, và lệ thường được hiểu là một ‘hành vi tăng nặng’ khi phán xét tội.
Chạm tới công an và những lợi ích của họ được xem như một hành vi vượt barrie đỏ, và trạng thái này chỉ được thấy trong một hệ xã hội ‘công an trị’.
Chính yếu tố sợ hãi, kiềm kẹp và vùng cấm, đã tạo nên một hệ thống giúp đảm bảo giữ vững an ninh chính trị của nhà nước Việt nam hiện tại. Chỉ cần gữ được hệ thống công an với sức chiến đấu tối đa cho giới cầm quyền, thì chế độ sẽ còn tiếp tục được trường tồn cùng dân tộc.
Sự kế thừa hoàn hảo?
Ở một góc nhìn nào đó, Công an Việt nam thừa kế tốt nhất đặc tính hiếu chiến của người Việt và thói kiêu ngạo của chủ nghĩa cộng sản. Một hình hài rất tốt và đảm bảo một sự quyết liệt cần thiết để tiến hành các hoạt động ‘trấn áp và trấn áp’.
Nếu được lựa chọn, thì có lẽ công an Việt nam xứng đáng là học trò xuất sắc của ngành công an Liên Xô, những người được V.Lenin khai sinh để củng cố quyền lực Bolshevik, điều tra những người ‘phản kháng’, dập tắt sự chống đối trong chế độ. Những người mà dưới tài năng của ‘lãnh tụ Stalin’, tập hợp trong cái gọi là ‘Cơ quan Nội vụ nhân dân’, tiến hành hoạt động khủng bố từ những năm 1930 với khẩu hiệu rất gắt gao: ‘kẻ thù xảo quyệt… hãy cảnh giác’.
Nhóm công an, trong đó có đội ngũ mật vụ Liên Xô đã tìm cách lật tung lý lịch cá nhân và gia định những nghi phạm trong mắt họ bao gồm: trẻ em thuộc tầng lớp thượng lưu cũ; người được giáo dục trước cách mạng vĩ đại (1917); người bất đồng chính kiến; người nước ngoài; người có người thân nước ngoài; và tín đồ tôn giáo.
Họ bắt đầu như thế nào? Đó là bắt đầu với các nghi phạm thông thường, nếu như ‘kẻ thù’ che giấu ý định của họ, thì công an Liên Xô sẽ bắt đầu bằng thứ mà không ai có thể che giấu: lịch sử cá nhân và gia đình.
Con số 5% hay được dùng trong một cuộc cách mạng chuyển đổi chế độ hiện nay có thể xuất phát từ mục tiêu 5% mà Stalin đặt ra để đánh giá ‘đạt được’ nếu đó là số lượng người bị giết/ bắt giữ là ‘kẻ thù’. Và khi Stalin qua đời, các nghi phạm thông thường không còn bị giết hoặc bị cầm tù , nhưng họ vẫn bị giám sát – tình trạng này ở Việt nam gọi là ‘giám sát từ xa’ hay như cách gọi của các nhà hoạt động Việt nam là ‘bánh canh’.
Lenin hay Stalin luôn khuyến khích sử dụng khủng bố và bạo lực để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế. Vào năm 1938, hơn 12 triệu người đã bị bắt, vì bị coi là ‘Kẻ thù của nhân dân’ hay ‘kẻ thù của nhà nước’.
Thực tế, Công an Việt nam cũng vậy, nhưng tính chất giai cấp giảm đi, trong khi tính bảo vệ đặc quyền thân hữu lại gia tăng lên, tất nhiên – núp bóng dưới cái gọi là ‘bảo vệ chế độ, nhà nước’. Và khi tình trạng kinh tế – xã hội càng bất ổn, thì nạn bắt bớ càng gia tăng với mức chóng mặt. Sự xuất hiện của mạng xã hội Facebook (công cụ gián tiếp phát tiếng nói người dân) chỉ làm ‘khựng’ lại tạm thời các hoạt động bạo lực, chứ không làm dừng hẳn hoạt động bạo lực.
Triệt tiêu trong bạo lực?
Công an và nhiệm vụ công an dựa trên sự thu thập tin tức, đặc biệt là trong dân. Nhưng khi tình trạng ‘cái chết bất đắc dĩ’ trong đồn công an liên tiếp xảy ra, do vậy – nó đồng thời tạo nên hai thái cực: vừa phẫn nộ, lại vừa sợ hãi.
Trong một hệ thống thể chế mà người dân không liên hệ được với nhau, sự sợ hãi gia tăng mạnh hơn sự phẫn nộ. Nhưng khi những chủ thể đơn lẻ được kết nối qua mạng xã hội thì điều này lại hoàn toàn khác, sự phẫn nộ gia tăng trước trạng thái bạo lực.
Vấn đề đi xa hơi, tình trạng bạo lực của công an gây ra sự chán ghét và quay lưng của người dân. Một trạng thái bất hợp tác vô hình được xác lập trong họ, và chính từ đây, bản thân phía công an mất dần đi cái gọi là ‘nguồn tin trong nhân dân’.
Phía công an có thể tìm cách gia tăng số lượng người để kiểm soát hoạt động trong xã hội, ví dụ 5 dân bị kiểm soát bởi 1 công an. Nhưng chỉ số dân tiếp tục tăng lên, hoạt động bạo lực gia tăng, tính thông tin trong dân giảm, và công an buộc gia tăng số lượng đến mức không kiểm soát số lượng. Cho đến một lúc, lợi quyền của phía công an do ngân sách quốc gia buộc phải chi ra không còn đủ, thì mối quan hệ giữa nội bộ công an và chính quyền sẽ xuất hiện vết nứt (đây là hai thực thể, không phải là một – bản thân ngành Công an là siêu bộ).
Không phải ngẫu nhiên mà công an xã, hay thậm chí là hệ thống công an viên ở cấp xã không phải là một vị trí ‘đẹp đẽ’ mà nhiều người muốn ngồi vào. Lý do: lương thấp, phúc lợi so với công an chính quy kém, trong khi hình ảnh trong người dân có phần xấu đi. Và khi đồng tiền không đủ nuôi, thì nhiều công an viên cũng buộc phải xin thôi việc để ra ngoài kiếm sống. Nếu nhìn rộng hơn, bộ máy công an không dừng lại ở số lượng giới hạn, buộc phải gia tăng, buộc phải phát triển một nguồn lực lớn để giữ vững an ninh chính trị, nhất là hệ thống an ninh nhằm kiểm soát số lượng người bất đồng chính kiến đang gia tăng nhanh trong xã hội. Và bằng cách này, bản chất bạo lực bạo lực càng gia tăng, khiến phía công an càng đưa mình vào chỗ chết, chết vì đánh mất niềm tin trong dân, chết vì ngân khố quốc gia đang ngày càng cạn kiệt.
Khi dân còn e ngại sự an toàn khi lên làm việc với công an với số lượng ngày càng gia tăng, thì công an có thể sẽ dần chuyển biến sang trạng thái bạo lực mới, mà trong mắt người dân là – ‘khủng bố’. Và điều này như đã đề cập trên, nó thực sự không tốt. Ít nhất bạo lực sẽ chôn vùi bạo lực, kiêu ngạo sẽ chôn vùi sự kiêu ngạo.