Tình trạng người dân chết bất minh trong đồn công an vẫn tiếp tục diễn ra. Gia đình các nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra vì thân nhân của họ chết một cách oan ức; thế nhưng tiếng kêu của họ không hề được đáp ứng.
Trường hợp chết trong đồn công an gần đây nhất xảy ra ở Hà Nội. Nạn nhân là ông Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1979, được thông báo là đã qua đời ở bệnh viện đa khoa Hà Đông hôm 24 tháng 8 năm 2018 sau khoảng 1 tuần lễ bị giam giữ. Người nhà nghi ngờ ông bị đánh chết trong trại tạm giam, trong khi đó công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa cho biết ông Long cắn lưỡi tự tử.
Gia đình nạn nhân nói với RFA rằng bác sĩ cho biết ông Long bị chảy máu tai, tụ máu mà chết. Khi khám nghiệm tử thi, gia đình thấy phía đằng sau đầu của ông Long có một vết lõm rất to, đến khi mổ ra thì xương sườn bị gãy 4 cái mà tim thì tụ một cục máu, mật sưng to, các nội tạng khác đều bị sưng.
Đây không phải là trường hợp hiếm hoi một công dân chết trong đồn công an và được phía cơ quan chức năng nói là tự tử. Trước đây, nhiều gia đình đã làm đơn kêu cứu khi phát hiện kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy người thân của họ có dấu hiệu bị đánh, nhưng không một cơ quan chức năng nào vào cuộc làm rõ. Dần dần, các vụ án chìm vào im lặng.
RFA trao đổi với luật sư Phạm Công Út, người mới bị Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tước thẻ hành nghề luật sư trong một vụ việc dân sự và cũng là người từng tham gia tư vấn cho nhiều vụ nạn nhân bị dùng nhục hình đến chết trong đồn công an. Luật sư Út đưa ra những nguyên nhân nhiều vụ chết trong đồn công an không được điều tra:
Để giải oan cho người chết đó, thì sẽ có rất nhiều người khác “chết” theo. Ví dụ lãnh đạo của hai cơ quan giam giữ và cơ quan điều tra. Hai cơ quan này tuy tách rời nhưng chịu sự lãnh đạo của 1 người đứng đầu, ví dụ là trưởng công an huyện hay giám đốc sở công an. Cho nên nếu làm rõ ra, thứ nhất người nào làm cho nạn nhân chết sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng vấn đề còn lại là những người không trực tiếp gây ra cái chết nhưng trong khi quản lý thiếu trách nhiệm để dẫn tới cái chết đó thì vẫn có thể bị khởi tố. Để giải oan cho một người bị nhục hình thì sẽ có khoảng 6-7 người bị khởi tố.
Để giải oan cho người chết đó, thì sẽ có rất nhiều người khác “chết” theo.
– LS Phạm Công Út
Luật sư Phạm Công Út lấy ví dụ vụ Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên bị dùng nhục hình đến chết, không chỉ riêng những người trực tiếp đánh ông Kiều mà ngay cả trưởng công an huyện cũng bị khởi tố.
Vụ việc này theo ông là một bài học cho các địa phương khác. Họ vẫn khởi tố vụ án, nhưng nói rằng không khởi tố bị can được do không tìm ra hung thủ trực tiếp. Một ví dụ điển hình khác là vụ Nguyễn Văn Đức ở Vĩnh Long mà chính luật sư Phạm Công Út là người tư vấn. Đến bây giờ, cơ quan chức năng vẫn nói là chưa tìm ra hung thủ trực tiếp đánh chết anh Đức.
Ông giải thích, một vụ nhục hình bị đưa ra ánh sáng thì nhiều người khác “chết theo”, chết ở đây là “chết sự nghiệp chính trị”, có thể tù tội hoặc chịu án treo. Tức là xóa hết quá trình họ phấn đấu lên một chức vụ nào đó. Thứ hai, uy tín của ngành công an sẽ bị mất đi. Họ sẽ không còn được nhìn nhận như “những người bạn dân” nữa, mà bị coi là những kẻ “hung dữ, mất hết tính người”.
Ngành công an và quân đội của VN có thể được coi là ngành quan tâm nhiều nhất đến “thể diện”. Điều này được chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng thừa nhận. Ông Trọng nói rằng ngành công an, quân đội xin được xử kín những vụ tham nhũng để giữ danh tiếng nhưng ông Trọng không đồng ý.
Vợ và con trai ông Hoàng Tuấn Long ở đám tang của ông ở Hà Nội hôm 26/8/2018 Courtesy FB NamAnh
Chúng tôi cũng nêu câu hỏi về sự bao che từ cấp trên xuống cấp dưới trong các vụ chết trong đồn công an với luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Luật sư Thuận nhận định:
Cái việc bao che hay không cũng phải thông qua thực tế, nhưng trong một tổ chức bao giờ cũng có một đường dây người ta gọi là nhóm lợi ích, phe phái, thì họ cũng “đỡ đòn” cho nhau. Chính như vậy nên vừa qua có một số vụ án lớn, tham nhũng rồi đánh bạc cả nghìn tỷ, một số tướng lãnh bị bắt giam. Tất cả là do sự bao che cho nhau dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế.
Bộ Công an VN cho biết trong 3 năm kể từ năm 2011 đến 2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại trạm giam. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.
Kể từ năm 2015 đến nay chưa có một số liệu chính thức nào được công bố về số vụ chết trong đồn công an. Nhưng một số nguồn thống kê không chính thức cho biết năm 2017 đã xảy ra 13 vụ. Trong đó một số trường hợp tương tự khiến dư luận đặc biệt quan tâm có thể nêu ra gồm trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, 38 tuổi bị chết trong trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 5 với thông báo là nạn nhân này đã dùng dao rọc giấy cắt cổ tự sát. Trường hợp khác là thanh niên Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, trong thời gian bị tạm giữ tại đồn Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hồi đầu tháng 7 vừa qua, được nói cởi áo tự thắt cổ đến chết. Trường hợp khác là Võ Tấn Minh ở Phan Rang – Tháp Chàm, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bị bể hộp sọ và nát phổi dẫn đến chết. Viện kiểm sát Nhân dân Ninh Thuận lúc đó nói rằng đang điều tra vụ án nhưng đến bây giờ vẫn chưa có kết quả nào được công bố.
Các phương tiện nạn nhân dùng để tự tử mà phía cơ quan chức năng đưa ra thường được cho là rất “tức cười” và “ngây ngô” chẳng hạn như tự tử bằng dây thun quần.
trong một tổ chức bao giờ cũng có một đường dây người ta gọi là nhóm lợi ích, phe phái, thì họ cũng “đỡ đòn” cho nhau.
– LS Trần Quốc Thuận
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định về trách nhiệm của cơ quan chức năng trong các vụ tự tử trong đồn công an:
Nếu chết trong đồn công an, người ta đưa ra giám định cho thấy bị đánh hay thế nào đó chứ không phải tự tử, thì yêu cầu phải làm rõ. Trước hết là thủ trưởng cơ quan đó phải làm rõ, và trên cơ quan đó là cơ quan nào. Nếu chết ở đồn công an xã, phường thì công an quận phải chịu trách nhiệm điều tra. Nếu chết ở đồn công an quận, huyện, thành phố thì cơ quan của tỉnh, trung ương phải có trách nhiệm. Gia đình nạn nhân nên làm đơn gửi khắp, và đề nghị phải điều tra cho rõ. Hiện nay Quốc hội cũng tích cực tham gia vào việc đó, thì cũng nên gửi cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để họ giám sát.
Bây giờ việc đưa lên mạng cũng thuận tiện thì nên đưa kết quả giám định lên, nếu mạng xã hội cùng lên tiếng thì thường họ phải trả lời.
Còn luật sư Phạm Công Út thì nói rằng người dân cần am hiểu luật cơ bản để phòng tránh cho bản thân. Pháp luật VN quy định nghi can bị triệu tập có quyền chỉ trả lời khi có mặt luật sư đại diện. Trước mặt luật sư, công an không thể dùng bạo lực để buộc khai một vấn đề nào đó.
August 30, 2018
Bao che cho nạn bạo hành đến chết trong đồn công an
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tình trạng người dân chết bất minh trong đồn công an vẫn tiếp tục diễn ra. Gia đình các nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng phải điều tra vì thân nhân của họ chết một cách oan ức; thế nhưng tiếng kêu của họ không hề được đáp ứng.
Trường hợp chết trong đồn công an gần đây nhất xảy ra ở Hà Nội. Nạn nhân là ông Hoàng Tuấn Long, sinh năm 1979, được thông báo là đã qua đời ở bệnh viện đa khoa Hà Đông hôm 24 tháng 8 năm 2018 sau khoảng 1 tuần lễ bị giam giữ. Người nhà nghi ngờ ông bị đánh chết trong trại tạm giam, trong khi đó công an phường Thổ Quan, quận Đống Đa cho biết ông Long cắn lưỡi tự tử.
Gia đình nạn nhân nói với RFA rằng bác sĩ cho biết ông Long bị chảy máu tai, tụ máu mà chết. Khi khám nghiệm tử thi, gia đình thấy phía đằng sau đầu của ông Long có một vết lõm rất to, đến khi mổ ra thì xương sườn bị gãy 4 cái mà tim thì tụ một cục máu, mật sưng to, các nội tạng khác đều bị sưng.
Đây không phải là trường hợp hiếm hoi một công dân chết trong đồn công an và được phía cơ quan chức năng nói là tự tử. Trước đây, nhiều gia đình đã làm đơn kêu cứu khi phát hiện kết quả xét nghiệm tử thi cho thấy người thân của họ có dấu hiệu bị đánh, nhưng không một cơ quan chức năng nào vào cuộc làm rõ. Dần dần, các vụ án chìm vào im lặng.
RFA trao đổi với luật sư Phạm Công Út, người mới bị Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tước thẻ hành nghề luật sư trong một vụ việc dân sự và cũng là người từng tham gia tư vấn cho nhiều vụ nạn nhân bị dùng nhục hình đến chết trong đồn công an. Luật sư Út đưa ra những nguyên nhân nhiều vụ chết trong đồn công an không được điều tra:
Để giải oan cho người chết đó, thì sẽ có rất nhiều người khác “chết” theo. Ví dụ lãnh đạo của hai cơ quan giam giữ và cơ quan điều tra. Hai cơ quan này tuy tách rời nhưng chịu sự lãnh đạo của 1 người đứng đầu, ví dụ là trưởng công an huyện hay giám đốc sở công an. Cho nên nếu làm rõ ra, thứ nhất người nào làm cho nạn nhân chết sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng vấn đề còn lại là những người không trực tiếp gây ra cái chết nhưng trong khi quản lý thiếu trách nhiệm để dẫn tới cái chết đó thì vẫn có thể bị khởi tố. Để giải oan cho một người bị nhục hình thì sẽ có khoảng 6-7 người bị khởi tố.
Luật sư Phạm Công Út lấy ví dụ vụ Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên bị dùng nhục hình đến chết, không chỉ riêng những người trực tiếp đánh ông Kiều mà ngay cả trưởng công an huyện cũng bị khởi tố.
Vụ việc này theo ông là một bài học cho các địa phương khác. Họ vẫn khởi tố vụ án, nhưng nói rằng không khởi tố bị can được do không tìm ra hung thủ trực tiếp. Một ví dụ điển hình khác là vụ Nguyễn Văn Đức ở Vĩnh Long mà chính luật sư Phạm Công Út là người tư vấn. Đến bây giờ, cơ quan chức năng vẫn nói là chưa tìm ra hung thủ trực tiếp đánh chết anh Đức.
Ông giải thích, một vụ nhục hình bị đưa ra ánh sáng thì nhiều người khác “chết theo”, chết ở đây là “chết sự nghiệp chính trị”, có thể tù tội hoặc chịu án treo. Tức là xóa hết quá trình họ phấn đấu lên một chức vụ nào đó. Thứ hai, uy tín của ngành công an sẽ bị mất đi. Họ sẽ không còn được nhìn nhận như “những người bạn dân” nữa, mà bị coi là những kẻ “hung dữ, mất hết tính người”.
Ngành công an và quân đội của VN có thể được coi là ngành quan tâm nhiều nhất đến “thể diện”. Điều này được chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng thừa nhận. Ông Trọng nói rằng ngành công an, quân đội xin được xử kín những vụ tham nhũng để giữ danh tiếng nhưng ông Trọng không đồng ý.
Chúng tôi cũng nêu câu hỏi về sự bao che từ cấp trên xuống cấp dưới trong các vụ chết trong đồn công an với luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Luật sư Thuận nhận định:
Cái việc bao che hay không cũng phải thông qua thực tế, nhưng trong một tổ chức bao giờ cũng có một đường dây người ta gọi là nhóm lợi ích, phe phái, thì họ cũng “đỡ đòn” cho nhau. Chính như vậy nên vừa qua có một số vụ án lớn, tham nhũng rồi đánh bạc cả nghìn tỷ, một số tướng lãnh bị bắt giam. Tất cả là do sự bao che cho nhau dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế.
Bộ Công an VN cho biết trong 3 năm kể từ năm 2011 đến 2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại trạm giam. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.
Kể từ năm 2015 đến nay chưa có một số liệu chính thức nào được công bố về số vụ chết trong đồn công an. Nhưng một số nguồn thống kê không chính thức cho biết năm 2017 đã xảy ra 13 vụ. Trong đó một số trường hợp tương tự khiến dư luận đặc biệt quan tâm có thể nêu ra gồm trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, 38 tuổi bị chết trong trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 5 với thông báo là nạn nhân này đã dùng dao rọc giấy cắt cổ tự sát. Trường hợp khác là thanh niên Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, trong thời gian bị tạm giữ tại đồn Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hồi đầu tháng 7 vừa qua, được nói cởi áo tự thắt cổ đến chết. Trường hợp khác là Võ Tấn Minh ở Phan Rang – Tháp Chàm, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bị bể hộp sọ và nát phổi dẫn đến chết. Viện kiểm sát Nhân dân Ninh Thuận lúc đó nói rằng đang điều tra vụ án nhưng đến bây giờ vẫn chưa có kết quả nào được công bố.
Các phương tiện nạn nhân dùng để tự tử mà phía cơ quan chức năng đưa ra thường được cho là rất “tức cười” và “ngây ngô” chẳng hạn như tự tử bằng dây thun quần.
Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định về trách nhiệm của cơ quan chức năng trong các vụ tự tử trong đồn công an:
Nếu chết trong đồn công an, người ta đưa ra giám định cho thấy bị đánh hay thế nào đó chứ không phải tự tử, thì yêu cầu phải làm rõ. Trước hết là thủ trưởng cơ quan đó phải làm rõ, và trên cơ quan đó là cơ quan nào. Nếu chết ở đồn công an xã, phường thì công an quận phải chịu trách nhiệm điều tra. Nếu chết ở đồn công an quận, huyện, thành phố thì cơ quan của tỉnh, trung ương phải có trách nhiệm. Gia đình nạn nhân nên làm đơn gửi khắp, và đề nghị phải điều tra cho rõ. Hiện nay Quốc hội cũng tích cực tham gia vào việc đó, thì cũng nên gửi cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để họ giám sát.
Bây giờ việc đưa lên mạng cũng thuận tiện thì nên đưa kết quả giám định lên, nếu mạng xã hội cùng lên tiếng thì thường họ phải trả lời.
Còn luật sư Phạm Công Út thì nói rằng người dân cần am hiểu luật cơ bản để phòng tránh cho bản thân. Pháp luật VN quy định nghi can bị triệu tập có quyền chỉ trả lời khi có mặt luật sư đại diện. Trước mặt luật sư, công an không thể dùng bạo lực để buộc khai một vấn đề nào đó.