Trước phản ứng dữ dội của nhân dân luật đặc khu hai lần bị hoãn thông qua. Lần đầu sau những cuộc biểu tình khắp ba miền dịp ngày 10/6/2018 quốc hội (QH) phải tạm hoãn thông qua dành kỳ họp vào tháng 10. Tiếp theo, vào kỳ họp tháng 7 của UBTV QH cũng không đưa luật đặc khu vào chương trình nghị sự và hôm 24/8/2018 QH lại thông báo tiếp tục dừng xem xét luật đặc khu “tiếp tục xin ý kiến nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, để hoàn chỉnh dự án luật thông qua vào kỳ họp sau”. Như vậy nhanh nhất luật đặc khu mới được đưa ra xem xét tiếp vào kỳ họp QH tháng 5/2019.
|
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam. Ảnh: VOV |
Trước những động thái lài nhiều người hy vọng nhà cầm quyền sẽ dẹp bỏ đặc khu. Tuy nhiên, theo ý kiến của những người có kinh nhiệm về TQ, quan hệ Việt Trung và những gì đã đầu tư cho dự án này thì rất khó để nhà cầm quyền VN hủy bỏ chương trình đặc khu.
Đặc khu đã được thực hiện cơ bản trên thực tế
Từ năm 2013 ông Phạm Minh Chính bí thư Quảng Ninh đại diện cho phía VN sang Trung Quốc nghiên cứu, bàn bạc rồi cùng họ tới VN khảo sát, thỏa thuận dự án đặc khu Vân Đồn, có buổi ra mắt như một sự khai trương (xem ảnh). Từ đó 3 đặc khu được âm thầm thực hiện và ồ ạt nhất là từ khi ông Trump trúng tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ lập lại trật tự trong thương mại với Trung Quốc. Một trong những hạng mục quan trọng ở khu Vân Đồn là Sân bay Vân Đồn với vốn đầu tư 7.258 tỷ đ (cỡ 2 tỷ USD-quá đắt) được Sungroup hối hả xây dựng từ năm 2015, khai trương ngày 11/7/2018. Cao tốc Hạ Long-Vân Đồn 12.000 tỷ đã cơ bản xong tháng 8/2018. Cao tốc Móng Cái -Vân Đồn nối với Trung Quốc cấp tốc phê duyệt hôm 17/8/2018 với vốn đầu tư 11.190.220 triệu đ.. Các con đường thông với Trung Quốc cũng được nâng cấp cải tạo, từ 2017 xe tự lái Trung Quốc tấp nập đi, về…
Ngoài những khoản “đầu tư nổi” trên còn rất nhiều khoản “đầu tư chìm” của nhiều quan chức, đại gia, cá nhân. Từ năm 2013-2014 khi ba đặc khu trở thành hiện thực dân buôn đất đã thăm dò, sục sạo bao chiếm, đặt cọc mua bán diễn ra rất nhộn nhịp. Đâu đâu cũng nói chuyện đất ở ba đặc khu… Từ năm 2016, 2017 việc cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng diễn ra hối hả, quyết liệt ở Vân Đồn, Phú Quốc, giá đất đẩy lên hàng chục, trăm lần. Nhiều khu rừng, đất nông nghiệp ở Phú Quốc bị tàn phá tan hoang. Có thể nói ba đặc khu đã thực hiện xong quá nửa việc chuẩn bị, “lót ổ chờ rồng lớn”? Việc chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hùng hồn tuyên bố: “Chủ trương đặc khu bộ chính trị đã thông qua, luật không trái hiến pháp phải bàn để ra luật” như một mệnh lệnh, “ván đã đóng thuyền”.
|
Lê Khai thông xe du lịch tự lái qua biên giới tuyến Hạ Long – Quế Lâm. |
Mặc dù đến nay những tham vọng của Trung Quốc dùng các đặc khu làm căn cứ quân sự khép kín “con đường tơ lụa” nhằm khống chế tây Thái Bình Dương, toàn bộ Ấn Độ Dương, bảo đảm vai trò bá chủ những con đường hàng hải trên hai đại dương này tiến tới bá chủ thế giới bị Mỹ, các đồng minh ngăn chặn nhưng các đặc khu vẫn còn nhiều giá trị với TQ. Những gì diễn ra ở các các đặc khu như Boten ở Lào, Shihanouk Vill, Kokong ở Campuchia, Hambantota của Sri Lanka, Naval ở Djibouti, dự án đường sắt, ống dẫn khí ở Malaysia… chính là những nơi “chôn nợ” của Trung Quốc nhằm khống chế các chính phủ phải dùng lãnh thổ gán nợ, nơi di dân, đồng hóa dân bản địa, công cụ làm tha hóa giới quan chức, đại gia nước sở tại vốn quá nhiều tiền nhưng thiếu chỗ an toàn để ăn chơi đàng điếm… giúp TQ thâu tóm các quốc gia này. Đặc biệt, các đặc khu đích thực là các căn cứ quân sự, tình báo thu thập, truyền tin quân sự, tình báo phục vụ chính sách bành trướng của TQ.
Âm mưu thôn tính cả thế giới của Tàu cộng biểu hiện qua kế sách “Made in China 2025, một vành đai, một con đường…” dù bị nhiều nước tẩy chay nhưng họ sẽ không từ bỏ ba đặc khu ở VN do vị trí, tính chất quan trọng của nó trong chiến lược thâu tóm biển đông, khống chế con đường hàng hải Thái bình dương -Ấn độ dương và được chủ nhà ủng hộ. Vì vậy luật đặc khu có thể vẫn được thông qua vào thời điểm thích hợp. Việc gần đây nhà cầm quyền thuyết giáo cái lợi ‘trên trời” của ba đặc khu, xuyên tạc, vu cáo người biểu tình, đe dọa trấn áp thẳng tay ai xuống đường phản đối… chứng tỏ họ vẫn “tha thiết” ba đặc khu. Nếu thật sự trong sáng trong dự án này thì nhà cầm quyền VN hãy công khai thẳng “ ba đặc khu không dành cho TQ” chắc nhân dân không lo lắng gì nữa. Thời đại này chỉ có các chế độ độc tài như TQ, Nga đi xâm lược mà thôi.
Thời các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Thể… các quan chức, đại gia bất chính đã nghĩ ra và thực hiện cách móc túi dân rất trắng trợn: Sửa chữa, cải tạo, mở rộng một chút con đường cũ hoặc làm một đoạn đường mới nhưng thu phí trên những con đường cũ, độc đạo để vét túi dân vô tội vạ. Họ “trấn lột” dân (lời nguyên phó chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng) đến năm 2016 thì bị phản đối quyết liệt làm nhà cầm quyền đứng trước lựa chọn khó khăn: Nếu dùng tiền ngân sách trả cho các đại gia chủ dự án bỏ thu phí thì không có tiền. Cứ để nhiều BOT móc túi dân, đưa lực lượng vũ trang đến bảo vệ đám “trấn lột” thì chút uy tín nhờ tuyên truyền của đảng CS bị hao tổn, dân phẫn nộ mất kiểm soát bất cứ lúc nào…
|
Quả địa cầu bán ở Ukraine được cho là in sai bản đồ Việt Nam |
Đến nay dự án ba đặc khu cũng đang rơi vào tình thế BOT: Nếu cứ quyết tâm“bàn để ra luật” người TQ kéo sang thì nguy cơ mất an ninh quốc gia quá rõ sẽ bị dân phản đối. Những ngày xuống đường rầm rộ dịp 10/6/2018 phản đối ba đặc khu của hàng triệu người ở cả ba miền nhà cầm quyền lu loa “thế lực thù địch, lưu manh nghiện ngập kích động, dân hiểu nhầm, được cho tiền,…” nhưng đó chỉ là tuyên truyền, tự đối mình thực chất họ đã thấy rõ sự phẫn nộ của nhân dân trước hiểm họa TQ là như thế nào. Thế nhưng nếu bãi bỏ ba đặc khu thì các con đường, sân bay đã đầu tư, đất đai các đại gia (vốn là những thế lực lớn) đã gom mua và có thể tiền “bôi trơn” các quan chức đã nhận nay không thành đặc khu thì sẽ ra sao? Ví như 7.280 nghìn tỷ đ của Sungroup đã đầu tư vào sân bay Vân Đồn ai trả? Ai sẽ bay đến Vân Đồn nếu nó không còn là nơi “đổ rác”, gia công hàng hóa thay nhãn mác cho hàng TQ, không còn là nơi cờ bạc, buôn người, nơi sinh con, đẻ cái, đồng hóa dân bản địa, không còn là nơi “bất khả nhòm ngó”quan chức, đại gia thỏa mãn chơi bời và nhất là TQ sẽ phản ứng ra sao… Rất khó!.
Rõ ràng tình thế BOT lặp lại: Cứ làm đặc khu thì dân nổi giận, chính quyền có khi nguy hiểm, không làm thì nợ các nhà đầu tư “nổi, chìm” mà không có tiền trả, còn TQ chắc chắn không thể hài lòng.
Lại một vụ “tiến thoái lưỡng nan”của chính quyền Việt Nam.
August 31, 2018
Đặc khu: “Tiến, thoái lưỡng nan”?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trước phản ứng dữ dội của nhân dân luật đặc khu hai lần bị hoãn thông qua. Lần đầu sau những cuộc biểu tình khắp ba miền dịp ngày 10/6/2018 quốc hội (QH) phải tạm hoãn thông qua dành kỳ họp vào tháng 10. Tiếp theo, vào kỳ họp tháng 7 của UBTV QH cũng không đưa luật đặc khu vào chương trình nghị sự và hôm 24/8/2018 QH lại thông báo tiếp tục dừng xem xét luật đặc khu “tiếp tục xin ý kiến nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, để hoàn chỉnh dự án luật thông qua vào kỳ họp sau”. Như vậy nhanh nhất luật đặc khu mới được đưa ra xem xét tiếp vào kỳ họp QH tháng 5/2019.
Trước những động thái lài nhiều người hy vọng nhà cầm quyền sẽ dẹp bỏ đặc khu. Tuy nhiên, theo ý kiến của những người có kinh nhiệm về TQ, quan hệ Việt Trung và những gì đã đầu tư cho dự án này thì rất khó để nhà cầm quyền VN hủy bỏ chương trình đặc khu.
Đặc khu đã được thực hiện cơ bản trên thực tế
Từ năm 2013 ông Phạm Minh Chính bí thư Quảng Ninh đại diện cho phía VN sang Trung Quốc nghiên cứu, bàn bạc rồi cùng họ tới VN khảo sát, thỏa thuận dự án đặc khu Vân Đồn, có buổi ra mắt như một sự khai trương (xem ảnh). Từ đó 3 đặc khu được âm thầm thực hiện và ồ ạt nhất là từ khi ông Trump trúng tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ lập lại trật tự trong thương mại với Trung Quốc. Một trong những hạng mục quan trọng ở khu Vân Đồn là Sân bay Vân Đồn với vốn đầu tư 7.258 tỷ đ (cỡ 2 tỷ USD-quá đắt) được Sungroup hối hả xây dựng từ năm 2015, khai trương ngày 11/7/2018. Cao tốc Hạ Long-Vân Đồn 12.000 tỷ đã cơ bản xong tháng 8/2018. Cao tốc Móng Cái -Vân Đồn nối với Trung Quốc cấp tốc phê duyệt hôm 17/8/2018 với vốn đầu tư 11.190.220 triệu đ.. Các con đường thông với Trung Quốc cũng được nâng cấp cải tạo, từ 2017 xe tự lái Trung Quốc tấp nập đi, về…
Ngoài những khoản “đầu tư nổi” trên còn rất nhiều khoản “đầu tư chìm” của nhiều quan chức, đại gia, cá nhân. Từ năm 2013-2014 khi ba đặc khu trở thành hiện thực dân buôn đất đã thăm dò, sục sạo bao chiếm, đặt cọc mua bán diễn ra rất nhộn nhịp. Đâu đâu cũng nói chuyện đất ở ba đặc khu… Từ năm 2016, 2017 việc cưỡng chế, giải tỏa mặt bằng diễn ra hối hả, quyết liệt ở Vân Đồn, Phú Quốc, giá đất đẩy lên hàng chục, trăm lần. Nhiều khu rừng, đất nông nghiệp ở Phú Quốc bị tàn phá tan hoang. Có thể nói ba đặc khu đã thực hiện xong quá nửa việc chuẩn bị, “lót ổ chờ rồng lớn”? Việc chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hùng hồn tuyên bố: “Chủ trương đặc khu bộ chính trị đã thông qua, luật không trái hiến pháp phải bàn để ra luật” như một mệnh lệnh, “ván đã đóng thuyền”.
Mặc dù đến nay những tham vọng của Trung Quốc dùng các đặc khu làm căn cứ quân sự khép kín “con đường tơ lụa” nhằm khống chế tây Thái Bình Dương, toàn bộ Ấn Độ Dương, bảo đảm vai trò bá chủ những con đường hàng hải trên hai đại dương này tiến tới bá chủ thế giới bị Mỹ, các đồng minh ngăn chặn nhưng các đặc khu vẫn còn nhiều giá trị với TQ. Những gì diễn ra ở các các đặc khu như Boten ở Lào, Shihanouk Vill, Kokong ở Campuchia, Hambantota của Sri Lanka, Naval ở Djibouti, dự án đường sắt, ống dẫn khí ở Malaysia… chính là những nơi “chôn nợ” của Trung Quốc nhằm khống chế các chính phủ phải dùng lãnh thổ gán nợ, nơi di dân, đồng hóa dân bản địa, công cụ làm tha hóa giới quan chức, đại gia nước sở tại vốn quá nhiều tiền nhưng thiếu chỗ an toàn để ăn chơi đàng điếm… giúp TQ thâu tóm các quốc gia này. Đặc biệt, các đặc khu đích thực là các căn cứ quân sự, tình báo thu thập, truyền tin quân sự, tình báo phục vụ chính sách bành trướng của TQ.
Âm mưu thôn tính cả thế giới của Tàu cộng biểu hiện qua kế sách “Made in China 2025, một vành đai, một con đường…” dù bị nhiều nước tẩy chay nhưng họ sẽ không từ bỏ ba đặc khu ở VN do vị trí, tính chất quan trọng của nó trong chiến lược thâu tóm biển đông, khống chế con đường hàng hải Thái bình dương -Ấn độ dương và được chủ nhà ủng hộ. Vì vậy luật đặc khu có thể vẫn được thông qua vào thời điểm thích hợp. Việc gần đây nhà cầm quyền thuyết giáo cái lợi ‘trên trời” của ba đặc khu, xuyên tạc, vu cáo người biểu tình, đe dọa trấn áp thẳng tay ai xuống đường phản đối… chứng tỏ họ vẫn “tha thiết” ba đặc khu. Nếu thật sự trong sáng trong dự án này thì nhà cầm quyền VN hãy công khai thẳng “ ba đặc khu không dành cho TQ” chắc nhân dân không lo lắng gì nữa. Thời đại này chỉ có các chế độ độc tài như TQ, Nga đi xâm lược mà thôi.
“Tiến thoái lưỡng nan”
Thời các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Thể… các quan chức, đại gia bất chính đã nghĩ ra và thực hiện cách móc túi dân rất trắng trợn: Sửa chữa, cải tạo, mở rộng một chút con đường cũ hoặc làm một đoạn đường mới nhưng thu phí trên những con đường cũ, độc đạo để vét túi dân vô tội vạ. Họ “trấn lột” dân (lời nguyên phó chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sỹ Dũng) đến năm 2016 thì bị phản đối quyết liệt làm nhà cầm quyền đứng trước lựa chọn khó khăn: Nếu dùng tiền ngân sách trả cho các đại gia chủ dự án bỏ thu phí thì không có tiền. Cứ để nhiều BOT móc túi dân, đưa lực lượng vũ trang đến bảo vệ đám “trấn lột” thì chút uy tín nhờ tuyên truyền của đảng CS bị hao tổn, dân phẫn nộ mất kiểm soát bất cứ lúc nào…
Đến nay dự án ba đặc khu cũng đang rơi vào tình thế BOT: Nếu cứ quyết tâm“bàn để ra luật” người TQ kéo sang thì nguy cơ mất an ninh quốc gia quá rõ sẽ bị dân phản đối. Những ngày xuống đường rầm rộ dịp 10/6/2018 phản đối ba đặc khu của hàng triệu người ở cả ba miền nhà cầm quyền lu loa “thế lực thù địch, lưu manh nghiện ngập kích động, dân hiểu nhầm, được cho tiền,…” nhưng đó chỉ là tuyên truyền, tự đối mình thực chất họ đã thấy rõ sự phẫn nộ của nhân dân trước hiểm họa TQ là như thế nào. Thế nhưng nếu bãi bỏ ba đặc khu thì các con đường, sân bay đã đầu tư, đất đai các đại gia (vốn là những thế lực lớn) đã gom mua và có thể tiền “bôi trơn” các quan chức đã nhận nay không thành đặc khu thì sẽ ra sao? Ví như 7.280 nghìn tỷ đ của Sungroup đã đầu tư vào sân bay Vân Đồn ai trả? Ai sẽ bay đến Vân Đồn nếu nó không còn là nơi “đổ rác”, gia công hàng hóa thay nhãn mác cho hàng TQ, không còn là nơi cờ bạc, buôn người, nơi sinh con, đẻ cái, đồng hóa dân bản địa, không còn là nơi “bất khả nhòm ngó”quan chức, đại gia thỏa mãn chơi bời và nhất là TQ sẽ phản ứng ra sao… Rất khó!.
Rõ ràng tình thế BOT lặp lại: Cứ làm đặc khu thì dân nổi giận, chính quyền có khi nguy hiểm, không làm thì nợ các nhà đầu tư “nổi, chìm” mà không có tiền trả, còn TQ chắc chắn không thể hài lòng.
Lại một vụ “tiến thoái lưỡng nan”của chính quyền Việt Nam.