- BPSOS đang can thiệp nhưng sẽ mất nhiều công sức và thời gian
Mạch Sống, ngày 30 tháng 8, 2018
Nửa đêm ngày Thứ Hai 27 tháng 8, cảnh sát đặc biệt, nhân viên di trú và quân đội Thái Lan thuộc tỉnh Nathonburi đã thực hiện cuộc bố ráp lớn và bắt khoảng 180 người Tây Nguyên sống ẩn nấp trong khu Wat Sao Thong Hin, Quận Bang Yai, Tỉnh Nonthaburi (giáp ranh với vùng Bắc Bangkok). Số người này đã bị tạm giữ tại trụ sở chính quyền Quận Bang Yai.
Ngay khi nhận được tin, văn phòng luật sư của BPSOS ở Bangkok đã báo động ngay cho Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Sáng sớm ngày 28, văn phòng này gửi một luật sư người Thái và một cán sự xã hội người Thái đến trụ sở Quận Bang Yai để tiếp xúc đồng bào đang bị tạm giữ tại đây. Cùng có mặt là luật sư của tổ chức Asylum Access Thailand (AAT), Luật Sư Thái vì Nhân Quyền (Thai Lawyers for Human Rights, hay TLHR) và CUTN/LHQ.
Chúng tôi nhận diện các đồng bào bị tạm giữ, truy cứu tình trạng di trú của họ, và điều đình trả tự do cho số người này. Chính quyền Quận Bang Yai cho biết có người Thái đã làm đơn than phiền về các người tị nạn Việt Nam.
Các người Tây Nguyên bị tạm giữ tại trụ sở chính quyền Quận Bang Yai, Tỉnh Nonthaburi, ngày 28/08/2018
Có thể đây chỉ là viện cớ. Thực ra cứ vài tháng cảnh sát Thái lại thực hiện cuộc bố ráp những di dân bất hợp pháp. Đối với họ, người lánh nạn, kể cả những người đã được LHQ công nhận tư cách tị nạn, cũng bị xem là cư trú bất hợp pháp. Thông thường, các tổ chức hỗ trợ cho người lánh nạn chia sẻ cho nhau các tin “phong thanh” về những cuộc bố ráp trước khi xảy rả, và báo động cho người lánh nạn để họ đề phòng. Nguồn tin không chính thức này có khi đúng, có khi sai.
Lần này, tổ chức Montagnard Assistance Project (MAP) đã báo động cho các người Tây Nguyên ở Bang Yai về cuộc bố ráp sẽ kéo dài 3 ngày, và khuyến khích họ tạm dời chỗ ở hoặc không mở cửa khi có người gõ cửa. Tuy nhiên, phần lớn đồng bào Tây Nguyên đã không lưu tâm, có thể vì một số lần trước đó tin “phong thanh” đã có khi không chính xác.
Theo thông tin cuối cùng của các luật sư của chúng tôi, khoảng 160 người bị bắt đã có thẻ đăng ký của CUTN/LHQ, nghĩa là họ được sự bảo vệ của cơ quan LHQ này. Ngoài ra, còn có 15 người đang chờ để được đăng ký và chưa được sự bảo vệ của CUTN/LHQ; ngoài ra còn có 5 người thuộc dân tộc Tây Nguyên (Jarai) nhưng là công dân Campuchia. Trong số người bị bắt có gần 60 trẻ em dưới 18 tuổi. Ngoài ra, theo nguồn tin từ chính những đồng bào Tây Nguyên, có 11 trẻ em dưới 18 tuổi đã thoát cuộc bố ráp nhưng giờ đây hoàn toàn bơ vơ vì cả cha lẫn mẹ đều đã bị bắt.
Ngày 29 tháng 8, luật sư của BPSOS, AAT và TLHR đã có mặt tại toà án xử 38 người Tây Nguyên nam về tội nhập cư bất hợp pháp — các người nữ sẽ bị xử ngày hôm sau. Tại toà, 35 trong số 38 người nam đã người nhận tội. Họ phải đóng tiền phạt hoặc chấp nhận vào nhà tù và phải làm lao động thay vì đóng tiền phạt. Sau đó, họ sẽ bị chuyển đến trại giam của sở di trú (immigration detention center, IDC) ở Suan Phlu, Bangkok. Tại đây họ sẽ bị giam vĩnh viễn cho đến khi chấp nhận hồi hương hoặc có quốc gia nhận định cư nếu như đã được công nhận tư cách tị nạn. Số 3 người không nhận tội cũng bị ở tù trong thời gian tiếp tục bị xét xử. Các luật sư của chúng tôi, của AAT và LTHR sẽ tiếp tục đại diện cho họ.
Hôm nay, 30 tháng 8, các phụ nữ và trẻ em đã ra toà và phiên toà xử đang tiếp diễn. Các trẻ em tương đối lớn thì được tách khỏi mẹ và đưa về nhà tạm dung (shelters).
Số 15 người chưa kịp đăng ký với CUTN/LHQ và đang bị giam ở IDC có nguy cơ bị hồi hương. Riêng là 5 người Tây Nguyên có quốc tịch Camphuchia thì nguy cơ này rất cao vì luật của Thái Lan cho phép dẫn độ công dân của 3 quốc gia giáp ranh Campuchia, Lào, và Miến Điện mà không cần quyết định của toà án.
Sau khi khoảng 180 người Tây Nguyên bị bắt trong cuộc bố ráp ngày 28 tháng 8, tổ chức MAP đã tiếp tục báo động số đồng báo ấn náu ở khu Wat In, cũng thuộc Quận Bang Yai, là cuộc bố ráp sẽ càn quét khu này. May mắn, lần này các đồng bào lánh nạn đã lắng nghe và lánh mặt đi nơi khác nên không một ai bị bắt.
2 tình nguyện viên từ Hoa Kỳ cùng Ts. Nguyễn Đình Thắng và cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees tại văn phòng BPSOS ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/08/2018
Kế hoạch cho những tháng ngày sắp đến
Đối với số khoảng 180 người đã bị bắt, cách can thiệp của chúng tôi sẽ tuỳ theo thành phần.
(1) Trước hết là các gia đình có trẻ em cùng bị bắt. Chúng tôi sẽ vận động để chính quyền trả tự do cho các em và cho người mẹ. Trong suốt 1 năm qua, chúng tôi đã cùng với một số tổ chức nhân quyền ở Thái Lan đã vận động chính quyền Thái tôn trọng Công Ước LHQ về Quyền của Trẻ Em mà Thái Lan là thành viên ký kết. Tháng rồi, chính quyền Thái đồng ý trên nguyên tắc sẽ thả khoảng 40 trẻ em dưới 18 tuổi đang bị giam ở IDC và người mẹ, nếu cùng bị bắt, với điều kiện là phải có tổ chức chịu trách nhiệm đối với những người được thả. Trẻ em không phải đóng tiền thế chân, nhưng người mẹ thì phải đóng 50,000 Baht (khoảng US $1,500) mỗi người. Nếu giải quyết được số trường hợp này, ít ra khoảng 120 trong tổng số trên 170 đồng bào vừa bị bắt sẽ được thả ra.
(2) Đối với số 35 người đàn ông đã đăng ký với CUTN/LHQ và vừa ra toà ngày 29 tháng 8, chúng tôi vận động CUTN/LHQ sớm định cư những ai đã có quy chế tị nạn, và nhanh chóng cứu xét đơn xin tị nạn của số người còn lại. Chính sách của Thái Lan hiện nay không có điều khoản nào về trả tự do cho những người như họ. Nghĩa là, họ sẽ bị giam tại IDC cho đến khi chấp nhận hồi hương hoặc có quốc gia nhận định cư.
(3) Kế đến là số 15 đồng bào đã bị đưa thẳng vào IDC vì chưa có giấy đăng ký với CUTN/LHQ. Chúng tôi đang kêu gọi CUTN/LHQ lập tức cấp giấy đăng ký cho họ và bảo vệ để họ, nhất là 5 người có thể bị dẫn độ về Campuchia bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của CUTN/LHQ rất hạn chế.
(4) Chúng tôi đã bắt đầu vận động quốc tế áp lực Thái Lan để phụ thêm cho tiếng nói của CUTN/LHQ. Hiện nay chính quyền Hoa Kỳ và Canada đã lên tiếng với Thái Lan. Chúng tôi cũng huy động sự lên tiếng của một số tổ chức nhân quyền quốc tế. Tổ chức Human Rights Watch đã chính thức lên tiếng.
(5) Tìm nơi nương tựa cho số trẻ em tạm thời “mồ côi” vì cả cha lẫn mẹ đều đã bị bắt.
Các nỗ lực song hành kể trên có thể sẽ kéo dài cả năm trời. Là tổ chức duy nhất có chương trình bảo vệ quyền tị nạn cho khoảng 1,500 người Việt đang lánh nạn ở Thái Lan và có quan hệ quốc tế rộng rãi, BPSOS đóng góp phần mình cùng với một số tổ chức luật sư nhân quyền Thái Lan và quốc tế để thực hiện các nỗ lực này.
Trong những ngày qua, khi tình hình chưa ngã ngũ, chúng tôi chủ trương không đưa thông tin ra báo chí để tránh tạo thêm căng thẳng với chính quyền Thái Lan. Nay tình hình đã rõ, với sự đồng ý chung, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo chính thức, kêu gọi chính quyền Thái Lan không cưỡng bức hồi hương những người bị bắt, tôn trọng sự bảo vệ của CUTN/LHQ, và trả tự do sớm cho các trẻ em và bố mẹ của chúng. Trong một vài ngày tới, đài BBC tiếng Anh cũng sẽ chạy tin về vụ việc này.
Chúng tôi kêu gọi đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan, bất luận đã có quy chế tị nạn hay chưa, đều phải hết sức thận trọng, và khi nhận được thông tin báo động về các cuộc bố ráp thì hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Trong 10 năm hoạt động để bảo vệ đồng bào lánh nạn ở Thái Lan, BPSOS đã nhiều lần phải đối phó với tình trạng đồng bào bị bắt qua các cuộc bố ráp của cảnh sát Thái. Tệ hơn nữa, chúng tôi đã phải đối phó với các trường hợp đồng bào bị bắt theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, như trường hợp của Đặng Chí Hùng trước đây (và Trương Quốc Huy bị bắt “oan” cùng với Đặng Chí Hùng), hoặc trường hợp của một người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành cùng với vợ con đã được chính quyền Thái Lan thả ra và được LHQ chuyển sang một quốc gia khác để chờ định cư. Trong 10 năm ấy, chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ của rất nhiều đồng hương ở hải ngoại cho sứ mạng bảo vệ đồng bào là nạn nhân của sự đàn áp ở Việt Nam. Trong thời gian tới đây, chúng tôi và các đồng bào lánh nạn chắc chắn sẽ tiếp tục cần sự hưởng ứng và hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại hơn nữa.
Bài liên quan:
Tình hình người Việt lánh nạn ở Thái Lan: Những điều cần biết
http://www.machsongmedia.com/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1379-2018-07-30-00-45-42.html
August 31, 2018
Đồng bào người Tây Nguyên bị cảnh sát Thái Lan bắt trong cuộc bố ráp lớn
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Mạch Sống, ngày 30 tháng 8, 2018
Nửa đêm ngày Thứ Hai 27 tháng 8, cảnh sát đặc biệt, nhân viên di trú và quân đội Thái Lan thuộc tỉnh Nathonburi đã thực hiện cuộc bố ráp lớn và bắt khoảng 180 người Tây Nguyên sống ẩn nấp trong khu Wat Sao Thong Hin, Quận Bang Yai, Tỉnh Nonthaburi (giáp ranh với vùng Bắc Bangkok). Số người này đã bị tạm giữ tại trụ sở chính quyền Quận Bang Yai.
Ngay khi nhận được tin, văn phòng luật sư của BPSOS ở Bangkok đã báo động ngay cho Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Sáng sớm ngày 28, văn phòng này gửi một luật sư người Thái và một cán sự xã hội người Thái đến trụ sở Quận Bang Yai để tiếp xúc đồng bào đang bị tạm giữ tại đây. Cùng có mặt là luật sư của tổ chức Asylum Access Thailand (AAT), Luật Sư Thái vì Nhân Quyền (Thai Lawyers for Human Rights, hay TLHR) và CUTN/LHQ.
Chúng tôi nhận diện các đồng bào bị tạm giữ, truy cứu tình trạng di trú của họ, và điều đình trả tự do cho số người này. Chính quyền Quận Bang Yai cho biết có người Thái đã làm đơn than phiền về các người tị nạn Việt Nam.
Các người Tây Nguyên bị tạm giữ tại trụ sở chính quyền Quận Bang Yai, Tỉnh Nonthaburi, ngày 28/08/2018
Có thể đây chỉ là viện cớ. Thực ra cứ vài tháng cảnh sát Thái lại thực hiện cuộc bố ráp những di dân bất hợp pháp. Đối với họ, người lánh nạn, kể cả những người đã được LHQ công nhận tư cách tị nạn, cũng bị xem là cư trú bất hợp pháp. Thông thường, các tổ chức hỗ trợ cho người lánh nạn chia sẻ cho nhau các tin “phong thanh” về những cuộc bố ráp trước khi xảy rả, và báo động cho người lánh nạn để họ đề phòng. Nguồn tin không chính thức này có khi đúng, có khi sai.
Lần này, tổ chức Montagnard Assistance Project (MAP) đã báo động cho các người Tây Nguyên ở Bang Yai về cuộc bố ráp sẽ kéo dài 3 ngày, và khuyến khích họ tạm dời chỗ ở hoặc không mở cửa khi có người gõ cửa. Tuy nhiên, phần lớn đồng bào Tây Nguyên đã không lưu tâm, có thể vì một số lần trước đó tin “phong thanh” đã có khi không chính xác.
Theo thông tin cuối cùng của các luật sư của chúng tôi, khoảng 160 người bị bắt đã có thẻ đăng ký của CUTN/LHQ, nghĩa là họ được sự bảo vệ của cơ quan LHQ này. Ngoài ra, còn có 15 người đang chờ để được đăng ký và chưa được sự bảo vệ của CUTN/LHQ; ngoài ra còn có 5 người thuộc dân tộc Tây Nguyên (Jarai) nhưng là công dân Campuchia. Trong số người bị bắt có gần 60 trẻ em dưới 18 tuổi. Ngoài ra, theo nguồn tin từ chính những đồng bào Tây Nguyên, có 11 trẻ em dưới 18 tuổi đã thoát cuộc bố ráp nhưng giờ đây hoàn toàn bơ vơ vì cả cha lẫn mẹ đều đã bị bắt.
Ngày 29 tháng 8, luật sư của BPSOS, AAT và TLHR đã có mặt tại toà án xử 38 người Tây Nguyên nam về tội nhập cư bất hợp pháp — các người nữ sẽ bị xử ngày hôm sau. Tại toà, 35 trong số 38 người nam đã người nhận tội. Họ phải đóng tiền phạt hoặc chấp nhận vào nhà tù và phải làm lao động thay vì đóng tiền phạt. Sau đó, họ sẽ bị chuyển đến trại giam của sở di trú (immigration detention center, IDC) ở Suan Phlu, Bangkok. Tại đây họ sẽ bị giam vĩnh viễn cho đến khi chấp nhận hồi hương hoặc có quốc gia nhận định cư nếu như đã được công nhận tư cách tị nạn. Số 3 người không nhận tội cũng bị ở tù trong thời gian tiếp tục bị xét xử. Các luật sư của chúng tôi, của AAT và LTHR sẽ tiếp tục đại diện cho họ.
Hôm nay, 30 tháng 8, các phụ nữ và trẻ em đã ra toà và phiên toà xử đang tiếp diễn. Các trẻ em tương đối lớn thì được tách khỏi mẹ và đưa về nhà tạm dung (shelters).
Số 15 người chưa kịp đăng ký với CUTN/LHQ và đang bị giam ở IDC có nguy cơ bị hồi hương. Riêng là 5 người Tây Nguyên có quốc tịch Camphuchia thì nguy cơ này rất cao vì luật của Thái Lan cho phép dẫn độ công dân của 3 quốc gia giáp ranh Campuchia, Lào, và Miến Điện mà không cần quyết định của toà án.
Sau khi khoảng 180 người Tây Nguyên bị bắt trong cuộc bố ráp ngày 28 tháng 8, tổ chức MAP đã tiếp tục báo động số đồng báo ấn náu ở khu Wat In, cũng thuộc Quận Bang Yai, là cuộc bố ráp sẽ càn quét khu này. May mắn, lần này các đồng bào lánh nạn đã lắng nghe và lánh mặt đi nơi khác nên không một ai bị bắt.
2 tình nguyện viên từ Hoa Kỳ cùng Ts. Nguyễn Đình Thắng và cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees tại văn phòng BPSOS ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/08/2018
Kế hoạch cho những tháng ngày sắp đến
Đối với số khoảng 180 người đã bị bắt, cách can thiệp của chúng tôi sẽ tuỳ theo thành phần.
(1) Trước hết là các gia đình có trẻ em cùng bị bắt. Chúng tôi sẽ vận động để chính quyền trả tự do cho các em và cho người mẹ. Trong suốt 1 năm qua, chúng tôi đã cùng với một số tổ chức nhân quyền ở Thái Lan đã vận động chính quyền Thái tôn trọng Công Ước LHQ về Quyền của Trẻ Em mà Thái Lan là thành viên ký kết. Tháng rồi, chính quyền Thái đồng ý trên nguyên tắc sẽ thả khoảng 40 trẻ em dưới 18 tuổi đang bị giam ở IDC và người mẹ, nếu cùng bị bắt, với điều kiện là phải có tổ chức chịu trách nhiệm đối với những người được thả. Trẻ em không phải đóng tiền thế chân, nhưng người mẹ thì phải đóng 50,000 Baht (khoảng US $1,500) mỗi người. Nếu giải quyết được số trường hợp này, ít ra khoảng 120 trong tổng số trên 170 đồng bào vừa bị bắt sẽ được thả ra.
(2) Đối với số 35 người đàn ông đã đăng ký với CUTN/LHQ và vừa ra toà ngày 29 tháng 8, chúng tôi vận động CUTN/LHQ sớm định cư những ai đã có quy chế tị nạn, và nhanh chóng cứu xét đơn xin tị nạn của số người còn lại. Chính sách của Thái Lan hiện nay không có điều khoản nào về trả tự do cho những người như họ. Nghĩa là, họ sẽ bị giam tại IDC cho đến khi chấp nhận hồi hương hoặc có quốc gia nhận định cư.
(3) Kế đến là số 15 đồng bào đã bị đưa thẳng vào IDC vì chưa có giấy đăng ký với CUTN/LHQ. Chúng tôi đang kêu gọi CUTN/LHQ lập tức cấp giấy đăng ký cho họ và bảo vệ để họ, nhất là 5 người có thể bị dẫn độ về Campuchia bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của CUTN/LHQ rất hạn chế.
(4) Chúng tôi đã bắt đầu vận động quốc tế áp lực Thái Lan để phụ thêm cho tiếng nói của CUTN/LHQ. Hiện nay chính quyền Hoa Kỳ và Canada đã lên tiếng với Thái Lan. Chúng tôi cũng huy động sự lên tiếng của một số tổ chức nhân quyền quốc tế. Tổ chức Human Rights Watch đã chính thức lên tiếng.
(5) Tìm nơi nương tựa cho số trẻ em tạm thời “mồ côi” vì cả cha lẫn mẹ đều đã bị bắt.
Các nỗ lực song hành kể trên có thể sẽ kéo dài cả năm trời. Là tổ chức duy nhất có chương trình bảo vệ quyền tị nạn cho khoảng 1,500 người Việt đang lánh nạn ở Thái Lan và có quan hệ quốc tế rộng rãi, BPSOS đóng góp phần mình cùng với một số tổ chức luật sư nhân quyền Thái Lan và quốc tế để thực hiện các nỗ lực này.
Trong những ngày qua, khi tình hình chưa ngã ngũ, chúng tôi chủ trương không đưa thông tin ra báo chí để tránh tạo thêm căng thẳng với chính quyền Thái Lan. Nay tình hình đã rõ, với sự đồng ý chung, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo chính thức, kêu gọi chính quyền Thái Lan không cưỡng bức hồi hương những người bị bắt, tôn trọng sự bảo vệ của CUTN/LHQ, và trả tự do sớm cho các trẻ em và bố mẹ của chúng. Trong một vài ngày tới, đài BBC tiếng Anh cũng sẽ chạy tin về vụ việc này.
Chúng tôi kêu gọi đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan, bất luận đã có quy chế tị nạn hay chưa, đều phải hết sức thận trọng, và khi nhận được thông tin báo động về các cuộc bố ráp thì hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Trong 10 năm hoạt động để bảo vệ đồng bào lánh nạn ở Thái Lan, BPSOS đã nhiều lần phải đối phó với tình trạng đồng bào bị bắt qua các cuộc bố ráp của cảnh sát Thái. Tệ hơn nữa, chúng tôi đã phải đối phó với các trường hợp đồng bào bị bắt theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, như trường hợp của Đặng Chí Hùng trước đây (và Trương Quốc Huy bị bắt “oan” cùng với Đặng Chí Hùng), hoặc trường hợp của một người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành cùng với vợ con đã được chính quyền Thái Lan thả ra và được LHQ chuyển sang một quốc gia khác để chờ định cư. Trong 10 năm ấy, chúng tôi đã nhận được sự tin tưởng và hỗ trợ của rất nhiều đồng hương ở hải ngoại cho sứ mạng bảo vệ đồng bào là nạn nhân của sự đàn áp ở Việt Nam. Trong thời gian tới đây, chúng tôi và các đồng bào lánh nạn chắc chắn sẽ tiếp tục cần sự hưởng ứng và hỗ trợ của cộng đồng người Việt ở hải ngoại hơn nữa.
Bài liên quan:
Tình hình người Việt lánh nạn ở Thái Lan: Những điều cần biết
http://www.machsongmedia.com/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1379-2018-07-30-00-45-42.html