Cách chính quyền Trung Quốc đối phó với các cuộc biểu tình không khắc nghiệt như chúng ta thường nghĩ, mà uyển chuyển hơn nhiều.
Mới đây, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhắc nhở thuộc cấp toàn thành phố không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người nhân dịp lễ Quốc khánh. Biểu tình, tuần hành, hội nhóm hội họp, sau hơn 70 năm được ghi nhận là hợp hiến, cuối cùng vẫn là một đề tài cấm kỵ trong xã hội Việt Nam.
Hệ thống thông tin báo chí phương Tây và các quốc gia khác (kể cả Việt Nam) có một nỗi ám ảnh kinh hoàng về cuộc thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989. Điều này đôi khi khiến chúng ta tin rằng các biện pháp bố ráp, tấn công dân thường một cách tàn độc là chuyện thường ngày. Thậm chí, nhiều nhóm dư luận viên, quan chức và cả dân thường nước ta còn cho rằng đây là cách tốt nhất (và duy nhất) để đối phó với các cuộc biểu tình.
Thực tế cho thấy họ không thể sai lầm hơn.
Linh hoạt và nhượng bộ
Năm 2010, sáu tháng sau khi Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), một trong những lãnh đạo của phong trào Thiên An Môn, bị tuyên án mười một năm tù vì các hoạt động cổ xuý dân chủ của mình, một cuộc biểu tình khổng lồ của công nhân Trung Quốc diễn ra, nhưng có kết quả rất khác biệt với Thiên An Môn.
Tâm điểm của cuộc biểu tình này tập trung vào quyền lợi của công nhân và vấn đề lương thưởng, với “chiến trường” lớn nhất tại nhà máy xe ô-tô Honda. Đặc biệt, giới công nhân tham gia đình công cũng yêu cầu được thành lập công đoàn độc lập, một yêu sách vốn đã có tiếng vang từ phong trào Thiên An Môn năm 1989. Người dân Trung Quốc thường cho rằng Tổng Liên đoàn Lao động Trung Hoa (All-China Federation of Trade Unions) là một tổ chức hình thức và bất lực.
Các cuộc đình công, xung đột tại Honda rơi vào một thời điểm dầu sôi lửa bỏng, khi nhiều công nhân trẻ tự sát tại các khu phức hợp của Foxconn. Công nhân ở Honda truyền được cảm hứng cho công nhân các vùng miền khác trên khắp cả nước đứng lên đòi quyền lợi.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không vì thế mà dập tắt, bố ráp một cách khắc nghiệt những người tham gia phong trào. Chính quyền chủ yếu khoanh vùng, cho phép biểu tình cho đến khi tình hình lắng dịu và đề nghị các nhà máy thương thảo lại với người lao động. Quyền thành lập công đoàn độc lập đương nhiên không được thừa nhận, nhưng họ cho công nhân thứ công nhân muốn – các lợi ích vật chất về lương thưởng và điều kiện làm việc.
Hai năm sau, tranh chấp liên quan đến đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) với Nhật bắt đầu thu hút sự chú ý của dân chúng Trung Quốc, và phong trào biểu tình với quy mô toàn quốc nổ ra.
Biểu tình trước tòa Đại sứ quán Nhật, tấn công vào các trung tâm thương mại, đập phá nhiều cửa hiệu Nhật Bản, người biểu tình Trung Quốc gần như được miễn nhiễm với mọi hình thức trừng phạt. Đây cũng điều mà các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam không thể mơ tới. Hiện nay, đã có hàng trăm người Việt Nam bị bắt và hàng chục người bị tuyên án tù giam vì tham gia các cuộc biểu tình này.
Phong trào tuần hành lớn của các cựu binh thuộc Quân đội Nhân dân Trung Hoa gần đây đã khiến cho Bắc Kinh phải nhượng bộ và thành lập nên Bộ Cựu chiến binh đầu năm 2018 để xử lý và bảo đảm phúc lợi cho nhóm người này. Cũng trong năm 2018, nhiều vụ biểu tình về mức an toàn của thuốc kháng sinhcũng đẩy Tập Cận Bình vào thế phải xử lý cho ra nhẽ chứ không phải đàn áp cho xong.
Ở Trung Quốc hậu Thiên An Môn, không phải cuộc biểu tình nào cũng được/bị đối xử như nhau. Có vẻ như chính quyền Bắc Kinh sẽ cân nhắc nhiều yếu tố phức tạp để trả lời các câu hỏi liên quan đến lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, các vấn đề sắc tộc và các vấn đề thế hệ. Một phong trào rộng rãi, có tổ chức tương đối, không đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc sẽ đàn áp chúng.
Điều này đặc biệt đúng với các cuộc biểu tình mang tính dân tộc chủ nghĩa cao. Dù cố gắng kiểm soát phong trào, Bắc Kinh cũng đồng thời lắng nghe người dân và dùng áp lực của người dân để gây sức ép lên các chính phủ nước ngoài, điển hình là sau vụ Điếu Ngư, chứ không quay ngược lại tìm cách dập tắt hoàn toàn các phản ứng của người dân. Cách xử lý này linh hoạt và khôn ngoan hơn, nhưng hầu như không được chính phủ Việt Nam học hỏi trong các phong trào biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2007 đến nay.
Cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình đòi quyền lợi đầu năm 2018. Ảnh: AP.
Mao Trạch Đông: biểu tình phần nào giúp xã hội ổn định?
Xét về mặt lịch sử, có thể nói hoạt động chính trị cơ sở, biểu tình, bãi công, đình công là truyền thống lâu đời tại Trung Quốc. Các phong trào vận động tại Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 1920 và 1940, là nguồn động lực kéo Đảng Cộng sản Trung Hoa lên vị trí cầm quyền.
Ngay cả sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, truyền thống này vẫn còn đó. Làn sóng biểu tình tại Thượng Hải năm 1957 là một trong những minh chứng rõ ràng nhất. Gây ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp tại Thượng Hải với ước tính hơn 30.000 công nhân, người lao động tham gia, phong trào Thượng Hải 1957 khiến Mao Trạch Đông nhiều lần ghi nhận vấn đề với báo chí trong nước, còn Lưu Thiếu Kỳ cũng phải đặt ra câu hỏi làm cách nào để giải quyết ổn thỏa các loại hình biểu tình, đình công của người lao động như vậy.
Trong một nghiên cứu chi tiết về phong trào Thượng Hải 1957, bà Elizabeth Perry, một nhà chính trị học của trường Đại học Harvard, cho rằng, Mao Trạch Đông đã chủ động cho phép và tạo điều kiện cho các cuộc đình công diễn ra. Bà chứng minh thuyết phục rằng với tình trạng bất ổn và phong trào nổi dậy đang càn quét Đông Âu khi đó, Mao rất quan ngại và mong muốn xoa dịu các mâu thuẫn trong nước. Ông tin rằng các cuộc biểu tình địa phương sẽ giúp giải phóng bớt căng thẳng xã hội và phòng tránh những cuộc nổi dậy nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn.
Đây có lẽ là một trong những số ít tôn chỉ dùng được mà Mao Trạch Đông để lại cho các lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Chính phủ Trung Quốc, như chúng ta đã chứng minh, vẫn chấp thuận quyền biểu tình, bãi công ở một mức độ nhất định, không chỉ đối với những vấn đề ngoại giao, mà còn đối với vấn đề trong nước.
Nếu chính phủ Việt Nam luôn học hỏi, sao chép pháp luật Trung Quốc, phải chăng cũng đã đến lúc họ chấp nhận biểu tình, hội họp như là một phần tất yếu của cuộc sống?
August 31, 2018
Trung Quốc đối phó với biểu tình linh hoạt như thế nào
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cách chính quyền Trung Quốc đối phó với các cuộc biểu tình không khắc nghiệt như chúng ta thường nghĩ, mà uyển chuyển hơn nhiều.
Mới đây, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhắc nhở thuộc cấp toàn thành phố không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người nhân dịp lễ Quốc khánh. Biểu tình, tuần hành, hội nhóm hội họp, sau hơn 70 năm được ghi nhận là hợp hiến, cuối cùng vẫn là một đề tài cấm kỵ trong xã hội Việt Nam.
Hệ thống thông tin báo chí phương Tây và các quốc gia khác (kể cả Việt Nam) có một nỗi ám ảnh kinh hoàng về cuộc thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989. Điều này đôi khi khiến chúng ta tin rằng các biện pháp bố ráp, tấn công dân thường một cách tàn độc là chuyện thường ngày. Thậm chí, nhiều nhóm dư luận viên, quan chức và cả dân thường nước ta còn cho rằng đây là cách tốt nhất (và duy nhất) để đối phó với các cuộc biểu tình.
Thực tế cho thấy họ không thể sai lầm hơn.
Linh hoạt và nhượng bộ
Năm 2010, sáu tháng sau khi Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), một trong những lãnh đạo của phong trào Thiên An Môn, bị tuyên án mười một năm tù vì các hoạt động cổ xuý dân chủ của mình, một cuộc biểu tình khổng lồ của công nhân Trung Quốc diễn ra, nhưng có kết quả rất khác biệt với Thiên An Môn.
Tâm điểm của cuộc biểu tình này tập trung vào quyền lợi của công nhân và vấn đề lương thưởng, với “chiến trường” lớn nhất tại nhà máy xe ô-tô Honda. Đặc biệt, giới công nhân tham gia đình công cũng yêu cầu được thành lập công đoàn độc lập, một yêu sách vốn đã có tiếng vang từ phong trào Thiên An Môn năm 1989. Người dân Trung Quốc thường cho rằng Tổng Liên đoàn Lao động Trung Hoa (All-China Federation of Trade Unions) là một tổ chức hình thức và bất lực.
Các cuộc đình công, xung đột tại Honda rơi vào một thời điểm dầu sôi lửa bỏng, khi nhiều công nhân trẻ tự sát tại các khu phức hợp của Foxconn. Công nhân ở Honda truyền được cảm hứng cho công nhân các vùng miền khác trên khắp cả nước đứng lên đòi quyền lợi.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không vì thế mà dập tắt, bố ráp một cách khắc nghiệt những người tham gia phong trào. Chính quyền chủ yếu khoanh vùng, cho phép biểu tình cho đến khi tình hình lắng dịu và đề nghị các nhà máy thương thảo lại với người lao động. Quyền thành lập công đoàn độc lập đương nhiên không được thừa nhận, nhưng họ cho công nhân thứ công nhân muốn – các lợi ích vật chất về lương thưởng và điều kiện làm việc.
Hai năm sau, tranh chấp liên quan đến đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) với Nhật bắt đầu thu hút sự chú ý của dân chúng Trung Quốc, và phong trào biểu tình với quy mô toàn quốc nổ ra.
Biểu tình trước tòa Đại sứ quán Nhật, tấn công vào các trung tâm thương mại, đập phá nhiều cửa hiệu Nhật Bản, người biểu tình Trung Quốc gần như được miễn nhiễm với mọi hình thức trừng phạt. Đây cũng điều mà các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam không thể mơ tới. Hiện nay, đã có hàng trăm người Việt Nam bị bắt và hàng chục người bị tuyên án tù giam vì tham gia các cuộc biểu tình này.
Phong trào tuần hành lớn của các cựu binh thuộc Quân đội Nhân dân Trung Hoa gần đây đã khiến cho Bắc Kinh phải nhượng bộ và thành lập nên Bộ Cựu chiến binh đầu năm 2018 để xử lý và bảo đảm phúc lợi cho nhóm người này. Cũng trong năm 2018, nhiều vụ biểu tình về mức an toàn của thuốc kháng sinhcũng đẩy Tập Cận Bình vào thế phải xử lý cho ra nhẽ chứ không phải đàn áp cho xong.
Ở Trung Quốc hậu Thiên An Môn, không phải cuộc biểu tình nào cũng được/bị đối xử như nhau. Có vẻ như chính quyền Bắc Kinh sẽ cân nhắc nhiều yếu tố phức tạp để trả lời các câu hỏi liên quan đến lịch sử, chủ nghĩa dân tộc, các vấn đề sắc tộc và các vấn đề thế hệ. Một phong trào rộng rãi, có tổ chức tương đối, không đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc sẽ đàn áp chúng.
Điều này đặc biệt đúng với các cuộc biểu tình mang tính dân tộc chủ nghĩa cao. Dù cố gắng kiểm soát phong trào, Bắc Kinh cũng đồng thời lắng nghe người dân và dùng áp lực của người dân để gây sức ép lên các chính phủ nước ngoài, điển hình là sau vụ Điếu Ngư, chứ không quay ngược lại tìm cách dập tắt hoàn toàn các phản ứng của người dân. Cách xử lý này linh hoạt và khôn ngoan hơn, nhưng hầu như không được chính phủ Việt Nam học hỏi trong các phong trào biểu tình chống Trung Quốc từ năm 2007 đến nay.
Cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình đòi quyền lợi đầu năm 2018. Ảnh: AP.
Mao Trạch Đông: biểu tình phần nào giúp xã hội ổn định?
Xét về mặt lịch sử, có thể nói hoạt động chính trị cơ sở, biểu tình, bãi công, đình công là truyền thống lâu đời tại Trung Quốc. Các phong trào vận động tại Trung Quốc đã bắt đầu từ những năm 1920 và 1940, là nguồn động lực kéo Đảng Cộng sản Trung Hoa lên vị trí cầm quyền.
Ngay cả sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, truyền thống này vẫn còn đó. Làn sóng biểu tình tại Thượng Hải năm 1957 là một trong những minh chứng rõ ràng nhất. Gây ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp tại Thượng Hải với ước tính hơn 30.000 công nhân, người lao động tham gia, phong trào Thượng Hải 1957 khiến Mao Trạch Đông nhiều lần ghi nhận vấn đề với báo chí trong nước, còn Lưu Thiếu Kỳ cũng phải đặt ra câu hỏi làm cách nào để giải quyết ổn thỏa các loại hình biểu tình, đình công của người lao động như vậy.
Trong một nghiên cứu chi tiết về phong trào Thượng Hải 1957, bà Elizabeth Perry, một nhà chính trị học của trường Đại học Harvard, cho rằng, Mao Trạch Đông đã chủ động cho phép và tạo điều kiện cho các cuộc đình công diễn ra. Bà chứng minh thuyết phục rằng với tình trạng bất ổn và phong trào nổi dậy đang càn quét Đông Âu khi đó, Mao rất quan ngại và mong muốn xoa dịu các mâu thuẫn trong nước. Ông tin rằng các cuộc biểu tình địa phương sẽ giúp giải phóng bớt căng thẳng xã hội và phòng tránh những cuộc nổi dậy nghiêm trọng hơn, nguy hiểm hơn.
Đây có lẽ là một trong những số ít tôn chỉ dùng được mà Mao Trạch Đông để lại cho các lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Chính phủ Trung Quốc, như chúng ta đã chứng minh, vẫn chấp thuận quyền biểu tình, bãi công ở một mức độ nhất định, không chỉ đối với những vấn đề ngoại giao, mà còn đối với vấn đề trong nước.
Nếu chính phủ Việt Nam luôn học hỏi, sao chép pháp luật Trung Quốc, phải chăng cũng đã đến lúc họ chấp nhận biểu tình, hội họp như là một phần tất yếu của cuộc sống?