Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã bước vào ngày tuyệt thực thứ 18 và cho biết sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi đạt được công lý.
Sáng ngày 31 tháng 8, bốn người trong gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và 2 nhà hoạt động là Phạm Bá Hải và Lê Thăng Long đã đến Trại giam số 6 Thanh Chương – Nghệ An để thăm gặp thì được ông Thức cho biết bản thân vẫn tiếp tục tuyệt thực ở ngày thứ 18 và sẽ tiếp tục để đòi hỏi thượng tôn pháp luật.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của ông Thức nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại sau cuộc thăm gặp như sau:
“Thức vẫn còn tuyệt thực, từ chối thức ăn của trại giam và gia đình có đem một số thức ăn nhưng Thức vẫn không nhận và kêu đem về.
Tuyệt thực đến ngày đó thì gia đình thấy sức khỏe anh cũng yếu, mặt mày bị háp, đen thui, nhìn thấy thương lắm, nhìn ảnh mà gia đình chịu không nổi.
Tuy vậy anh vẫn động viên: Gia đình yên tâm em không sao!
Lúc đó gia đình có hỏi lý do vì sao Thức vẫn cứ tuyệt thực, thì Thức có nói là em cần công lý và nhà nước này phải Thượng tôn pháp luật”.
Thức vẫn còn tuyệt thực, từ chối thức ăn của trại giam và gia đình có đem một số thức ăn nhưng Thức vẫn không nhận và kêu đem về. – Trần Diệu Liên
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 tháng 8 để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá, cùng với đó ông cũng phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình.
Tù nhân lương tâm được quốc tế quan tâm này nói với gia đình rằng ông muốn vụ án của mình trở thành án lệ về sau. Bà Diệu Liên thuật lại với Á Châu Tự Do:
“Thức nói việc trả tự do cho Thức phải đảm bảo về công lý, nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý. Anh Thức muốn nhà nước phải thượng tôn pháp luật và sử dụng đúng điều luật để trả tự do cho ảnh trong khoản 3 điều 109 (Bộ Luật Hình Sự).
Anh Thức cũng nói rằng, điều luật ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ sau này được thay đổi theo hướng chỉ khi nào có hành động vật lý mới bị kết tội và vụ án của anh sẽ được làm án lệ sau này”.
Cũng theo bà Diệu Liên thì gia đình bà cũng có buổi làm việc với Trại giam số 6 trong khoảng 1 giờ đồng hồ để làm rõ sự việc vì sao lại đối xử bất công với ông Thức trong nhà giam thì được cho biết vụ việc đã được chuyển cho Viện kiểm soát.
Anh Thức cũng nói rằng, điều luật ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ sau này được thay đổi theo hướng chỉ khi nào có hành động vật lý mới bị kết tội và vụ án của anh sẽ được làm án lệ sau này – Trần Diệu Liên
“Trước một ngày gia đình lên thì Viện kiểm soát nhân dân cũng lên và gặp anh Thức, tức là ngày 29/8, để làm sáng tỏ những việc anh Thức cho là trại giam áp bức.
Thì sáng nay gia đình cũng có làm việc và họ cũng có giải thích và ghi biển bản lại. Nhưng tất cả đều do văn bản số 224 của giám thị trại giam Trần Bá Toan.
Chính anh Thức cũng nói là do ông Toan ra quyết định đó để thay đổi và đưa ra những điều khoản là thư chỉ được gửi cho 1 người, khiếu nại phải được trại kiểm tra trước không được gửi thư cho các lãnh đạo nhà nước.
Khi chúng tôi làm việc với ban lãnh đạo trại giam thì họ hoàn toàn không nói gì về điều đó, họ nói họ làm trong khả năng của họ, không có quyền giải quyết và đã đưa lên Viện Kiểm soát.
Tuy nhiên việc kiểm soát anh Thức như thế là hoàn toàn sai theo quy định của pháp luật, tại vì họ không dẫn được ra bất cứ điều gì là của nội quy trại giam hết”.
Cuối buổi thăm gặp, ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người bên ngoài đã quan tâm đến sự việc của ông, tuy nhiên ông nói rằng ông biết việc của mình là đấu tranh cho công lý và ông sẽ cương quyết thực hiện việc tuyệt thực cho đến khi nào đạt được công lý.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, nguyên là Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ điện thoại Internet One Connection thành lập ở Singapore khoảng năm 2002.
Năm 2009, ông Thức bị bắt với cáo buộc ban đầu là “trộm cước viễn thông”, tuy nhiên sau đó bị chuyển tội danh thành “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Thức bị tuyên án 16 năm tù giam trong phiên tòa đầu năm 2010.
Tổ chức Ân xá quốc tế sau đó gọi phiên tòa là “sự nhạo báng công lý”.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần từ chối lời đề nghị đi định cư ở Hoa Kỳ hay Âu Châu, và tuyên bố “ở lại để cống hiến và phục vụ cho đất nước.
September 1, 2018
Ngày thứ 18: Ông Thức cương quyết tuyệt thực đến khi đạt được công lý
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã bước vào ngày tuyệt thực thứ 18 và cho biết sẽ tiếp tục tuyệt thực cho đến khi đạt được công lý.
Sáng ngày 31 tháng 8, bốn người trong gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và 2 nhà hoạt động là Phạm Bá Hải và Lê Thăng Long đã đến Trại giam số 6 Thanh Chương – Nghệ An để thăm gặp thì được ông Thức cho biết bản thân vẫn tiếp tục tuyệt thực ở ngày thứ 18 và sẽ tiếp tục để đòi hỏi thượng tôn pháp luật.
Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái của ông Thức nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại sau cuộc thăm gặp như sau:
“Thức vẫn còn tuyệt thực, từ chối thức ăn của trại giam và gia đình có đem một số thức ăn nhưng Thức vẫn không nhận và kêu đem về.
Tuyệt thực đến ngày đó thì gia đình thấy sức khỏe anh cũng yếu, mặt mày bị háp, đen thui, nhìn thấy thương lắm, nhìn ảnh mà gia đình chịu không nổi.
Tuy vậy anh vẫn động viên: Gia đình yên tâm em không sao!
Lúc đó gia đình có hỏi lý do vì sao Thức vẫn cứ tuyệt thực, thì Thức có nói là em cần công lý và nhà nước này phải Thượng tôn pháp luật”.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, đã bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 tháng 8 để phản đối yêu cầu nhận tội từ phía công an để đổi lại lệnh đặc xá, cùng với đó ông cũng phản đối những ngược đãi của trại giam đối với mình.
Tù nhân lương tâm được quốc tế quan tâm này nói với gia đình rằng ông muốn vụ án của mình trở thành án lệ về sau. Bà Diệu Liên thuật lại với Á Châu Tự Do:
“Thức nói việc trả tự do cho Thức phải đảm bảo về công lý, nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý. Anh Thức muốn nhà nước phải thượng tôn pháp luật và sử dụng đúng điều luật để trả tự do cho ảnh trong khoản 3 điều 109 (Bộ Luật Hình Sự).
Anh Thức cũng nói rằng, điều luật ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ sau này được thay đổi theo hướng chỉ khi nào có hành động vật lý mới bị kết tội và vụ án của anh sẽ được làm án lệ sau này”.
Cũng theo bà Diệu Liên thì gia đình bà cũng có buổi làm việc với Trại giam số 6 trong khoảng 1 giờ đồng hồ để làm rõ sự việc vì sao lại đối xử bất công với ông Thức trong nhà giam thì được cho biết vụ việc đã được chuyển cho Viện kiểm soát.
“Trước một ngày gia đình lên thì Viện kiểm soát nhân dân cũng lên và gặp anh Thức, tức là ngày 29/8, để làm sáng tỏ những việc anh Thức cho là trại giam áp bức.
Thì sáng nay gia đình cũng có làm việc và họ cũng có giải thích và ghi biển bản lại. Nhưng tất cả đều do văn bản số 224 của giám thị trại giam Trần Bá Toan.
Chính anh Thức cũng nói là do ông Toan ra quyết định đó để thay đổi và đưa ra những điều khoản là thư chỉ được gửi cho 1 người, khiếu nại phải được trại kiểm tra trước không được gửi thư cho các lãnh đạo nhà nước.
Khi chúng tôi làm việc với ban lãnh đạo trại giam thì họ hoàn toàn không nói gì về điều đó, họ nói họ làm trong khả năng của họ, không có quyền giải quyết và đã đưa lên Viện Kiểm soát.
Tuy nhiên việc kiểm soát anh Thức như thế là hoàn toàn sai theo quy định của pháp luật, tại vì họ không dẫn được ra bất cứ điều gì là của nội quy trại giam hết”.
Cuối buổi thăm gặp, ông Trần Huỳnh Duy Thức gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người bên ngoài đã quan tâm đến sự việc của ông, tuy nhiên ông nói rằng ông biết việc của mình là đấu tranh cho công lý và ông sẽ cương quyết thực hiện việc tuyệt thực cho đến khi nào đạt được công lý.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966, nguyên là Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ điện thoại Internet One Connection thành lập ở Singapore khoảng năm 2002.
Năm 2009, ông Thức bị bắt với cáo buộc ban đầu là “trộm cước viễn thông”, tuy nhiên sau đó bị chuyển tội danh thành “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Thức bị tuyên án 16 năm tù giam trong phiên tòa đầu năm 2010.
Tổ chức Ân xá quốc tế sau đó gọi phiên tòa là “sự nhạo báng công lý”.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức nhiều lần từ chối lời đề nghị đi định cư ở Hoa Kỳ hay Âu Châu, và tuyên bố “ở lại để cống hiến và phục vụ cho đất nước.