Đã có ít nhất 17 người chết và mất tích do mưa lũ những ngày qua ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tính đến hết ngày 1/9.
Theo số liệu cập nhật, những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất là Thanh Hoá, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, và Hoà Bình. Trong đó, Thanh Hoá là tỉnh có thiệt hại nặng nề nhất về người với 7 người thiệt mạng và 6 người mất tích. Hạ tầng giao thông ở tỉnh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng với 5 cây cầu bị sập và cuốn trôi, nhiều tuyến đường bị sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng. Các huyện miền núi ở Thanh Hoá đã phải sơ tán hơn 5.000 hộ dân tại các vùng nguy hiểm ven sông, vùng trũng thấp và có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
Mưa lũ lớn cộng với thuỷ điện ở miền Trung xả lũ cũng khiến nhiều nhà dân bị ngập. Theo thống kê được truyền thông trong nước cho biết, có hơn 1.100 ngôi nhà bị sập phải di dời khẩn cấp, gần 4.000 héc ta lúa, hoa màu bị thiệt hại, 26.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Mặc dù nước lũ trên các sông ở Nghệ An và Thanh Hoá đang xuống nhưng nguy cơ sạt lở đất vẫn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh này, theo cảnh báo của cơ quan khí tượng.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường đang làm mực nước sông Cửu Long tăng lên.
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, vào sáng ngày 31/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, đồng thời chủ động ứng phó với lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.
September 3, 2018
17 người chết và mất tích do mưa lũ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đã có ít nhất 17 người chết và mất tích do mưa lũ những ngày qua ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam, theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tính đến hết ngày 1/9.
Theo số liệu cập nhật, những tỉnh chịu thiệt hại nhiều nhất là Thanh Hoá, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, và Hoà Bình. Trong đó, Thanh Hoá là tỉnh có thiệt hại nặng nề nhất về người với 7 người thiệt mạng và 6 người mất tích. Hạ tầng giao thông ở tỉnh này bị ảnh hưởng nghiêm trọng với 5 cây cầu bị sập và cuốn trôi, nhiều tuyến đường bị sạt lở và ngập lụt nghiêm trọng. Các huyện miền núi ở Thanh Hoá đã phải sơ tán hơn 5.000 hộ dân tại các vùng nguy hiểm ven sông, vùng trũng thấp và có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.
Mưa lũ lớn cộng với thuỷ điện ở miền Trung xả lũ cũng khiến nhiều nhà dân bị ngập. Theo thống kê được truyền thông trong nước cho biết, có hơn 1.100 ngôi nhà bị sập phải di dời khẩn cấp, gần 4.000 héc ta lúa, hoa màu bị thiệt hại, 26.000 gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Mặc dù nước lũ trên các sông ở Nghệ An và Thanh Hoá đang xuống nhưng nguy cơ sạt lở đất vẫn tiếp tục xảy ra ở các tỉnh này, theo cảnh báo của cơ quan khí tượng.
Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường đang làm mực nước sông Cửu Long tăng lên.
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, vào sáng ngày 31/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, đồng thời chủ động ứng phó với lũ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long.