Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/9/2018
Để đối phó với tình hình bất mãn ngày càng tăng của dân chúng, chế độ cộng sản Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến bằng cách bắt giữ và biệt giam tám thành viên của nhóm Hiến Pháp, và kết án tù thêm hai Facebooker.
Trong tuần đầu tiên của tháng 9, trong dịp Quốc khánh, lực lượng an ninh đã bắt giữ Huỳnh Trương Ca (Huỳnh Trương Ca) và bắt cóc thêm tám thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, một nhóm những người hoạt động cổ suý dân quyền và nhân quyền bằng cách phổ biến Hiến pháp 2013.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc ông Ca với tội danh “Làm, lưu giữ và phát tán thông tin, tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, trả tự do cho ông Phạm Thảo (Tâm Tâm Nguyen) nhưng vẫn còn biệt giam ông Ngô Văn Dũng (Ngô Văn Dũng), ông Đỗ Thế Hoá (Bang Lĩnh), cô Đoàn Thị Hồng (Xuân Hồng), cô Trần Hoàng Lan (Tran Hoang Lan), ông Hùng Hưng (Hung Hung), ông Hồ Đình Cương (Văn Cương Hồ) và Trần Phương. Gia đình của ông Dũng, ông Hoá và cô Hồng cho biết họ vẫn chưa nhận được lệnh bắt giữ và tạm giam của ba người và cũng không biết họ bị cáo buộc gì.
Trong tuần, chính quyền Việt Nam đã kết án hai Facebooker, ông Đoàn Khánh Vinh Quang và ông Bùi Mạnh Đồng về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015 vì những bài viết trên Facebook. Ông Quang bị kết án 27 tháng tù giam còn ông Đồng bị án 30 tháng tù giam. Không giống như nhiều vụ án chính trị khác với việc giam giữ trước xử án nhiều tháng, hai ông bị bắt đầu tháng 9 và bị kết án chỉ sau hơn 3 tuần.
Ngày 26/9, Toà án Nhân dân huyện Bắc Bình đã kết án 15 công dân địa phương với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015 vì đã tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế vào ngày 09-11/6. Toà đã tuyên án với mức án từ 24 tháng đến 54 tháng cho 15 người. Theo RFA thì cả 15 bị cáo không có luật sư bào chữa.
Với những vụ bắt giữ và kết án gần đây, Việt Nam đã bắt giữ tổng cộng 23 nhà hoạt động trong 9 tháng của năm 2018, kết án 33 nhà hoạt động với tổng mức án 225.5 năm tù giam và 56 năm quản chế. Thêm vào đó là 52 người biểu tình bị kết án tù từ 8 tháng đến 54 tháng, và 8 người bị án treo từ 5 tháng đến 12 tháng.
Theo Now!Campaign, một chiến dịch của BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền và 12 tổ chức NGO quốc tế và quốc nội, Việt Nam hiện đang giam giữ 245 tù nhân lương tâm.
Ban Giám thị trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã từ chối không cho gia đình của tù nhân lương tâm Trần Thị Nga được thăm cô mà không đưa ra lý do cụ thể. Việc ngăn cấm này làm dấy lên sự quan ngại về an ninh của cô, rằng cô có thể đang gặp nguy hiểm vì trước đó, trong tháng 7-8, cô đã bị một tù nhân nữ đánh đập và doạ giết.
Ngày 05/10 tới, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà xét xử nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và bốn bạn của ông tên Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Nguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999. Cả năm người bị bắt vào tháng 11/2016 và được cho rằng có liên quan đến tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một tổ chức cổ suý quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Ông Vịnh lập ra tổ chức này vào tháng 6/2016 nhưng rời bỏ tổ chức vài ngày trước khi bị bắt.
Nếu bị cho là có tội, ông Vịnh và bốn bạn phải đối mặt với mức án nặng nề, có thể là chung thân và thậm chí là tử hình, theo luật pháp hiện tại của Việt Nam.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán của Liên Hợp quốc (UN Working Group on Arbitrary Detention) coi việc bắt giữ và giam cầm ông Vịnh là độc đoán và yêu cầu trả tự do cho ông.
===== 24/9 =====
FacebookerĐoàn Khánh Vinh Quang bị kết án 27 năm tù giam
Ngày24/9, Toà án Nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã kết án Đoàn Khánh Vinh Quang(Facebooker Quang Đoàn) với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015.
ÔngQuang,42, người bị bắt đầu tháng 9, bị toà tuyên án 27 tháng tù giam vì có những bài viết và bình luận “xúc phạm Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam” trên Facebook.
Ngoài ra ông Quang còn bị cho tham gia vào việc xúi giục cuộc biểu tình vào ngày 10/6, cũng theo cơ quan chức năng, bằng cách kêu gọi mọi người bóp còi xe inh ỏi.
Đọc thêm: Thêm một Facebooker bị kết án tù
===== 25/9 =====
9 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ trong dịp Quốc khánh
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 9 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong tuần đầu tiên của tháng 9, và giam giữ họ mà không thông báo cho gia đình của về việc bắt giữ và giam cầm, trừ trường hợp của Huỳnh Trương Ca
Những người bị bắt cóc bao gồm: ông Ngô Văn Dũng, cô Đoàn Thị Hồng, ông Đỗ Thế Hoá, cô Trần Hoàng Lan, ông Hùng Hưng, ông Hồ Đình Cương, ông Trần Phương, và ông Phạm Thảo. Họ bị bắt cóc trong những ngày 01-04/9.
Cho tới nay, chính quyền mới công bố việc bắt giữ ông Ca kèm thêm cáo buộc theo Điều 117 của BLHS 2015, trả tự do cho ông Thảo sau hai ngày tra khảo, và vẫn còn biệt giam 7 người còn lại.
Gia đình ông Dũng, cô Hồng và ông Hoá chưa nhận được bất cứ giấy tờ gì về bắt giữ và giam giữ của ba người. Người Bảo vệ Nhân quyền không liên lạc được với gia đình của năm người còn lại của nhóm.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khám xét nơi ở của ông Hoá và cô Hồng, tuy nhiên, gia đình họ cũng không nhận được biên bản khám xét.
Công an không thông báo về địa điểm giam giữ ông Dũng và cô Hồng, nhưng gia đình đi dò hỏi nhiều nơi và Trại tạm giam của công an thành phố đóng ở số 4 Phan Đăng Lưu có nhận đồ gửi vào cho họ.
Người Bảo vệ Nhân quyền đã liên lạc được với một số thành viên sáng lập, trong đó có Nguyễn Thị Thuỷ (Facebooker Nguyễn Uyên Thuỳ). Theo cô thì nhóm này chủ trương bất bạo động, nhưng có quyền tự vệ.
Theo một nguồn tin thì công an khi bắt Đỗ Thế Hoá có tìm thấy 10 cây dèn pin phóng điện, một loại dùng để tự vệ.
Hiến Pháp là một nhóm cổ suý nhà nước pháp trị và cả nhân dân và chính quyền phải tôn trọng hiến pháp. Nhóm đã tuyên truyền quyền con người, quyền dân sự có trong Hiến pháp 2013 và đấu tranh đòi chính quyền phải tôn trọng quyền đó của nhân dân.
Các thành viên của nhóm Hiến Pháp là những người đi đầu trong cuộc biểu tình ở Saigon vào tháng 6 năm 2018. Họ có dự định tổ chức biểu tình vào ngày 04/9 nhưng đã bị đàn áp trước đó.
Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền đã được thông báo về việc mất tích của ông Dũng và một số người trong nhóm, và cơ quan này sẽ có trao đổi với Chính phủ Việt Nam về việc bắt giữ mà không thông báo cho gia đình.
===== 26/9 =====
15 người biểu tình ở Bình Thuận bị kết án tù
Ngày 26/9, Tòa án Nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã tuyên án tổng cộng 52 năm tù cho 15 người bị cáo buộc tham gia gây rối trật tự công cộng tại xã Phan Rí Thành hôm 11/6.
Những người bị mang ra xét xử có độ tuổi từ 18 tới 33 và bị tuyên án từ 2 tới 4 năm rưỡi tù giam cho mỗi người.
Theo nguồn tin của RFA thì không ai trong số 15 bị cáo có luật sư bảo vệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, 60 người tham gia biểu tình trung tuần tháng 6 đã bị kết án: 52 trong số họ bị án tù từ 8 đến 54 tháng, và 8 người còn lại bị án treo từ 5 đến 12 tháng.
Thông tin bổ sung: Thêm 15 người biểu tình chống dự luật đặc khu bị án tù
===== 27/9 =====
Facebooker Bùi Mạnh Đồng bị kết án 30 tháng tù giam
Sáng ngày 27/9, Tòa án Nhân dân quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ,đã tuyên phạt ông Bùi Mạnh Đồng ántù 2 năm 6 tháng với tộidanh”lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 củaBLHS 2015.
Ông Đồng bị bắt đầu tháng 9, và bị kết tội vì những bài viết và chia sẻ trên Facebook mà bị chính quyền coi là bôi nhọ và nói xấu đảng và nhà nước.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 7/2018, ông Bùi Mạnh Đồng dùng máy tính xách tay chèn chữ vào những hình ảnh và làm ra các bài viết có nội dung, lời lẽ xuyên tạc, vu khống, làm xấu nhằm bôi nhọ Đảng, Nhà nước, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản, Nhà nước…
Ông là người thứ 4 ở Cần Thơ bị kết án vì đăng tải và chia sẻ bài viết trên mạng xã hội trong cuối tháng 9. Trước đó, Nguyễn Hồng Nguyên, Trương Đình Khang và Đoàn Khánh Vinh Quang bị kết án từ 12 tháng đến 27 tháng tù giam.
Đọc thêm: Thêm Facebooker bị tù với cáo buộc nói xấu lãnh đạo
=====
Gia đình TNLT Trần Thị Nga không được thăm gặp
Ngày 29/9, ông Phan Văn Phong đưa hai con trai từ Hà Nội vào Gia Lai để thăm gặp tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, nhưng đã bị Ban Giám thị trại giam Gia Trung từ chối cho gặp cô.
Ban đầu, Ban Giám thị trại giam cho người em trai của cô Nga đưa hai cháu vào làm thủ tục thăm gặp, nhưng rồi chúng không cho gặp cô và cũng không đưa ra lý do.
Do hai con phải đi học nên ông Phong đưa hai con quay trở về Hà Nội ngay trong ngày. Quãng đường di chuyển gần 3,000 km.
Lần Nga gặp các con duy nhất kể từ khi cô bị bắt là vào ngày 26/7, cũng tại trại giam này.
Tháng 8, người em trai của cô đến trại giam nhưng không được cho gặp cô.
Trongtháng 7-8, cô Nga gọi điện về cho gia đình nói rằng cô bị một tù nhân cùng phòng đánh đập và doạ giết nhiều lần.
==============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
September 30, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 39, từ ngày 24 đến 30/9/2018: Chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, bắt giữ 9 nhà hoạt động và kết án hai Facebooker
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/9/2018
Để đối phó với tình hình bất mãn ngày càng tăng của dân chúng, chế độ cộng sản Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến bằng cách bắt giữ và biệt giam tám thành viên của nhóm Hiến Pháp, và kết án tù thêm hai Facebooker.
Trong tuần đầu tiên của tháng 9, trong dịp Quốc khánh, lực lượng an ninh đã bắt giữ Huỳnh Trương Ca (Huỳnh Trương Ca) và bắt cóc thêm tám thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, một nhóm những người hoạt động cổ suý dân quyền và nhân quyền bằng cách phổ biến Hiến pháp 2013.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã cáo buộc ông Ca với tội danh “Làm, lưu giữ và phát tán thông tin, tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, trả tự do cho ông Phạm Thảo (Tâm Tâm Nguyen) nhưng vẫn còn biệt giam ông Ngô Văn Dũng (Ngô Văn Dũng), ông Đỗ Thế Hoá (Bang Lĩnh), cô Đoàn Thị Hồng (Xuân Hồng), cô Trần Hoàng Lan (Tran Hoang Lan), ông Hùng Hưng (Hung Hung), ông Hồ Đình Cương (Văn Cương Hồ) và Trần Phương. Gia đình của ông Dũng, ông Hoá và cô Hồng cho biết họ vẫn chưa nhận được lệnh bắt giữ và tạm giam của ba người và cũng không biết họ bị cáo buộc gì.
Trong tuần, chính quyền Việt Nam đã kết án hai Facebooker, ông Đoàn Khánh Vinh Quang và ông Bùi Mạnh Đồng về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015 vì những bài viết trên Facebook. Ông Quang bị kết án 27 tháng tù giam còn ông Đồng bị án 30 tháng tù giam. Không giống như nhiều vụ án chính trị khác với việc giam giữ trước xử án nhiều tháng, hai ông bị bắt đầu tháng 9 và bị kết án chỉ sau hơn 3 tuần.
Ngày 26/9, Toà án Nhân dân huyện Bắc Bình đã kết án 15 công dân địa phương với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015 vì đã tham gia biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế vào ngày 09-11/6. Toà đã tuyên án với mức án từ 24 tháng đến 54 tháng cho 15 người. Theo RFA thì cả 15 bị cáo không có luật sư bào chữa.
Với những vụ bắt giữ và kết án gần đây, Việt Nam đã bắt giữ tổng cộng 23 nhà hoạt động trong 9 tháng của năm 2018, kết án 33 nhà hoạt động với tổng mức án 225.5 năm tù giam và 56 năm quản chế. Thêm vào đó là 52 người biểu tình bị kết án tù từ 8 tháng đến 54 tháng, và 8 người bị án treo từ 5 tháng đến 12 tháng.
Theo Now!Campaign, một chiến dịch của BPSOS, Người Bảo vệ Nhân quyền và 12 tổ chức NGO quốc tế và quốc nội, Việt Nam hiện đang giam giữ 245 tù nhân lương tâm.
Ban Giám thị trại giam Gia Trung (Gia Lai) đã từ chối không cho gia đình của tù nhân lương tâm Trần Thị Nga được thăm cô mà không đưa ra lý do cụ thể. Việc ngăn cấm này làm dấy lên sự quan ngại về an ninh của cô, rằng cô có thể đang gặp nguy hiểm vì trước đó, trong tháng 7-8, cô đã bị một tù nhân nữ đánh đập và doạ giết.
Ngày 05/10 tới, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà xét xử nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và bốn bạn của ông tên Nguyễn Văn Đức Độ, Phan Trung, Nguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS 1999. Cả năm người bị bắt vào tháng 11/2016 và được cho rằng có liên quan đến tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết, một tổ chức cổ suý quyền dân sự và chính trị của nhân dân. Ông Vịnh lập ra tổ chức này vào tháng 6/2016 nhưng rời bỏ tổ chức vài ngày trước khi bị bắt.
Nếu bị cho là có tội, ông Vịnh và bốn bạn phải đối mặt với mức án nặng nề, có thể là chung thân và thậm chí là tử hình, theo luật pháp hiện tại của Việt Nam.
Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán của Liên Hợp quốc (UN Working Group on Arbitrary Detention) coi việc bắt giữ và giam cầm ông Vịnh là độc đoán và yêu cầu trả tự do cho ông.
===== 24/9 =====
FacebookerĐoàn Khánh Vinh Quang bị kết án 27 năm tù giam
Ngày24/9, Toà án Nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã kết án Đoàn Khánh Vinh Quang(Facebooker Quang Đoàn) với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015.
ÔngQuang,42, người bị bắt đầu tháng 9, bị toà tuyên án 27 tháng tù giam vì có những bài viết và bình luận “xúc phạm Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam” trên Facebook.
Ngoài ra ông Quang còn bị cho tham gia vào việc xúi giục cuộc biểu tình vào ngày 10/6, cũng theo cơ quan chức năng, bằng cách kêu gọi mọi người bóp còi xe inh ỏi.
Đọc thêm: Thêm một Facebooker bị kết án tù
===== 25/9 =====
9 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ trong dịp Quốc khánh
Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 9 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong tuần đầu tiên của tháng 9, và giam giữ họ mà không thông báo cho gia đình của về việc bắt giữ và giam cầm, trừ trường hợp của Huỳnh Trương Ca
Những người bị bắt cóc bao gồm: ông Ngô Văn Dũng, cô Đoàn Thị Hồng, ông Đỗ Thế Hoá, cô Trần Hoàng Lan, ông Hùng Hưng, ông Hồ Đình Cương, ông Trần Phương, và ông Phạm Thảo. Họ bị bắt cóc trong những ngày 01-04/9.
Cho tới nay, chính quyền mới công bố việc bắt giữ ông Ca kèm thêm cáo buộc theo Điều 117 của BLHS 2015, trả tự do cho ông Thảo sau hai ngày tra khảo, và vẫn còn biệt giam 7 người còn lại.
Gia đình ông Dũng, cô Hồng và ông Hoá chưa nhận được bất cứ giấy tờ gì về bắt giữ và giam giữ của ba người. Người Bảo vệ Nhân quyền không liên lạc được với gia đình của năm người còn lại của nhóm.
Công an thành phố Hồ Chí Minh đã khám xét nơi ở của ông Hoá và cô Hồng, tuy nhiên, gia đình họ cũng không nhận được biên bản khám xét.
Công an không thông báo về địa điểm giam giữ ông Dũng và cô Hồng, nhưng gia đình đi dò hỏi nhiều nơi và Trại tạm giam của công an thành phố đóng ở số 4 Phan Đăng Lưu có nhận đồ gửi vào cho họ.
Người Bảo vệ Nhân quyền đã liên lạc được với một số thành viên sáng lập, trong đó có Nguyễn Thị Thuỷ (Facebooker Nguyễn Uyên Thuỳ). Theo cô thì nhóm này chủ trương bất bạo động, nhưng có quyền tự vệ.
Theo một nguồn tin thì công an khi bắt Đỗ Thế Hoá có tìm thấy 10 cây dèn pin phóng điện, một loại dùng để tự vệ.
Hiến Pháp là một nhóm cổ suý nhà nước pháp trị và cả nhân dân và chính quyền phải tôn trọng hiến pháp. Nhóm đã tuyên truyền quyền con người, quyền dân sự có trong Hiến pháp 2013 và đấu tranh đòi chính quyền phải tôn trọng quyền đó của nhân dân.
Các thành viên của nhóm Hiến Pháp là những người đi đầu trong cuộc biểu tình ở Saigon vào tháng 6 năm 2018. Họ có dự định tổ chức biểu tình vào ngày 04/9 nhưng đã bị đàn áp trước đó.
Văn phòng Cao uỷ LHQ về Nhân quyền đã được thông báo về việc mất tích của ông Dũng và một số người trong nhóm, và cơ quan này sẽ có trao đổi với Chính phủ Việt Nam về việc bắt giữ mà không thông báo cho gia đình.
===== 26/9 =====
15 người biểu tình ở Bình Thuận bị kết án tù
Ngày 26/9, Tòa án Nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã tuyên án tổng cộng 52 năm tù cho 15 người bị cáo buộc tham gia gây rối trật tự công cộng tại xã Phan Rí Thành hôm 11/6.
Những người bị mang ra xét xử có độ tuổi từ 18 tới 33 và bị tuyên án từ 2 tới 4 năm rưỡi tù giam cho mỗi người.
Theo nguồn tin của RFA thì không ai trong số 15 bị cáo có luật sư bảo vệ.
Cho đến thời điểm hiện tại, 60 người tham gia biểu tình trung tuần tháng 6 đã bị kết án: 52 trong số họ bị án tù từ 8 đến 54 tháng, và 8 người còn lại bị án treo từ 5 đến 12 tháng.
Thông tin bổ sung: Thêm 15 người biểu tình chống dự luật đặc khu bị án tù
===== 27/9 =====
Facebooker Bùi Mạnh Đồng bị kết án 30 tháng tù giam
Sáng ngày 27/9, Tòa án Nhân dân quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ,đã tuyên phạt ông Bùi Mạnh Đồng ántù 2 năm 6 tháng với tộidanh”lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 củaBLHS 2015.
Ông Đồng bị bắt đầu tháng 9, và bị kết tội vì những bài viết và chia sẻ trên Facebook mà bị chính quyền coi là bôi nhọ và nói xấu đảng và nhà nước.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến tháng 7/2018, ông Bùi Mạnh Đồng dùng máy tính xách tay chèn chữ vào những hình ảnh và làm ra các bài viết có nội dung, lời lẽ xuyên tạc, vu khống, làm xấu nhằm bôi nhọ Đảng, Nhà nước, xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản, Nhà nước…
Ông là người thứ 4 ở Cần Thơ bị kết án vì đăng tải và chia sẻ bài viết trên mạng xã hội trong cuối tháng 9. Trước đó, Nguyễn Hồng Nguyên, Trương Đình Khang và Đoàn Khánh Vinh Quang bị kết án từ 12 tháng đến 27 tháng tù giam.
Đọc thêm: Thêm Facebooker bị tù với cáo buộc nói xấu lãnh đạo
=====
Gia đình TNLT Trần Thị Nga không được thăm gặp
Ngày 29/9, ông Phan Văn Phong đưa hai con trai từ Hà Nội vào Gia Lai để thăm gặp tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, nhưng đã bị Ban Giám thị trại giam Gia Trung từ chối cho gặp cô.
Ban đầu, Ban Giám thị trại giam cho người em trai của cô Nga đưa hai cháu vào làm thủ tục thăm gặp, nhưng rồi chúng không cho gặp cô và cũng không đưa ra lý do.
Do hai con phải đi học nên ông Phong đưa hai con quay trở về Hà Nội ngay trong ngày. Quãng đường di chuyển gần 3,000 km.
Lần Nga gặp các con duy nhất kể từ khi cô bị bắt là vào ngày 26/7, cũng tại trại giam này.
Tháng 8, người em trai của cô đến trại giam nhưng không được cho gặp cô.
Trongtháng 7-8, cô Nga gọi điện về cho gia đình nói rằng cô bị một tù nhân cùng phòng đánh đập và doạ giết nhiều lần.
==============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây