Thường Sơn, Việt Nam Thời báo, ngày 03/10/2018
Vào một buổi sáng gần cuối tháng Chín năm 2018, sau khi nói chuyện với một nhà nghiên cứu Úc tại quán cà phê Highland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xách va ly ra để chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi Úc. Nhưng khi ông đến phố Hoàng Diệu thì bị những kẻ mặc thường phục tống lên xe trực chỉ đồn công an Nội Bài. Ông bị câu lưu cho đến 6 giờ tối – lần câu lưu thứ 20 đối với ông kể từ cuối năm 2014.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam – sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam – dự kiến diễn ra vào gần trung tuần tháng Mười năm 2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để quyết định có ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) hay là không.
Nhưng EU đang phải chứng kiến khách mời điều trần nhân quyền Brussells của họ là nhà hoạt động Nguyễn Quang A bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho xuất cảnh sang Bỉ. Đó chính là một bằng chứng không thể sống động hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’.
Đó là lý do vì sao EU phải đặc biệt quan tâm đến khía cạnh nhân quyền vào lần này.
‘Mở mắt’ từ vụ bắt cóc
Có thể nhận ra một sự thay đổi lớn trong cái nhìn của EU về nhân quyền Việt Nam, bắt đầu từ giữa năm 2016 – trùng với thời gian có đến 8 khách mời của Tổng thống Mỹ Barak Obama bị công an Việt Nam thô bạo cấm cửa không cho gặp Obama khi ông đến Hà Nội, và đặc biệt từ giữa năm 2017 khi vỡ lở vụ mật vụ Việt Nam sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh châu Âu. Vào thời điểm đó, Nghị viện châu Âu đã ban hành một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng có để lên án chính quyền Việt Nam về các vụ đàn áp nhân quyền. Kể từ đó, tình hình dần thay đổi. Những kẻ chuyên nghề áp bức quyền làm người ở Việt Nam không còn nhiều cơ hội để lấn lướt và ăn hiếp giới nghị sĩ châu Âu như trước.
Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.
Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do “trong thời gian tới đây”. Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.
Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.
Rõ ràng là so với những năm trước, thái độ và hành động của EU đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn mềm dẻo mà trở nên cứng rắn hơn hẳn.
Tháng Tám năm 2018, lần thứ hai trong vòng 4 tháng, Liên minh châu Âu – nơi đang nắm trong tay quyền sinh sát đối với số phận như mành treo trước gió của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), đã ‘kết án’ nhà cầm quyền Việt Nam bằng cụm từ ‘vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế’ khi xử án hàng chục năm tù giam hoặc hơn đối với mỗi trường hợp trong số nhiều nhà hoạt động nhân quyền.
October 3, 2018
Quyết định EVFTA vào tháng Mười: Vì sao EU đặc biệt quan tâm nhân quyền?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thường Sơn, Việt Nam Thời báo, ngày 03/10/2018
Vào một buổi sáng gần cuối tháng Chín năm 2018, sau khi nói chuyện với một nhà nghiên cứu Úc tại quán cà phê Highland, Tiến sĩ Nguyễn Quang A xách va ly ra để chuẩn bị bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để bay tiếp đi Úc. Nhưng khi ông đến phố Hoàng Diệu thì bị những kẻ mặc thường phục tống lên xe trực chỉ đồn công an Nội Bài. Ông bị câu lưu cho đến 6 giờ tối – lần câu lưu thứ 20 đối với ông kể từ cuối năm 2014.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong những khách mời của Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu (thuộc Cộng đồng châu Âu) cho một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam – sẽ được Ủy ban thương mại quốc tế châu Âu tổ chức với sự có mặt của ba bên: EU, Bộ Công thương Việt Nam và một vài nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam – dự kiến diễn ra vào gần trung tuần tháng Mười năm 2018 tại Brussells (Bỉ), nơi hiện diện trụ sở chính của Liên minh châu Âu, để quyết định có ký chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) hay là không.
Nhưng EU đang phải chứng kiến khách mời điều trần nhân quyền Brussells của họ là nhà hoạt động Nguyễn Quang A bị nhà cầm quyền và công an Việt Nam cấm đoán thô bạo không cho xuất cảnh sang Bỉ. Đó chính là một bằng chứng không thể sống động hơn về lời cam kết lẫn tuyên rao ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người’.
Đó là lý do vì sao EU phải đặc biệt quan tâm đến khía cạnh nhân quyền vào lần này.
‘Mở mắt’ từ vụ bắt cóc
Có thể nhận ra một sự thay đổi lớn trong cái nhìn của EU về nhân quyền Việt Nam, bắt đầu từ giữa năm 2016 – trùng với thời gian có đến 8 khách mời của Tổng thống Mỹ Barak Obama bị công an Việt Nam thô bạo cấm cửa không cho gặp Obama khi ông đến Hà Nội, và đặc biệt từ giữa năm 2017 khi vỡ lở vụ mật vụ Việt Nam sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Từ giữa năm 2016, bàn cờ đối thoại và đàm phán về nhân quyền đã dần chuyển từ tay người Mỹ sang Liên minh châu Âu. Vào thời điểm đó, Nghị viện châu Âu đã ban hành một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng có để lên án chính quyền Việt Nam về các vụ đàn áp nhân quyền. Kể từ đó, tình hình dần thay đổi. Những kẻ chuyên nghề áp bức quyền làm người ở Việt Nam không còn nhiều cơ hội để lấn lướt và ăn hiếp giới nghị sĩ châu Âu như trước.
Còn sau vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’, có vẻ như người Đức duy lý, rất nguyên tắc và theo phương châm cứng rắn đang cầm chịch và cầm đằng chuôi trong phần lớn hoạt động và nội dung đàm phán nhân quyền, thậm chí đàm phán chi tiết ‘một đổi một’ với giới con buôn Hà Nội.
Vào tháng Hai năm 2018, trang Borderlex của châu Âu đã chính thức cho biết để thông qua EVFTA, “EU khăng khăng yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức dường như đã mang lại kết quả”, và khẳng định “Phía sau việc trì hoãn này (EVFTA) còn có một số lý do chính trị như: ưu tiên đưa ra thỏa thuận của EU với Nhật Bản, cuộc đụng độ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội, và Liên minh châu Âu nhấn mạnh rằng Việt Nam cần tôn trọng hơn các quyền con người và quyền lao động”.
Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do “trong thời gian tới đây”. Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.
Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.
Rõ ràng là so với những năm trước, thái độ và hành động của EU đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam đã không còn mềm dẻo mà trở nên cứng rắn hơn hẳn.
Tháng Tám năm 2018, lần thứ hai trong vòng 4 tháng, Liên minh châu Âu – nơi đang nắm trong tay quyền sinh sát đối với số phận như mành treo trước gió của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), đã ‘kết án’ nhà cầm quyền Việt Nam bằng cụm từ ‘vi phạm trực tiếp đối với các nghĩa vụ quốc tế’ khi xử án hàng chục năm tù giam hoặc hơn đối với mỗi trường hợp trong số nhiều nhà hoạt động nhân quyền.