Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 14/10/2018
Những năm gần đây, kể từ khi xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam (VN) phát triển mạnh, có một thông lệ, mỗi khi chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại với VN, các khối quốc gia thành viên thường tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ chức XHDS ở VN.
Động thái này vừa tạo điều kiện cho những người hoạt động cất lên được tiếng nói của mình ra quốc tế, vừa khẳng định vị thế của họ trong xã hội hiện đại.
Xin nhắc lại một số buổi gặp mà tôi được mời, lấy chuyện hôm qua để nói chuyện hôm nay:
Ngày 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức XHDS VN. Có 14 đại diện các tổ chức XHDS đã đến tham dự: Ls Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Tam, Ls Lê Thị Công Nhân, Ts Nguyễn Quang A, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hà Thị Vân, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Bùi Quang Viễn, Trần Thị Nga, Nguyễn Đình Hà, Võ Trường Thiện, Lê Công Vĩnh và tôi, Nguyễn Tường Thuỵ. Con số được mời nhiều hơn nhưng một số đã bị chặn không đến được cuộc họp.
|
Đại diện các tổ chức XHDS họp với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu ngày 23/2/2017. Ảnh: FB Nguyễn Chí Tuyến |
Cuộc gặp mặt này diễn ra trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ với Bộ Công an vào hôm sau, 7/5/2015.
Ông Tom Malinowski trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, người chủ trì cuộc họp đặt ra câu hỏi tham khảo: Tới đây, 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về việc có ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam hay không trong tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến quí vị, quý vị hãy trả lời ngắn gọn Yes hay No. Kết quả có 5 ý kiến trả lời Yes và 9 trả lời No. Như vậy, có thể thấy xu hướng của XHDS là nói không với TPP cho Việt Nam.
Với Liên minh Châu Âu (EU) cũng có những động thái tương tự. Trước khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – VN (EVFTA), ngày 23/2/2017, Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu tổ chức gặp một số nhân vật hoạt động xã hội dân sự. Buổi gặp mặt này nhằm tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, thăm dò thái độ của XHDS để dẫn đến có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam hay không.
Tham dự buổi gặp mặt này có Lê Công Định, Vũ Quốc Ngữ, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy.
Đại diện các tổ chức XHDS thảo luật hết sức sôi nổi thậm chí rất gay gắt trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Sau buổi gặp này, các tổ chức xã hội ra một tuyên bố chung gửi EU. Tuyên bố vạch rõ: “Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước”.
Qua đó, có thể thấy xu hướng của các tổ chức XHDS là không ủng hộ VN vào các tổ chức thương mại quốc tế khi tình hình vi phạm nhân quyền không những không được được cải thiện mà có xu hướng ngày càng xấu đi trầm trọng. Chỉ khi VN tự điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì hãy nói đến việc ký kết hay không.
|
Một banner của một tổ chức XHDS phản đối EVFTA cho đến khi nào nhân quyền được cải thiện. Ảnh: Facebook |
Còn chuyện hôm nay: Mới đây, ngày 10/10/2018, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và VN tại Brussells (Bỉ). Việc mời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự, được coi là chuyên gia nhân quyền, đại diện cho tác tổ chức XHDS ở VN nằm trong thông lệ nói trên.
Tại buổi điều trần, Ts Nguyễn Quang A xác nhận tình hình nhân quyền mấy năm gần đây xấu đi nhưng ông lại ủng hộ VN vào FTA: “Chính kiến của tôi là phải ký, phải thông qua thì lúc đó mới có một cơ chế để mà tiến hành những cái đòi hỏi về cải thiện nhân quyền”. Phát biểu của ông đã bao hàm lời giải thích nhưng làm nhiều người hoạt động XHDS ngỡ ngàng và lên tiếng phản đối, thậm chí nghi ngờ.
Ông giải thích rõ hơn: “Nếu EVFTA (Hiệp định thương mại tự do VN – EU – ghi chú của tác giả) được thông qua, EU sẽ có thêm đòn bẩy để gây sức ép với Việt Nam trong các cuộc đàm phán tương lai …”.
Mong muốn của các tổ chức XHDS là nhân quyền. Tuy nhiên, để có nhân quyền, tư duy của mỗi người có khác nhau.
Không riêng Ts Nguyễn Quang A mà còn một số người cùng cho rằng có EVFTA sẽ có nhân quyền. Ký được EVFTA, VN buộc phải cải thiện nhân quyền bởi các cam kết trong hiệp định. Ý kiến ngược lại là VN phải cải thiện nhân quyền rồi hãy tính đến EVFTA. Luồng ý kiến thứ hai xuất phát từ việc không có lòng tin vào nhà cầm quyền cộng sản.
Đã có quá nhiều kinh nghiệm về những cam kết của Việt Nam để đạt được một thỏa thuận nào đó. Họ có thể thả một vài tù nhân lương tâm, ngưng đàn áp một thời gian gọi đó là cải thiện nhân quyền nhưng nhiều người có vẻ không hiểu được rằng “kho” tù nhân lương tâm của VN là vô tận. Không phải thả ra vài người mà “kho” hụt đi. Họ thả một người nhưng có thể bắt một loạt 5,7 thậm chí hàng chục người. Sự đổi chác có thể là vài người được trả tự do nhưng sẽ mất đi tự do của những người khác, như một kiểu “đánh bùn sang ao”. Thực tế cho thấy, sau khi vào WTO hay trong quá trình thương thảo TPP, EVFTA, tình hình nhân quyền ở VN vẫn tiếp tục xấu đi, đặc biệt là từ cuối năm 2016 trở lại đây.
Vậy làm sao có thể tin có EVFTA rồi, nhân quyền VN sẽ được cải thiện. Nhà báo Phạm Chí Dũng cay đắng cảnh báo:
“Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006.
Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu ‘bắt bù’.
Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA”.
Nói thế là với giả thiết VN có những cam kết với FTA về nhân quyền để mà cảnh giác. Nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường là 3 mối quan tâm của EU. Tuy nhiên đây là các vấn đề còn đang gặp trở ngại. Về nhân quyền, tại buổi điều trần này, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công thương nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, VN “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Qua đó có thể thấy ông ta ngỏ ý, với EVFTA cũng là như vậy. Rõ ràng, tại diễn đàn này, phía VN né tránh vấn đề nhân quyền trong khi thương thảo EVFTA.
Những gì đã và đang diễn ra cho thấy nhà cầm quyền VN coi áp lực quốc tế về nhân quyền chỉ như ngứa ghẻ. Một quốc gia dám cử những nhân vật cộm cán nhất của Bộ Công an ngang nhiên bắt cóc người ở một quốc gia hàng đầu Châu Âu là một minh chứng hùng hồn nhất cho điều này.
Có thể vào một thời điểm nào đó, nhà cầm quyền VN giảm đàn áp do sách lược của họ nhưng tin vào lời cam kết nhân quyền ở chế độ độc đảng cộng sản ở VN là một niềm tin ngây thơ.
October 14, 2018
Có EVFTA Việt Nam sẽ có nhân quyền?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nguyễn Tường Thụy, Việt Nam Thời báo, ngày 14/10/2018
Những năm gần đây, kể từ khi xã hội dân sự (XHDS) ở Việt Nam (VN) phát triển mạnh, có một thông lệ, mỗi khi chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại với VN, các khối quốc gia thành viên thường tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ chức XHDS ở VN.
Động thái này vừa tạo điều kiện cho những người hoạt động cất lên được tiếng nói của mình ra quốc tế, vừa khẳng định vị thế của họ trong xã hội hiện đại.
Xin nhắc lại một số buổi gặp mà tôi được mời, lấy chuyện hôm qua để nói chuyện hôm nay:
Ngày 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức XHDS VN. Có 14 đại diện các tổ chức XHDS đã đến tham dự: Ls Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Tam, Ls Lê Thị Công Nhân, Ts Nguyễn Quang A, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hà Thị Vân, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Bùi Quang Viễn, Trần Thị Nga, Nguyễn Đình Hà, Võ Trường Thiện, Lê Công Vĩnh và tôi, Nguyễn Tường Thuỵ. Con số được mời nhiều hơn nhưng một số đã bị chặn không đến được cuộc họp.
Cuộc gặp mặt này diễn ra trước cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ với Bộ Công an vào hôm sau, 7/5/2015.
Ông Tom Malinowski trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, người chủ trì cuộc họp đặt ra câu hỏi tham khảo: Tới đây, 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về việc có ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam hay không trong tình trạng nhân quyền hiện nay ở Việt Nam. Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến quí vị, quý vị hãy trả lời ngắn gọn Yes hay No. Kết quả có 5 ý kiến trả lời Yes và 9 trả lời No. Như vậy, có thể thấy xu hướng của XHDS là nói không với TPP cho Việt Nam.
Với Liên minh Châu Âu (EU) cũng có những động thái tương tự. Trước khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU – VN (EVFTA), ngày 23/2/2017, Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu tổ chức gặp một số nhân vật hoạt động xã hội dân sự. Buổi gặp mặt này nhằm tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, thăm dò thái độ của XHDS để dẫn đến có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam hay không.
Tham dự buổi gặp mặt này có Lê Công Định, Vũ Quốc Ngữ, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy.
Đại diện các tổ chức XHDS thảo luật hết sức sôi nổi thậm chí rất gay gắt trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Sau buổi gặp này, các tổ chức xã hội ra một tuyên bố chung gửi EU. Tuyên bố vạch rõ: “Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước”.
Qua đó, có thể thấy xu hướng của các tổ chức XHDS là không ủng hộ VN vào các tổ chức thương mại quốc tế khi tình hình vi phạm nhân quyền không những không được được cải thiện mà có xu hướng ngày càng xấu đi trầm trọng. Chỉ khi VN tự điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn chung của quốc tế thì hãy nói đến việc ký kết hay không.
Còn chuyện hôm nay: Mới đây, ngày 10/10/2018, Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu tổ chức buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ Đầu tư (IPA) giữa EU và VN tại Brussells (Bỉ). Việc mời Tiến sĩ Nguyễn Quang A tham dự, được coi là chuyên gia nhân quyền, đại diện cho tác tổ chức XHDS ở VN nằm trong thông lệ nói trên.
Tại buổi điều trần, Ts Nguyễn Quang A xác nhận tình hình nhân quyền mấy năm gần đây xấu đi nhưng ông lại ủng hộ VN vào FTA: “Chính kiến của tôi là phải ký, phải thông qua thì lúc đó mới có một cơ chế để mà tiến hành những cái đòi hỏi về cải thiện nhân quyền”. Phát biểu của ông đã bao hàm lời giải thích nhưng làm nhiều người hoạt động XHDS ngỡ ngàng và lên tiếng phản đối, thậm chí nghi ngờ.
Ông giải thích rõ hơn: “Nếu EVFTA (Hiệp định thương mại tự do VN – EU – ghi chú của tác giả) được thông qua, EU sẽ có thêm đòn bẩy để gây sức ép với Việt Nam trong các cuộc đàm phán tương lai …”.
Mong muốn của các tổ chức XHDS là nhân quyền. Tuy nhiên, để có nhân quyền, tư duy của mỗi người có khác nhau.
Không riêng Ts Nguyễn Quang A mà còn một số người cùng cho rằng có EVFTA sẽ có nhân quyền. Ký được EVFTA, VN buộc phải cải thiện nhân quyền bởi các cam kết trong hiệp định. Ý kiến ngược lại là VN phải cải thiện nhân quyền rồi hãy tính đến EVFTA. Luồng ý kiến thứ hai xuất phát từ việc không có lòng tin vào nhà cầm quyền cộng sản.
Đã có quá nhiều kinh nghiệm về những cam kết của Việt Nam để đạt được một thỏa thuận nào đó. Họ có thể thả một vài tù nhân lương tâm, ngưng đàn áp một thời gian gọi đó là cải thiện nhân quyền nhưng nhiều người có vẻ không hiểu được rằng “kho” tù nhân lương tâm của VN là vô tận. Không phải thả ra vài người mà “kho” hụt đi. Họ thả một người nhưng có thể bắt một loạt 5,7 thậm chí hàng chục người. Sự đổi chác có thể là vài người được trả tự do nhưng sẽ mất đi tự do của những người khác, như một kiểu “đánh bùn sang ao”. Thực tế cho thấy, sau khi vào WTO hay trong quá trình thương thảo TPP, EVFTA, tình hình nhân quyền ở VN vẫn tiếp tục xấu đi, đặc biệt là từ cuối năm 2016 trở lại đây.
Vậy làm sao có thể tin có EVFTA rồi, nhân quyền VN sẽ được cải thiện. Nhà báo Phạm Chí Dũng cay đắng cảnh báo:
“Hãy đừng bao giờ quên bài học 2006.
Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm đàn áp giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế, đồng thời. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu ‘bắt bù’.
Tròn một con Giáp sau sự tráo trở trên, kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Lần này là Hiệp Định EVFTA”.
Nói thế là với giả thiết VN có những cam kết với FTA về nhân quyền để mà cảnh giác. Nhân quyền, các quyền của người lao động và bảo vệ môi trường là 3 mối quan tâm của EU. Tuy nhiên đây là các vấn đề còn đang gặp trở ngại. Về nhân quyền, tại buổi điều trần này, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công thương nói trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, VN “đã không bao giờ cam kết điều gì về nhân quyền, vì WTO không tập trung vào nhân quyền”. Qua đó có thể thấy ông ta ngỏ ý, với EVFTA cũng là như vậy. Rõ ràng, tại diễn đàn này, phía VN né tránh vấn đề nhân quyền trong khi thương thảo EVFTA.
Những gì đã và đang diễn ra cho thấy nhà cầm quyền VN coi áp lực quốc tế về nhân quyền chỉ như ngứa ghẻ. Một quốc gia dám cử những nhân vật cộm cán nhất của Bộ Công an ngang nhiên bắt cóc người ở một quốc gia hàng đầu Châu Âu là một minh chứng hùng hồn nhất cho điều này.
Có thể vào một thời điểm nào đó, nhà cầm quyền VN giảm đàn áp do sách lược của họ nhưng tin vào lời cam kết nhân quyền ở chế độ độc đảng cộng sản ở VN là một niềm tin ngây thơ.