Lời cầu nguyện cho người Thượng bị lãng quên của Việt Nam

Sự đàn áp của chế độ cộng sản đối với các dân tộc thiểu số ủng hộ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam phần lớn là vô hình nhưng đang bắt đầu được đưa ra ánh sáng.

Asia Times, ngày 13/10/2018

(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)

 

Hãy bắt đầu với một lời thú nhận. Khi tôi là một phóng viên chiến tranh ở Việt Nam vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, tôi không ủng hộ “báo chí dù.”

Đây là một thực hành: bay vào vùng chiến sự bằng trực thăng và ở lại đó một hoặc hai ngày để có được một cảm giác về tình hình và sau đó vội vàng trở lại Sài Gòn và viết một câu chuyện.

Khi nói đến Tây Nguyên của Việt Nam – vùng đất có ý nghĩa chiến lược giáp biên giới Campuchia và Lào và nằm ở phía bắc của đồng bằng sông Cửu Long – tôi vào và ra khá nhanh.

Tôi có thể nhớ bay đến thành phố Kontum với một đồng nghiệp khi thành phố đó là mục tiêu của hỏa lực pháo binh và tên lửa Bắc Việt vào mùa xuân năm 1972. Hai người trong chúng tôi đã quan sát nhanh tình hình ở đây, nói chuyện với một cố vấn Mỹ và một vài lính người Nam Việt Nam rồi quay về.

Thực tế là chúng tôi ít gặp người dân tộc thiểu số trong khu vực, bao gồm các dân tộc thiểu số người Thượng (Montagnard), mặc dù họ là nhóm người chiếm đa số ở khu vực này. Ngẫm lại, tôi nên có quan tâm đến họ, bắt đầu bằng câu hỏi “Người Thượng ở đâu thế?”

Hơn 40 năm sau, người ta có thể hỏi lại câu hỏi đó.

Người Thượng, là đồng minh trung thành nhất của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, hiện đang bị lãng quên và chỉ đơn giản là cố gắng sống sót vì bị đàn áp. Cuộc sống của họ bị chi phối bởi sắc dân Kinh, những người đã chiếm lấy vùng đất tổ tiên của họ.

Trong cùng thời gian, những người Thượng đã trốn sang Hoa Kỳ kể câu chuyện về vùng đất bị mất của họ và những thách thức mà những người còn ở lại đang phải đối mặt.

Vào giữa những năm 1950, những năm 1960, và đầu nhữngnăm 1970, những người nghèo khó từ Bắc Việt, người nghèo từ vùng ven biển miền Nam và người thiểu số khác nhưng không phải là người Thượng đã đến Tây Nguyên để tìm kiếm đất và việc làm.

Trong nhiều trường hợp, những người mới đến cướp đất của người Thượng bản địa mà không chịu bồi thường. Những kẻ này nhanh chóng chiếm đa số ở khu vực.

Trong thời kỳ thuộc địa của họ ở Việt Nam, người Pháp đã sử dụng thuật ngữ người Thượng, hoặc “người dân của những ngọn núi”, để mô tả các bộ tộc khác nhau sống ở vùng cao nguyên miền Nam Việt Nam.

Michael Benge là một chuyên gia người Mỹ về người Thượng đã làm việc với họ trong sáu năm trong Chiến tranh Việt Nam. Benge, người ban đầu đã làm việc cho cơ quan Các Dịch vụ Tự nguyện Quốc tế (IVS) và sau đó cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), lưu ý rằng bộ tộc miền núi của Việt Nam không phải là một sắc tộc.

Các bộ tộc khác nhau đó không có tên chung nào khác ngoài cái tên người Thượng mà được đặt ra bởi người Pháp, và sau đó được người Mỹ chấp nhận, Benge nói. Họ chủ yếu là người gốc Malayo-Polynesia, Mon-Khmer, và người Trung Quốc từ vùng Tây Tạng.

Nếu người Thượng được lựa chọn tên gọi cho mình, họ sẽ muốn được mang tên Anak Cu Chiang, nghĩa là “Những người con của núi rừng,” Benge nói.

Dưới thời Pháp, người Thượng được hưởng quyền tự trị đáng kể, theo Benge, người đã đến Việt Nam vào năm 1963. Người Pháp bổ nhiệm người Thượng vào các vị trí chính thức từ cấp tỉnh xuống đến buôn làng. Người Thượng không thể có được vị trí cao hơn trong hệ thống cai trị của Pháp.

Sau khi có quyền lực, chính quyền Nam Việt Nam coi thường người Thượng, gọi họ là Mọi hay Những kẻ man rợ. Và từ đó, mâu thuẫn giữa người Thượng và người Kinh lớn dần theo năm tháng.

Năm 1964, một số đơn vị quân đội người Thượng đã tiến hành một cuộc nổi loạn chống lại chính phủ miền Nam Việt Nam. Chính quyền có trụ sở tại Sài Gòn đã buộc người Thượng lấy tên Việt Nam, bãi bỏ hệ thống tòa án của họ, và cấm các phong tục và truyền thống được người Pháp tôn trọng.

Nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho người Thượng sau khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ và Cộng sản lên nắm quyền vào mùa xuân năm 1975.

Tuy nhiên, hoàn cảnh của người Thượng đã thu hút rất ít sự chú ý của giới truyền thông trong những năm gần đây. Một hội nghị chuyên đề gần đây về Việt Nam được tổ chức tại Tòa nhà lưu trữ quốc gia ở Washington, DC, đã trở thành một điểm nhấn về dân tộc thiểu số bị áp bức của đất nước.

Phát biểu trên một diễn đàn tại sự kiện ngày 14 tháng 9 có tựa đề “Trở lại Việt Nam”, Neil Nay, một người Thượng và là người phát ngôn của nhóm, đã mô tả những năm đau khổ của họ dưới sự cai trị của Cộng sản. Trong bài thuyết trình của mình, Nay nói rằng ở Tây Nguyên ngày nay, chế độ cộng sản đang xóa bỏ một cách có hệ thống các truyền thống của người Thượng.

Như ông giải thích, cảnhsát và mật vụ “liên tục theo dõi chúng tôi như những tù nhân.” Hầu hết người Thượng không đủ khả năng gửi con đến trường. Chính phủ Việt Nam coi người Thượng là “kẻ thù lịch sử,” ông nói. Các nhà thờ bị theo dõi và bị buộc tội là các tổ chức chống nhà nước.

Người Thượng từ lâu đã bị mắc kẹt vào những tình huống khó khăn. Trong thời gian 30 năm từ 1945 đến 1975, người Thượng bị tuyển dụng bởi tất cả các bên và chịu mất mát nặng nề.

Sau khi Tổng thống John Kennedy cử các lực lượng đặc biệt đến miền Nam Việt Nam với tư cách là cố vấn vào tháng 5 năm 1961, người Thượng đã hình thành các lực lượng dân quân để hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh chóng chống lại Bắc Việt. Họ cũng giúp ngăn cản sự xâm nhập của quân đội và vật tư Bắc Việt Nam vào miền Nam Việt Nam.

Lực lượng đặc biệt, được gọi là mũ nồi xanh, cung cấp đào tạo và vũ khí cho người Thượng, và nhiều người lính Mỹ đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các bộ lạc.

Theo Nay, người Thượng đã mất hơn 250.000 người trong nhiều trận đánh. Những trận chiến này diễn ra trên khắp vùng cao nguyên, và vào cuối cuộc chiến, nhiều người Thượng cảm thấy bị bỏ rơi bởi tất cả các bên.

Một số người Thượng đã trốn thoát và trở thành người tị nạn ở Campuchia và Thái Lan gần đó và sau đó được đưa sang Mỹ. Tuy nhiên, một số người trong số họ vẫn còn đang bị bắt giữ ở Thái Lan.

Sau khi những người Cộng sản đánh bại miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước năm 1975, cuộc sống trở nên tồi tệ hơn nhiều đối với những người Thượng vốnđã chịu nhiều khổ đau. Một số nhà lãnh đạo sống sót đã bị xử tử. Những người khác đã chết trong cái gọi là trại cải tạo hoặc trong tù.

Người Thượng bị mất tất cả quyền hạn chế nào mà trước đây họ có được. Chế độ cộng sản đã lôi kéo một số người Thượng để chiến đấu về phía họ, hứa sẽ cho họ tự chủ một khi Bắc Việt giành được quyền lực. Điều đó không bao giờ xảy ra.

Khi hàng ngàn người Thượng đã phản đối đàn áp tôn giáo và tịch thu đất đai tổ tiên của họ vào năm 2001 và 2004, quân đội và cảnh sát đã đàn áp khốc liệt.

Đồng thời, người Thượng đã có được sức mạnh mới thông qua tôn giáo. Bắt đầu vào năm 1975, nhiều người trong số họ chuyển đổi sang Kitô giáo.

Để đối phó với những quan ngại quốc tế về sự đàn áp, chính phủ Việt Nam đã thực hiện một vài bước để giải quyết những bất bình của người Thượng.

Vào tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Phạm Văn Khải đã ban hành nghị định theo đó các gia đình người Thượng có thu nhập thấp được nhận đất nông nghiệp hoặc ít nhất 200 mét vuông đất ở.

Chính phủ cũng thông báo sẽ tạm thời đình chỉ việc di cư của người Kinhlên vùng Tây Nguyên.

Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), chính phủ cũng thông qua các quy định mới nhằm cho phép người Thượng được tự do tôn giáo hơn, bao gồm cả việc cấm đoán cưỡng bức niềm tin.

Nghiên cứu HRW tiến hành từ năm 2005 đến 2006 cho thấy các quan chức Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền tự do tôn giáo ở một số vùng của Tây Nguyên. Ví dụ, các cuộc tụ tập Kitô giáo lớn vẫn tiếp tục bị cấm, trừ khi chủ trì bởi những mục sư mà được nhà nước công nhận.

Theo nhiều người Thượng tị nạn thì cho dù phải đối mặt với tra tấn và tù đày, nhiều mục sư và con chiên từ chối từ bỏ tôn giáo của họ.

Ước tính có hơn nửa triệu người Thượng đã qua nhiều năm trở thành người Tin Lành. Một số nhỏ hơn rất nhiều là Công giáo.

Tổng cộng có khoảng 12.000 người tỵ nạn người Thượng đang sống ở Mỹ, hầu hết trong số họ là người Thiên chúa giáo. Nhiều người trong số họ đã được chào đón nồng nhiệt ở tiểu bang miền nam Hoa Kỳ Bắc Carolina.

Nhờ những nỗ lực của hai tổ chức Lutheran Family Services và Catholic Social Services, nhiều người Thượng đã được tái định cư tại các thành phố Charlotte, Greensboro và Raleigh của Bắc Carolina. Theo ông Nay đa số người Thượng ở Mỹ đã tìm được việc làm.

Tuy nhiên, một số người thất nghiệp và đang vật lộn với bệnh tật do sự đối xử khắc nghiệt mà họ nhận được dưới chế độ do Cộng sản lãnh đạo trong thời gian họ vẫn còn ở Việt Nam, Nay nói. Người Thượng không dựa vào phúc lợi trừ khi họ lần đầu tiên đặt chân đến Bắc Carolina.

Đa số người Thượng tỵ nạn tập trung ở Bắc Carolina vì những người bạn của họ thuộc Lực lượng đặc biệt trong Chiến tranh Việt Nam đóng ở Fort Bragg.

 

Dan Southerland là cựu tổngbiên tập của đài Á châu Tự do.