Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 16/10/2018
Một phụ nữ được mời lên đồn công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), sau đó gia đình được thông báo bà đã dùng kéo tự tử khi đang hỏi cung.
Trong khi Công an tỉnh Khánh Hòa đang thụ lý điều tra để làm rõ vụ việc, thì ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ một phụ nữ tử vong khi đến làm việc tại trụ sở công an thị xã.
‘Người phụ nữ này dùng kéo đâm vào mình để tự tử. Anh em công an phát hiện đưa đến bệnh viện nhưng ra máu nhiều quá nên người này đã chết.’
Tại sao một vụ việc trong quá trình điều tra, mà ông Chủ tịch thị xã lại nhanh nhảu kết luận thay cơ quan điều tra như thế? Ai cho phép ông Chủ tịch thị xã kết luận thay vì thông tin?
Trong một diễn biến khác, khi Facebooker Hoàng Khương thông tin về cái chết của ‘em dâu tại trụ sở công an’ thì chưa đầy hai tiếng đồng hồ, bài đăng đó đã bị xóa không còn dấu vết. Điều đáng nói, bài viết không hàm chứa các thông tin gây bất lợi hay cản trở quá trình điều tra của công an đối với sự việc.
Người dân có quyền đặt nghi ngờ là tại sao ông Chủ tịch thị xã lại đưa ra ‘kết luận sớm’ về vụ việc, và tại sao bài đăng tải nhanh chóng bị xóa bỏ. Câu hỏi làm gia tăng nỗi lo về sự lạm quyền, cũng như sự hiện diện của an ninh mạng trong thời kỳ tới. Nó còn khiến cho người dùng Facebook lo lắng rằng, tự do ngôn luận của Facebook trong thời điểm hiện nay và sắp tới sẽ bị hạn chế đến mức tối đa, hay nói cách khác, Facebook bán đứng quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam để đổi lấy những giá trị về thương mại.
Những cái chết bất đắc kỳ tử tại đồn công an không phải là chuyện bịa đặt hay là câu chuyện hiếm, mà xuất hiện nhan nhản tại các tỉnh thành. Nguyên nhân được cho là bệnh thành tích trong phá án dựa trên cơ sở của quyền lực không kiểm soát đối với lực lượng này. Lực lượng này là một đặc trưng của thể chế xã hội chủ nghĩa, nơi mà duy trì một lực lượng mật vụ và cảnh sát để đảm bảo sự tồn tại của thể chế. Tuy nhiên, những quyền lực không kiểm soát cũng khiến cho lực lượng này trở thành ‘hung thần’ trong mắt không ít người dân.
Những cái chết bất đắc kỳ tử trong quá trình hỏi cung ở đồn công an cũng nhắc đến nhân vật Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người từng làm hồ sơ liên quan đến cái chết kiểu này của hàng loạt người dân. Trong tập tài liệu này dẫn dụ công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào ngày 07.11.2013. Tập tài liệu này được báo CAND cho là ‘vu cáo lực lượng công an sử dụng bạo lực, tra tấn’.
Cái chết lần này chưa thực sự có kết luận điều tra, nhưng cũng gây nên một lo ngại rất thực tế mà blogger Phạm Đoan Trang đã chỉ ra, đó là tình trạng phía lực lượng công an làm hết mọi công đoạn trong điều tra và xét xử vụ án. Việc này khiến cho bản án do lực lượng công an gây ra, khi được đưa ra xét xử khiến người dân thấy khó tin về sự công chính.
Trong khi đó, việc lắp camera, vốn được coi là điểm tiến bộ của Bộ luật tố tụng dân sự trong việc ngăn ngừa giảm thiểu các hành vi bức cung vốn rất phổ biến, cũng là cơ sở chặn đứng những cái chết bất đắc kỳ tử tại đồn công an trong thực tế chưa được thực hiện nghiêm túc, ngay cả những khu giam giữ tại thủ đô Hà Nội, như một luật sư nhân quyền từng trải thực tế cho biết.
Trở lại câu chuyện cái chết của người phụ nữ lần này, e ngại lớn nhất của nhiều người dùng mạng xã hội Facebook chính là Facebook bị bịt miệng thực sự. Bài đăng tải bị xóa sau 1 tiếng của Facebooker Hoàng Khương nối tiếp các bài bị xóa trước đó của nhiều Facebooker (vốn là nhà hoạt động, thúc đẩy dân quyền). Facebook vốn là mạng xã hội hữu dụng thúc đẩy liên kết tiếng nói, suy nghĩ người dân và tạo cơ sở cho giám sát cũng như phản biện trong những năm qua giờ đây lại đang bị kiểm soát.
Facebooker Kết Tình Thân khi bình luận trên BBC Vietnamese đã cho rằng: Người ác. Việc ác ở Việt Nam thắng tuyệt đối ở trong nước lẫn quốc tế (Facebook).
Và những cái chết tại đồn công an tiếp tục là điều gây nhức nhối về mặt đạo đức, lương tâm con người và là thách thức với luật pháp, nhân quyền quốc gia.
October 16, 2018
Cái chết tại đồn CA và sự ‘thông đồng’ của Facebook?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ánh Liên, Việt Nam Thời báo, ngày 16/10/2018
Một phụ nữ được mời lên đồn công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), sau đó gia đình được thông báo bà đã dùng kéo tự tử khi đang hỏi cung.
Trong khi Công an tỉnh Khánh Hòa đang thụ lý điều tra để làm rõ vụ việc, thì ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ một phụ nữ tử vong khi đến làm việc tại trụ sở công an thị xã.
‘Người phụ nữ này dùng kéo đâm vào mình để tự tử. Anh em công an phát hiện đưa đến bệnh viện nhưng ra máu nhiều quá nên người này đã chết.’
Tại sao một vụ việc trong quá trình điều tra, mà ông Chủ tịch thị xã lại nhanh nhảu kết luận thay cơ quan điều tra như thế? Ai cho phép ông Chủ tịch thị xã kết luận thay vì thông tin?
Trong một diễn biến khác, khi Facebooker Hoàng Khương thông tin về cái chết của ‘em dâu tại trụ sở công an’ thì chưa đầy hai tiếng đồng hồ, bài đăng đó đã bị xóa không còn dấu vết. Điều đáng nói, bài viết không hàm chứa các thông tin gây bất lợi hay cản trở quá trình điều tra của công an đối với sự việc.
Người dân có quyền đặt nghi ngờ là tại sao ông Chủ tịch thị xã lại đưa ra ‘kết luận sớm’ về vụ việc, và tại sao bài đăng tải nhanh chóng bị xóa bỏ. Câu hỏi làm gia tăng nỗi lo về sự lạm quyền, cũng như sự hiện diện của an ninh mạng trong thời kỳ tới. Nó còn khiến cho người dùng Facebook lo lắng rằng, tự do ngôn luận của Facebook trong thời điểm hiện nay và sắp tới sẽ bị hạn chế đến mức tối đa, hay nói cách khác, Facebook bán đứng quyền tự do ngôn luận của người Việt Nam để đổi lấy những giá trị về thương mại.
Những cái chết bất đắc kỳ tử tại đồn công an không phải là chuyện bịa đặt hay là câu chuyện hiếm, mà xuất hiện nhan nhản tại các tỉnh thành. Nguyên nhân được cho là bệnh thành tích trong phá án dựa trên cơ sở của quyền lực không kiểm soát đối với lực lượng này. Lực lượng này là một đặc trưng của thể chế xã hội chủ nghĩa, nơi mà duy trì một lực lượng mật vụ và cảnh sát để đảm bảo sự tồn tại của thể chế. Tuy nhiên, những quyền lực không kiểm soát cũng khiến cho lực lượng này trở thành ‘hung thần’ trong mắt không ít người dân.
Những cái chết bất đắc kỳ tử trong quá trình hỏi cung ở đồn công an cũng nhắc đến nhân vật Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người từng làm hồ sơ liên quan đến cái chết kiểu này của hàng loạt người dân. Trong tập tài liệu này dẫn dụ công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam đã tham gia ký kết vào ngày 07.11.2013. Tập tài liệu này được báo CAND cho là ‘vu cáo lực lượng công an sử dụng bạo lực, tra tấn’.
Cái chết lần này chưa thực sự có kết luận điều tra, nhưng cũng gây nên một lo ngại rất thực tế mà blogger Phạm Đoan Trang đã chỉ ra, đó là tình trạng phía lực lượng công an làm hết mọi công đoạn trong điều tra và xét xử vụ án. Việc này khiến cho bản án do lực lượng công an gây ra, khi được đưa ra xét xử khiến người dân thấy khó tin về sự công chính.
Trong khi đó, việc lắp camera, vốn được coi là điểm tiến bộ của Bộ luật tố tụng dân sự trong việc ngăn ngừa giảm thiểu các hành vi bức cung vốn rất phổ biến, cũng là cơ sở chặn đứng những cái chết bất đắc kỳ tử tại đồn công an trong thực tế chưa được thực hiện nghiêm túc, ngay cả những khu giam giữ tại thủ đô Hà Nội, như một luật sư nhân quyền từng trải thực tế cho biết.
Trở lại câu chuyện cái chết của người phụ nữ lần này, e ngại lớn nhất của nhiều người dùng mạng xã hội Facebook chính là Facebook bị bịt miệng thực sự. Bài đăng tải bị xóa sau 1 tiếng của Facebooker Hoàng Khương nối tiếp các bài bị xóa trước đó của nhiều Facebooker (vốn là nhà hoạt động, thúc đẩy dân quyền). Facebook vốn là mạng xã hội hữu dụng thúc đẩy liên kết tiếng nói, suy nghĩ người dân và tạo cơ sở cho giám sát cũng như phản biện trong những năm qua giờ đây lại đang bị kiểm soát.
Facebooker Kết Tình Thân khi bình luận trên BBC Vietnamese đã cho rằng: Người ác. Việc ác ở Việt Nam thắng tuyệt đối ở trong nước lẫn quốc tế (Facebook).
Và những cái chết tại đồn công an tiếp tục là điều gây nhức nhối về mặt đạo đức, lương tâm con người và là thách thức với luật pháp, nhân quyền quốc gia.