Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 18/10/2018
Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã phát biểu rằng xây dựng nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm là theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Báo Người Lao Động tường thuật: “Ông Nhân khẳng định vị trí này là thực hiện theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban đầu, TP.HCM dự định đặt nhà hát tại Công viên 23-9 nhưng do nơi đây thường xuyên xảy ra kẹt xe, lại là công viên của người dân. Do đó, TP.HCM quyết định đưa nhà hát về Thủ Thiêm. Trong khi đó, ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các công trình như trung tâm triển lãm, công viên bờ sông, trung tâm tài chính và mới đây TP.HCM đề nghị xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, thực hiện dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại đây tạo sự tương thích về quy hoạch”. [Nguồn: http://bit.ly/2EodD9J]
Thủ Thiêm có phải là lựa chọn phù hợp nhất về đất đai?
Người viết từng được Ban thư ký tòa soạn phân công theo dõi vấn đề quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. Xin gợi ý ông Nguyễn Thiện Nhân nên chọn địa điểm cho dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Có ít nhất là bốn lý do như sau: (1) Củ Chi có hạ tầng đã hoàn chỉnh với đường Xuyên Á khang trang, có bệnh viện Xuyên Á bề thế… giúp hạn chế được kẹt xe khi có chừng trên cả ngàn chiếc xe hơi chở khách đến nhà hát opera thưởng thức hòa nhạc. Khách từ sân bay Tân Sơn Nhất lên thẳng Củ Chi để nghe hòa nhạc cũng tiện hơn so phải đi vào khu trung tâm Sài Gòn, rồi phải băng qua mấy cây cầu để đến bán đảo Thủ Thiêm [*].
(2) Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đặt ở Củ Chi, sẽ có thể mở rộng được lượng ‘khách quý tộc’ của Hoàng gia Campuchia sang từ ngõ cửa khẩu Bến Cầu gần đó; phía lân cận huyện Đức Hòa, Long An, hay tỉnh Bình Dương sang cũng rất gần. (3) Nền đất Củ Chi cao ráo, khỏi sợ mưa ngập.
|
Bí thư thành ủy Tp. HCM Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: TNO |
(4) Phục vụ cho đền ơn đáp nghĩa người dân đất thép thành đồng đã đổ xương máu để gầy dựng chế độ này. Họ cũng được quyền hưởng thụ âm nhạc đỉnh cao Tây phương không thua kém cư dân Thủ Thiêm. Củ Chi còn khu đô thị mới Tây Bắc [**].
Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó chủ tịch UBND TP.HCM. Tin rằng ông cũng biết đến đề xuất của UBND TP.HCM về xây dựng trung tâm hành chính ở huyện Củ Chi, với lý do “để kéo giảm dân số đang “nén” với mật độ quá cao tại khu vực trung tâm hiện hữu; đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất thép Củ Chi từng là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến”. (trích sổ tay phóng viên của người viết về cuộc làm việc ngày 27-3-2017, giữa Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu dẫn đầu giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2016 tại TP.HCM).
Ngoài ra, tạm coi đây là lý do thứ năm, nếu ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra hướng lựa chọn đặt Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại Củ Chi, tin chắc sẽ nhận sự ủng hộ nhiệt tình từ anh em nhà Phạm Nhật Vượng, khi mà Tập đoàn Vingroup đang đổ vốn vào dự án công viên Sài Gòn Safari, nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, có diện tích hơn 485 ha.
Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch: từ góc nhìn những con số
Báo chí đăng rất nhiều bài viết phân tích, phản biện việc không nên chọn Thủ Thiêm để xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch. Cái này chắc thư ký báo chí của ông Bí thư đã tóm tắt báo cáo hàng ngày cho ông rồi.
Ở đây xin nói về những phân tích ‘chưa đăng báo’. Nhà báo chuyên mảng thể thao Đặng Hoàng, bạn của người viết bài đây đã làm phép tính như sau: “1/3 Nhà hát giao hưởng nằm dưới dạ cầu Thủ Thiêm 2; số tiền 200 triệu đồng là giá 1m2 đất ở Thủ Thiêm. Cứ cho tương đương 9.000 USD; 1.500 tỷ đồng cứ cho tương đương 70 triệu USD; 8.000m2 đất Thủ Thiêm đã có giá 72 triệu USD.
Nhà hát xây dựng thì ai được hưởng lợi? Chính các nhà đầu tư đang được giao đất rộng mênh mông ở Thủ Thiêm là sung sướng nhất, vì khi Nhà hát xuất hiện, đây sẽ là một trong những yếu tố làm tăng giá trị đất như sự xuất hiện của bệnh viện, Trường học quốc tế… Cho nên kinh phí xây dựng Nhà hát nên kêu gọi các chủ đầu tư cùng nhau bỏ kinh phí chứ không phải tiền ngân sách hay nói cách khác là tiền, là máu, là mồ hôi, là nước mắt của người dân.
Và nữa, 200 triệu đồng là giá 1m2 sàn. Trong khi đó giá 1m2 căn hộ ở đây dao động từ 80 đến 90 triệu đồng 1m2. Làm bài tính đơn giản, các nhà đầu tư đang được giao đất ở đây, mỗi đơn vị chỉ đầu tư vài trăm tỷ đồng tương đương với vài ngàn m2 vuông đất thì có nghĩa lý gì với họ. Vì sao những con số lạ này lại ngang nhiên mọc trên đầu người dân?
Đặng Hoàng thấy thì nhiều người cùng thấy, nhưng sao những người được quyền quyết định lại không thấy?” [Nguồn: http://bit.ly/2PDFdks]
Thủ tướng có phê duyệt dự án nhà hát ở Thủ Thiêm?
Thủ tướng Võ Văn Kiệt không phê duyệt nội dung quy hoạch nào có phần dự án nhà hát ở Thủ Thiêm. Dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng không thấy. Tuy nhiên liên quan tới ông Nguyễn Tấn Dũng thì cần xem xét lại, vì trong số những văn bản liên quan tới điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm được cho là ‘vượt thẩm quyền’, ông Nguyễn Tấn Dũng có ký một văn bản trên cương vị phó thủ tướng [Nguồn:http://bit.ly/2xwCtye, http://bit.ly/2Pyijeo]
Theo trình bày với báo chí của cựu chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh, thì “Đồ án quy hoạch phát triển Khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm TP.HCM – tháng 5.1995”, gồm 13 bản đồ: Tổng thể thành phố; Hiện trạng kiến trúc đất xây dựng và thoát nước; Hiện trạng giao thông – cấp điện; Hiện trạng cấp nước; Tổng thể mặt bằng; Sơ đồ phân khu chức năng; Quy hoạch giao thông; Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng; Sơ đồ quy hoạch cấp nước; Sơ đồ quy hoạch cáp điện; Sơ đồ quy hoạch thoát nước bẩn; Quy hoạch xây dựng đợt đầu (khu Bắc); Quy hoạch chi tiết khu bắc Thủ Thiêm. [Nguồn: http://bit.ly/2IZ3OO8]
|
KTS Nguyễn Hữu Thái. Ảnh: PLO |
Trong một bài báo chuyên ngành, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái – chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 -1964), cho biết theo thiết kế Quy hoạch của Sasaki Associates, Inc (Mỹ), Thủ Thiêm được chia thành nhiều khu vực, bao gồm: Lõi trung tâm, Khu đa chức năng Đại lộ Đông –Tây, các khu dân cư phía Bắc, phía Đông và khu ngập nước phía Nam.
Khu chức năng số 1 là trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng. Thứ 2 là khu phức hợp mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao, giải trí. Thứ 3 là khu chức năng hỗn hợp bờ Bắc Thủ Thiêm, dưới chân cầu Thủ Thiêm 1. Tiếp đó là khu dân cư hỗn hợp cũng ở phía Bắc Thủ Thiêm. Khu chức năng số 5 bao gồm khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ Đông – Tây và khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông Tây với các công trình thương mại đa chức năng dọc theo đại lộ này và đường Bắc – Nam.
Khu số 6 nằm dọc đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây và kế cận là Bệnh viện quốc tế. Khu thứ 7 nằm ở cực Đông khu Thủ Thiêm bao gồm nhiều chức năng nhỏ như Khu ở phức hợp phía Đông, Khu Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam. Và Khu chức năng số 8, khu ngập nước phía Nam, sẽ là khu vực phát triển sinh thái đa dạng nhất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. [Nguồn:http://bit.ly/2QZrIvV]
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân là tác giả của điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm?
Như phân tích ở trên, trong quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đó được Sasaki Associates, Inc thiết kế hoàn toàn không có hạng mục Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.
Theo tường thuật từ trang điện tử của Thành ủy TP.HCM, thì việc chọn Thủ Thiêm để xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch được Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân vận dụng từ chuyện Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung 2011-2015 của TP.HCM đã có 7 công trình trọng điểm, trong đó có dự án nhà hát này.
“Ban đầu TP.HCM dự định đặt nhà hát tại Công viên 23/9, nhưng do gần 3 tuyến đường giao thông, tiếp cận rất khó, lại là công viên của người dân, do đó, TPHCM quyết định đưa về Thủ Thiêm. Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các công trình như Trung tâm triển lãm, Công viên bờ sông, Trung tâm tài chính và mới đây TP.HCM đề nghị xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TPHCM tại đây sẽ đảm bảo sự tương thích về quy hoạch”. [Nguồn:http://bit.ly/2QSnYfq]
Viện dẫn pháp lý của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chính là Quyết định số 2631/QĐ-TTg, “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 31-12-2013 [Tải văn bản tại: http://bit.ly/2OqjfoB]
Tuy nhiên trong văn kiện pháp lý này, cho biết nếu chọn nơi để phát triển “Trung tâm văn hóa, thể thao”, thì đó phải là “Khu Lịch sử – Văn hóa – Dân tộc tại Quận 9; Thảo cầm viên, vườn thú tại huyện Củ Chi; Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc, Quận 2” (Trích Phần IV.1.d, Quyết định số 2631/QĐ-TTg).
Như vậy, cụm những công trình như “nhà hát, quảng trường Hồ Chí Minh” nếu muốn xây dựng thì phải ở quận 9, Củ Chi; hoặc khu vực Rạch Chiếc, chứ không phải là khu đô thị Thủ Thiêm như lời của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
[*] Hạ tầng đường sá Củ Chi hiện chỉ còn vướng ở nút giao thông lớn nhất kết nối huyện Củ Chi với trung tâm TP.HCM, là nút giao thông vòng xoay An Sương – điểm giao cắt giữa quốc lộ 1A, quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) và đường Trường Chinh.
[**] Khu quy hoạch có diện tích khoảng 6.000 ha gồm một phần diện tích xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn, xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi.
October 18, 2018
Bí thư Thành ủy TP.HCM bất chấp ý kiến của người dân?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trúc Giang, Việt Nam Thời báo, ngày 18/10/2018
Tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã phát biểu rằng xây dựng nhà hát giao hưởng tại Thủ Thiêm là theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt.
Báo Người Lao Động tường thuật: “Ông Nhân khẳng định vị trí này là thực hiện theo quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ban đầu, TP.HCM dự định đặt nhà hát tại Công viên 23-9 nhưng do nơi đây thường xuyên xảy ra kẹt xe, lại là công viên của người dân. Do đó, TP.HCM quyết định đưa nhà hát về Thủ Thiêm. Trong khi đó, ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các công trình như trung tâm triển lãm, công viên bờ sông, trung tâm tài chính và mới đây TP.HCM đề nghị xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, thực hiện dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại đây tạo sự tương thích về quy hoạch”. [Nguồn: http://bit.ly/2EodD9J]
Thủ Thiêm có phải là lựa chọn phù hợp nhất về đất đai?
Người viết từng được Ban thư ký tòa soạn phân công theo dõi vấn đề quy hoạch đô thị và thị trường bất động sản. Xin gợi ý ông Nguyễn Thiện Nhân nên chọn địa điểm cho dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Có ít nhất là bốn lý do như sau: (1) Củ Chi có hạ tầng đã hoàn chỉnh với đường Xuyên Á khang trang, có bệnh viện Xuyên Á bề thế… giúp hạn chế được kẹt xe khi có chừng trên cả ngàn chiếc xe hơi chở khách đến nhà hát opera thưởng thức hòa nhạc. Khách từ sân bay Tân Sơn Nhất lên thẳng Củ Chi để nghe hòa nhạc cũng tiện hơn so phải đi vào khu trung tâm Sài Gòn, rồi phải băng qua mấy cây cầu để đến bán đảo Thủ Thiêm [*].
(2) Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đặt ở Củ Chi, sẽ có thể mở rộng được lượng ‘khách quý tộc’ của Hoàng gia Campuchia sang từ ngõ cửa khẩu Bến Cầu gần đó; phía lân cận huyện Đức Hòa, Long An, hay tỉnh Bình Dương sang cũng rất gần. (3) Nền đất Củ Chi cao ráo, khỏi sợ mưa ngập.
(4) Phục vụ cho đền ơn đáp nghĩa người dân đất thép thành đồng đã đổ xương máu để gầy dựng chế độ này. Họ cũng được quyền hưởng thụ âm nhạc đỉnh cao Tây phương không thua kém cư dân Thủ Thiêm. Củ Chi còn khu đô thị mới Tây Bắc [**].
Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là phó chủ tịch UBND TP.HCM. Tin rằng ông cũng biết đến đề xuất của UBND TP.HCM về xây dựng trung tâm hành chính ở huyện Củ Chi, với lý do “để kéo giảm dân số đang “nén” với mật độ quá cao tại khu vực trung tâm hiện hữu; đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đất thép Củ Chi từng là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến”. (trích sổ tay phóng viên của người viết về cuộc làm việc ngày 27-3-2017, giữa Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu dẫn đầu giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2016 tại TP.HCM).
Ngoài ra, tạm coi đây là lý do thứ năm, nếu ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra hướng lựa chọn đặt Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch tại Củ Chi, tin chắc sẽ nhận sự ủng hộ nhiệt tình từ anh em nhà Phạm Nhật Vượng, khi mà Tập đoàn Vingroup đang đổ vốn vào dự án công viên Sài Gòn Safari, nằm trên địa bàn 2 xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng thuộc huyện Củ Chi, có diện tích hơn 485 ha.
Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch: từ góc nhìn những con số
Báo chí đăng rất nhiều bài viết phân tích, phản biện việc không nên chọn Thủ Thiêm để xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch. Cái này chắc thư ký báo chí của ông Bí thư đã tóm tắt báo cáo hàng ngày cho ông rồi.
Ở đây xin nói về những phân tích ‘chưa đăng báo’. Nhà báo chuyên mảng thể thao Đặng Hoàng, bạn của người viết bài đây đã làm phép tính như sau: “1/3 Nhà hát giao hưởng nằm dưới dạ cầu Thủ Thiêm 2; số tiền 200 triệu đồng là giá 1m2 đất ở Thủ Thiêm. Cứ cho tương đương 9.000 USD; 1.500 tỷ đồng cứ cho tương đương 70 triệu USD; 8.000m2 đất Thủ Thiêm đã có giá 72 triệu USD.
Nhà hát xây dựng thì ai được hưởng lợi? Chính các nhà đầu tư đang được giao đất rộng mênh mông ở Thủ Thiêm là sung sướng nhất, vì khi Nhà hát xuất hiện, đây sẽ là một trong những yếu tố làm tăng giá trị đất như sự xuất hiện của bệnh viện, Trường học quốc tế… Cho nên kinh phí xây dựng Nhà hát nên kêu gọi các chủ đầu tư cùng nhau bỏ kinh phí chứ không phải tiền ngân sách hay nói cách khác là tiền, là máu, là mồ hôi, là nước mắt của người dân.
Và nữa, 200 triệu đồng là giá 1m2 sàn. Trong khi đó giá 1m2 căn hộ ở đây dao động từ 80 đến 90 triệu đồng 1m2. Làm bài tính đơn giản, các nhà đầu tư đang được giao đất ở đây, mỗi đơn vị chỉ đầu tư vài trăm tỷ đồng tương đương với vài ngàn m2 vuông đất thì có nghĩa lý gì với họ. Vì sao những con số lạ này lại ngang nhiên mọc trên đầu người dân?
Đặng Hoàng thấy thì nhiều người cùng thấy, nhưng sao những người được quyền quyết định lại không thấy?” [Nguồn: http://bit.ly/2PDFdks]
Thủ tướng có phê duyệt dự án nhà hát ở Thủ Thiêm?
Thủ tướng Võ Văn Kiệt không phê duyệt nội dung quy hoạch nào có phần dự án nhà hát ở Thủ Thiêm. Dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng không thấy. Tuy nhiên liên quan tới ông Nguyễn Tấn Dũng thì cần xem xét lại, vì trong số những văn bản liên quan tới điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm được cho là ‘vượt thẩm quyền’, ông Nguyễn Tấn Dũng có ký một văn bản trên cương vị phó thủ tướng [Nguồn:http://bit.ly/2xwCtye, http://bit.ly/2Pyijeo]
Theo trình bày với báo chí của cựu chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh, thì “Đồ án quy hoạch phát triển Khu trung tâm thành phố mới Thủ Thiêm TP.HCM – tháng 5.1995”, gồm 13 bản đồ: Tổng thể thành phố; Hiện trạng kiến trúc đất xây dựng và thoát nước; Hiện trạng giao thông – cấp điện; Hiện trạng cấp nước; Tổng thể mặt bằng; Sơ đồ phân khu chức năng; Quy hoạch giao thông; Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng; Sơ đồ quy hoạch cấp nước; Sơ đồ quy hoạch cáp điện; Sơ đồ quy hoạch thoát nước bẩn; Quy hoạch xây dựng đợt đầu (khu Bắc); Quy hoạch chi tiết khu bắc Thủ Thiêm. [Nguồn: http://bit.ly/2IZ3OO8]
Trong một bài báo chuyên ngành, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái – chủ tịch đầu tiên của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963 -1964), cho biết theo thiết kế Quy hoạch của Sasaki Associates, Inc (Mỹ), Thủ Thiêm được chia thành nhiều khu vực, bao gồm: Lõi trung tâm, Khu đa chức năng Đại lộ Đông –Tây, các khu dân cư phía Bắc, phía Đông và khu ngập nước phía Nam.
Khu chức năng số 1 là trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng. Thứ 2 là khu phức hợp mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao, giải trí. Thứ 3 là khu chức năng hỗn hợp bờ Bắc Thủ Thiêm, dưới chân cầu Thủ Thiêm 1. Tiếp đó là khu dân cư hỗn hợp cũng ở phía Bắc Thủ Thiêm. Khu chức năng số 5 bao gồm khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ Đông – Tây và khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông Tây với các công trình thương mại đa chức năng dọc theo đại lộ này và đường Bắc – Nam.
Khu số 6 nằm dọc đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây và kế cận là Bệnh viện quốc tế. Khu thứ 7 nằm ở cực Đông khu Thủ Thiêm bao gồm nhiều chức năng nhỏ như Khu ở phức hợp phía Đông, Khu Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam. Và Khu chức năng số 8, khu ngập nước phía Nam, sẽ là khu vực phát triển sinh thái đa dạng nhất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. [Nguồn:http://bit.ly/2QZrIvV]
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân là tác giả của điều chỉnh quy hoạch Thủ Thiêm?
Như phân tích ở trên, trong quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau đó được Sasaki Associates, Inc thiết kế hoàn toàn không có hạng mục Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch.
Theo tường thuật từ trang điện tử của Thành ủy TP.HCM, thì việc chọn Thủ Thiêm để xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch được Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Thiện Nhân vận dụng từ chuyện Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung 2011-2015 của TP.HCM đã có 7 công trình trọng điểm, trong đó có dự án nhà hát này.
“Ban đầu TP.HCM dự định đặt nhà hát tại Công viên 23/9, nhưng do gần 3 tuyến đường giao thông, tiếp cận rất khó, lại là công viên của người dân, do đó, TPHCM quyết định đưa về Thủ Thiêm. Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm có các công trình như Trung tâm triển lãm, Công viên bờ sông, Trung tâm tài chính và mới đây TP.HCM đề nghị xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch TPHCM tại đây sẽ đảm bảo sự tương thích về quy hoạch”. [Nguồn:http://bit.ly/2QSnYfq]
Viện dẫn pháp lý của Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chính là Quyết định số 2631/QĐ-TTg, “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 31-12-2013 [Tải văn bản tại: http://bit.ly/2OqjfoB]
Tuy nhiên trong văn kiện pháp lý này, cho biết nếu chọn nơi để phát triển “Trung tâm văn hóa, thể thao”, thì đó phải là “Khu Lịch sử – Văn hóa – Dân tộc tại Quận 9; Thảo cầm viên, vườn thú tại huyện Củ Chi; Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc, Quận 2” (Trích Phần IV.1.d, Quyết định số 2631/QĐ-TTg).
Như vậy, cụm những công trình như “nhà hát, quảng trường Hồ Chí Minh” nếu muốn xây dựng thì phải ở quận 9, Củ Chi; hoặc khu vực Rạch Chiếc, chứ không phải là khu đô thị Thủ Thiêm như lời của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.
Chú thích:
[*] Hạ tầng đường sá Củ Chi hiện chỉ còn vướng ở nút giao thông lớn nhất kết nối huyện Củ Chi với trung tâm TP.HCM, là nút giao thông vòng xoay An Sương – điểm giao cắt giữa quốc lộ 1A, quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) và đường Trường Chinh.
[**] Khu quy hoạch có diện tích khoảng 6.000 ha gồm một phần diện tích xã Tân Thới Nhì huyện Hóc Môn, xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, thị trấn Củ Chi và xã Phước Hiệp thuộc huyện Củ Chi.