Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị tòa phúc thẩm giữ y án 20 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử diễn ra vào sáng ngày 18 tháng 10 tại Nghệ An.
Luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TPHCM nhận bào chữa cho ông Lê Đình Lượng tại phiên phúc thẩm trả lời Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng phiên tòa chỉ diễn ra trong khoảng 3 tiếng với lý do là Viện Kiểm sát (VKS) không mặn mà tranh luận và cũng không triệu tập 2 nhân chứng đã phản cung ở phiên sơ thẩm.
“Ông Lượng vẫn không nhận tội và không khai báo gì, tòa sẽ công bố những lời khai. Do phiên tòa lần này họ không triệu tập 2 nhân chứng nữa và cũng không chiếu những clip về quá trình cơ quan điều tra lấy lời khai nên thời gian ngắn đi rất là nhiều.
Cái thứ hai là sự đối đáp qua lại của luật sư và VKS rất là hời hợt. Bên VKS họ hầu như là tranh luận cho có, rất nhẹ nhàng và không gay gắt, cho nên mặc dù chúng tôi đã rất nhiệt thành tranh luận nhưng cũng như đấm vào thinh lặng vậy. Cho nên phiên tòa đã kết thúc rất là sớm!”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho biết thêm, lời nói sau cùng của ông Lượng trước khi tòa nghị án đã làm luật sự thực sự rất cảm động.
Nguyên văn lời ông Lê Đình Lượng nói như sau: “Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ.”
Trước phiên tòa một ngày , tổ chức Theo dõi Nhân quyền – Human Rights Watch ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam hủy bỏ bản án hà khắc 20 năm đối với nhà hoạt động dân chủ và môi trường Lê Đình Lượng.
Human Rights Watch cho rằng đây là cơ hội để tòa án sửa chữa sai lầm bằng cách phân biệt giữa việc chỉ trích chính phủ với những đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, và bảo vệ quyền tự do biểu đạt của con người.
Ông Lê Đình Lượng, năm nay 53 tuổi, từng là cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc.
Ông bị bắt vào tháng 7 năm 2017 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam khi trước đó ông có nhiều hoạt động hỗ trợ nạn nhân Formosa cũng như xuống đường phản đối việc công ty Đài Loan này xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, mặc dù trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và phúc phẩm, ông Lê Đình Lượng đã không thừa nhận hành vi của mình, tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu chứng cứ, lời khai của nhân chứng, Hội đồng xét xử nhận thấy đủ căn cứ xác định ông Lê Đình Lượng là người hoạt động tích cực của tổ chức Việt Tân tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vì vậy theo hãng thông tấn Quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam cho rằng bản án đối với ông Lê Đình Lượng là bài học, lời cảnh tỉnh cho những ai còn có âm mưu chống phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
Hai nhân chứng đã phản cung tại phiên tòa sơ thẩm và không được triệu tập đến phiên phúc thẩm theo yêu cầu là tù nhân Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng. Thân nhân của cả hai tù nhân trẻ này cho biết sau khi phản cung tại phiên sơ thẩm, hai anh Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng bị đánh đập trong tù.
Anh Nguyễn Văn Hóa hiện đang phải thụ án 7 năm tù giam và anh Nguyễn Viết Dũng 6 năm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88’ Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.
October 19, 2018
Tòa phúc thẩm y án 20 năm tù đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị tòa phúc thẩm giữ y án 20 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử diễn ra vào sáng ngày 18 tháng 10 tại Nghệ An.
Luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TPHCM nhận bào chữa cho ông Lê Đình Lượng tại phiên phúc thẩm trả lời Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại rằng phiên tòa chỉ diễn ra trong khoảng 3 tiếng với lý do là Viện Kiểm sát (VKS) không mặn mà tranh luận và cũng không triệu tập 2 nhân chứng đã phản cung ở phiên sơ thẩm.
“Ông Lượng vẫn không nhận tội và không khai báo gì, tòa sẽ công bố những lời khai. Do phiên tòa lần này họ không triệu tập 2 nhân chứng nữa và cũng không chiếu những clip về quá trình cơ quan điều tra lấy lời khai nên thời gian ngắn đi rất là nhiều.
Cái thứ hai là sự đối đáp qua lại của luật sư và VKS rất là hời hợt. Bên VKS họ hầu như là tranh luận cho có, rất nhẹ nhàng và không gay gắt, cho nên mặc dù chúng tôi đã rất nhiệt thành tranh luận nhưng cũng như đấm vào thinh lặng vậy. Cho nên phiên tòa đã kết thúc rất là sớm!”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho biết thêm, lời nói sau cùng của ông Lượng trước khi tòa nghị án đã làm luật sự thực sự rất cảm động.
Nguyên văn lời ông Lê Đình Lượng nói như sau: “Việc tôi làm lịch sử sẽ phán xét! Tôi rất vui lòng ở trong lao tù nếu như đất nước tôi lớn lên, có tự do, dân chủ.”
Trước phiên tòa một ngày , tổ chức Theo dõi Nhân quyền – Human Rights Watch ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam hủy bỏ bản án hà khắc 20 năm đối với nhà hoạt động dân chủ và môi trường Lê Đình Lượng.
Human Rights Watch cho rằng đây là cơ hội để tòa án sửa chữa sai lầm bằng cách phân biệt giữa việc chỉ trích chính phủ với những đe dọa thực sự đối với an ninh quốc gia, và bảo vệ quyền tự do biểu đạt của con người.
Ông Lê Đình Lượng, năm nay 53 tuổi, từng là cựu chiến binh quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc.
Ông bị bắt vào tháng 7 năm 2017 với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam khi trước đó ông có nhiều hoạt động hỗ trợ nạn nhân Formosa cũng như xuống đường phản đối việc công ty Đài Loan này xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, mặc dù trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm và phúc phẩm, ông Lê Đình Lượng đã không thừa nhận hành vi của mình, tuy nhiên, trên cơ sở tài liệu chứng cứ, lời khai của nhân chứng, Hội đồng xét xử nhận thấy đủ căn cứ xác định ông Lê Đình Lượng là người hoạt động tích cực của tổ chức Việt Tân tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vì vậy theo hãng thông tấn Quốc gia, trực thuộc Chính phủ Việt Nam cho rằng bản án đối với ông Lê Đình Lượng là bài học, lời cảnh tỉnh cho những ai còn có âm mưu chống phá, đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân.
Hai nhân chứng đã phản cung tại phiên tòa sơ thẩm và không được triệu tập đến phiên phúc thẩm theo yêu cầu là tù nhân Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng. Thân nhân của cả hai tù nhân trẻ này cho biết sau khi phản cung tại phiên sơ thẩm, hai anh Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng bị đánh đập trong tù.
Anh Nguyễn Văn Hóa hiện đang phải thụ án 7 năm tù giam và anh Nguyễn Viết Dũng 6 năm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88’ Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.